Nhãn

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Thơ Lê Hoài Nguyên (Thái Kế Toại)

Lại viết về Nhân Dân

Lê Hoài Nguyên
                Họ tên thực : THÁI KẾ TOẠI
                Bút danh: Lê Hoài Nguyên, Nguyên Phong .
                Nguyên Đại tá công an, công tác tại A25.
                Giám đốc điện ảnh Công an Nhân dân.


T
ôi đi tìm anh
Nhà thơ
Đã gần nửa thế kỷ véo von
Véo von ca về nhân dân anh hùng
Véo von ca về khẩu AK, về màu máu đỏ
Đỏ hào quang cho những trang thơ.

Biết anh
Đẻ ra từ ổ rơm
Ăn khoai lang, ngô, sắn
Nhưng hôm nay nhà cao cửa rộng
Làm thơ trong buồng máy lạnh.
Đi thực tế ngủ trong khách sạn.

Bây giờ các anh ở đâu
Những nhà thơ từng tự nhận mình là con đẻ của nhân dân?

*****

Vẫn những câu thơ véo von
Véo von về ngực nở con gái dậy thì
Véo von về hơi thở cánh đồng
Véo von về cánh ong bay
Véo von về con đường hạnh phúc...

Trên các trang thơ chết lâm sàng
Các câu thơ véo von đầy mùi tử khí
Một cái thây đang thối rữa
Lạnh tanh khi dân bị cướp nhà, bị đánh chết
Lặng im khi trẻ em chết đuối tập thể
Bà mẹ già 30 năm hành khất ăn xin
Lặng im khi ngoại bang xông vào cướp biển bắn chết dân lành
Khi người biểu tình vì Hoàng Sa, Trường Sa mà bị bắt
Cười khẩy vì những bài thơ yêu nước thật
Đeo vòng hoa cho những bài thơ yêu nước giả
Lại về úp mặt vào sông quê
Hát mê man ký ức tuổi thơ...

*****

Chúng tôi - Nhân dân.
Đã no chán những bài hát câu thơ nhạt suông, trống rỗng
Ủ mùi lừa đảo
Đang thèm khát ánh sáng và sự thật
Thèm cơm ăn và áo mặc
Thèm cái miệng tự do...

Chúng tôi
Những cuộc cách mạng bị phản bội
Bị tước đoạt mảnh đất cắm dùi
Bị tước đoạt quyền suy nghĩ làm người

Cái gì
Biến những đứa con của chính chúng tôi
Những đứa con được chở che  trong hầm bí mật
Thành những con quỷ đỏ thời nay?

Chúng tôi có tội vì ảo tưởng
Đã hy sinh cả đời mình cho một lý tưởng
Đã bỏ  máu xương cho một bè lũ
Đóng thuế nuôi béo một lũ lừa mị, ma giáo, phản thùng...

*****

Hãy viết lại chúng tôi đi
Một nửa mặt địa cầu u tối
Một nửa mặt địa cầu đói rét
Hãy viết lại chúng tôi đi
Hèn nhát và sợ hãi
Tăm tối và u mê
Chúng tôi man rợ
Cắn xé lẫn nhau
Ăn thịt lẫn nhau
Đi làm đĩ điếm
Làm vợ những thằng đàn ông què quặt nước ngoài...

Kẻ bán thân cho cầm quyền
Kẻ tàn sát các cánh rừng
Quyết bắn chết con tê giác cuối cùng
Bị đẩy vào cuối con đường sống.

"Văn hóa" Thằng - Con

“Văn hoá” Thằng – Con

Người bán báo

Đọc bài của cụ Lê Hiền Đức trên trang Bauxite Việt Nam vài ba ngày trước đây, tôi thấy cụ cứ trăn trở mãi một điều, ai là người đã tạo ra những "sản phẩm" như kiểu cô Quỳnh Anh ăn nói vô lễ như vậy với dân? Thì tôi xin chỉ ra hai người đã có công dậy dỗ cái lớp người như cô Quỳnh Anh thành những con người như thế.
Người thứ nhất là “Sách giáo khoa”. Sách giáo khoa đã dạy họ ngay từ bậc tiểu học. Những năm đất nước còn chia cắt làm hai miền, thì tất cả các sách giáo khoa bậc tiểu học đều nhan nhản những bài học như thế. Ví dụ, trong bài tập toán, chúng ta đọc được những dòng sau đây: “Trong một trận càn, bọn lính ngụy đã gặp sức đánh trả dũng cảm của các đội nữ du kích, chị A giết được 5 thằng, chị B giết được 3 thằng, chị C giết được con thư ký mang điện đài. Hỏi đội nữ du kích đã tiêu diệt được bao nhiêu tên địch?”. Những em bé được tiếp nhận cái “văn hoá” thằng – con hồi đó bây giờ đã là thầy cô giáo, là hiệu trưởng, thứ trưởng, bộ trưởng và đủ các thứ ủy viên ngày nay. Họ chính là người dạy dỗ cho các lớp thanh thiếu niên ngày nay cái “văn hoá” ứng xử vô luân ấy.
Người thứ hai là một lớp quan chức rất đông đảo. Tôi xin đơn cử một ví dụ: trong một hội nghị ở một cấp kha khá, chính tai tôi được nghe một ông rất lớn trong Đảng có tên là N… nói chuyện về tình hình đấu tranh tư tưởng trong nội bộ, ông nói rành rẽ từng lời như sau: “…Thằng Trần Xuân Bách, tay Trần Độ, con Dương Thu Hương, tên Lý Chánh Trung…” và một đoạn xỉ vả rất dài sau đó.

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Lục bát Tân Quảng

 Đập cổ kính ra tìm lấy bóng...

(Nhân đọc tập thơ  lục bát "Lá nhú chân chim", NXB Hội Nhà văn 2010 của Tân Quảng)          
  Đặng Văn Sinh


L
ục bát Tân Quảng là thơ của một anh thợ cày, nên mọi cảm hứng nghệ thuật đều xoay quanh thân phận người nông dân. Có điều cần phải hiểu nội hàm từ "nông dân" thời hiện đại hầu như đã bị chuyển dịch, khác với người nông dân trong ca dao truyền thống, cho dù cả hai đều là đối tượng thẩm mỹ, đồng thời cũng là chủ thể sáng tạo qua cái tôi trữ tình. Đó là cái tôi thấm đẫm lối tư duy trực cảm mang đậm dấu ấn đặc trưng dân tộc nông canh trong không gian văn hóa làng xã với cả những mặt khuyết tật của nó.
Nếu làm phép so sánh, thì tạm thời có thể xem lục bát truyền thống và lục bát Tân Quảng nằm trên hai mặt phẳng lệch nhau nhưng cùng được phóng chiếu trên mặt phẳng vuông góc. Qua sự phóng chiếu trong không gian ba chiều, người ta dễ dàng tìm ra sự tương đồng và dị biệt, từ đó có thể rút ra những đặc điểm phong cách, hay nói quá lên một chút là thi pháp lục bát của nhà thơ xứ Kinh Bắc có mái tóc rất nghệ sĩ này.

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Tướng đi đêm

Tướng đi đêm

Trần Nhu.
Tặng bà Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

N
gày 19 tháng 5, trong khi mọi người đang uống rượu sâm-banh ở dinh Chủ tịch mừng sinh nhật bác Hồ, thì ở nhà riêng, Lê Đức Thọ gọi điện thoại cho em ruột của y là Mai Chí, Đại tướng ngành Công an, bộ trưởng Bộ Nội Vụ, yêu cầu hắn liên lạc với tướng Võ Nguyên Giáp, về việc chuẩn bị đi sứ sang nước Tầu.
Trong khi Giáp đang điên đầu về cái chết của hai viên Đại tướng là Lê Trọng Tấn, và Hoàng Văn Thái, cùng với việc mật vụ của anh em Thọ bắt bớ hàng loạt các sĩ quan cao cấp trong Bộ Quốc Phòng, Bộ Tổng Tham Mưu. Tinh thần tướng Giáp xuống thấp một cách tệ hại. Mấy đêm qua ông không ngủ. Ông lấy thuốc an thần uống một liều cực nặng "ba viên" định vào giường nghỉ, thì lại có tiếng chuông điện thoại reo rát tai. Ông cầm ống nghẹ Đầu bên kia, vẫn giọng nói quen thuộc. Mặc dù biết nó đấy! Ông vẫn hỏi:
- Ai? Xin cho biết quý danh?
Đầu bên kia:
- A lộ.. Kính chào Đại tướng, tôi Mai Chí Thọ đây.
- À! Ra ông Bộ trưởng.
- Đại tướng khỏe chứ?
- Vẫn thường thôi.
- Tôi có việc cần muốn thảo luận với Đại tướng.
- Có việc gì, xin ông cứ nói thẳng?
- Vâng, thưa Đại tướng: theo yêu cầu của Bộ Chính Trị, muốn Đại tướng qua thăm hữu nghị Bắc Kinh, nhân dịp họ tổ chức Thế Vận Hội Á Châu.

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

Tôi muốn kiện Brazil...

Tôi muốn kiện Brazil ra Liên Hợp Quốc

Nguyễn Tường Thuỵ

Hôm nay nhận được tin anh
Không tin được dù đó là sự thật.
Tự nhiên mình nhớ đến mấy câu thơ của Giang Nam khi thấy TTXVN đưa tin bác Trọng phải hủy chuyến đi thăm Brazil. Chỉ cần thay chữ “em” trong câu thơ bằng chữ “anh” là đủ để nói lên tâm trạng của mình. Sự đột ngột gần giống với tâm trạng của tác giả bài thơ “Nhớ con sông quê hương”. Ba Sàm thì thốt lên đau đớn: “Tin sét đánh”.
Thật chả ra làm sao. Tự nhiên mình ghét thêm cái thằng tư bản, nó cũng lật lọng như gì, thế mà bảo dân chủ của nó kém mình một vạn lần, vẫn có đứa bênh được mới lạ.
Ừ thì cứ cho là tôi gợi ý cho anh mời đi. Ai bảo anh nể tôi mà mời. Anh đã mời, tức là trước bàn dân thiên hạ họ chỉ biết là anh mời tôi chứ họ quan tâm gì đến chuyện mời tự nguyện hay mời do nể.

Thăm thẳm non sông...

 Thăm thẳm non sông một kiếp người

         Đặng Văn Sinh

Với Nguyễn Trân Trân, thơ là một cái gì mang màu sắc thần bí, mà những tín đồ của nó, nếu không đủ tỉnh táo sẽ lạc vào mê hồn trận của thứ "đạo" tự kỷ ám thị. Hơn thế nữa, thơ tuy là thể loại văn học tao nhã, sang trọng, nhưng cũng có thể mua bán được như các mặt hàng thông thường ngoài chợ trời. Quan niệm về thi ca thời mở cửa của một bác sĩ thú y ở vào cái tuổi quá niên trạc ngoại thất tuần này thật chẳng giống ai. Tôi quý ông là chính bởi những ý tưởng độc đáo ấy, mặc dù, đôi lúc cũng thấy chạnh lòng cho khách văn chương.
Nguyễn Trân Trân "chơi" thơ nhưng không coi đó là mục đích của đời mình. Ông làm thơ bằng...tay trái, trong khi tay phải, thế mạnh của vị doctor đa tài này lại dùng để chữa...trâu, cứu cho hàng ngàn bà con nông dân những bàn thua hàng chục triệu.
Hóa ra quan niệm của ông ngày càng đúng khi mà thị trường thơ đang ở vào thời kỳ tiền khủng hoảng. "Thi hữu" của đủ loại câu lạc bộ đua nhau mọc lên như nấm mùa xuân. Mỗi năm có hàng vạn tập "văn vần" hoặc "tấu thi" được xuất xưởng từ những nhà  xuất bản danh giá. Có không ít ấn phẩm dày cả gang tay kèm theo phần trích ngang cùng ảnh màu chân dung tác giả. "Nhà" nào cũng comples, cravate bảnh chọe với gương mặt đầy vẻ tự mãn.
Sở dĩ tôi lan man đôi chút là để nhấn mạnh một điều, Nguyễn Trân Trân yêu thơ nhưng không coi thơ là canh bạc để rồi đặt cược cả cuộc đời vào đó. Thơ, dù sang trọng nhưng không phải là tất cả. Nó cũng có thể thành yêu ma khi mà người ta tước đi mất phần hồn, biến nó thành công cụ đánh bóng cho nhân cách văn hóa nhếch nhác . Loại thơ ấy chính là thơ "loạn", bởi ai cũng có thể làm được, chẳng ai phục ai, cãi nhau loạn xà ngầu, vì thơ không còn chuẩn mực, tạo ra một thứ "văn chương ba rọi", làm ô nhiễm môi trường .

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

Dương Thị Nhụn và văn hóa tâm linh...



Dương Thị Nhụn* và văn hóa tâm linh
         trong "Thuyền nghiêng"

                                                                          Đặng Văn Sinh

  L
à tiểu thuyết đầu tay, nhưng "Thuyền nghiêng"** của Dương Thị Nhụn được xem như một tác phẩm văn xuôi viết khá chuyên nghiệp. Tính chuyên nghiệp ở đây không chỉ dừng lại ở nội dung phản ánh hoặc hình thức biểu hiện mà nó dường như đã đạt đến độ cân đối khi tác giả xác lập được một tiêu chí thẩm mỹ của riêng mình. Tiêu chí này có chức năng điều tiết những suy nghĩ và hành động các nhân vật chính cùng những mối liên kết đa dạng chung quanh việc xây dựng ngôi nhà thờ họ Hoàng ở làng Đông Phong.
Mạch truyện của "Thuyền nghiêng" vận hành theo trình tự thời gian tuyến tính. Các sự kiện thường diễn ra bởi hành vi của một hoặc một nhóm nhân vật đóng vai trò thủ lĩnh (Vấn, Tố...) Phía sau họ là "nhóm  phụ thuộc" (Hình, Tấn, Công, May...). Suy nghĩ và hành vi nhân vật luôn phát triển theo logic cổ điển, nhưng cứ đến đoạn cao trào tác giả lại sử dụng hồi ức, nghĩa là mạch văn đột ngột rẽ ngang, kể về một giai đoạn hoặc toàn bộ phần đời thuộc về quá khứ. Các nhân vật chính trong truyện như Tấn, Húng, Hình, Hãn, Vớ... đều có chung đặc điểm này.

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

Giới thiệu tuyển tập Nguyễn Đào Trường

Giới thiệu tuyển tập Nguyễn Đào Trường

Đào Thái Văn

C
uối tháng 2 năm 2012, nhà thơ Nguyễn Đào Trường, hội viên Hội VHNT Hải Dương, vừa ra mắt tập sách "Lũ bến Hàn Giang" dày 360 trang, giấy đẹp, bìa cứng, khổ 14,5x 20,5, do NXB Hội Nhà văn ấn hành. Đây được xem như một tuyển tập Nguyễn Đào Trường gồm những tác phẩm thơ, văn xuôi, dịch thuật và tạp văn được ông sáng tác trong thời gian từ những năm tám mươi của thế kỷ XX đến nay.
Nguyễn Đào trường tuổi Ất Hợi (1935, đã ở tuổi 78) tại Nhân Kiệt, Hùng Thắng, Bình Giang, Hải Dương, là hậu duệ đời thứ chín Chuẩn Quận công Nguyễn Đức Nhuận, từng có huân công với triều Lê Trung hưng (hiện tại khu lăng mộ hoành tráng của cụ vẫn còn tại thôn Đạo Khê, xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Nguyễn Đào trường là viên chức ngành đường sắt hồi hưu, CCB Quân đội Nhân dân Việt Nam, hiện đang cư trú tại 65 Đinh Văn Tả, thành phố Hải Dương.

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

Thật may cho anh chàng AQ

Thật may cho anh chàng AQ

Phan Tất Thành

S
ự hèn nhát và chỉ cần thắng lợi tinh thần là đủ, khi còn thò lò mũi xanh tôi đã biết ở Trung Quốc có một hình tượng trong văn học, một điển hình mà người ta từng cho rằng đó là đặc trưng của người Trung Quốc. Thế là vì mê văn Lỗ Tấn nên tôi tin rằng đó là đặc trưng, đặc thù, đặc gì gì nữa duy nhất của Trung Quốc mà trên thế gian này không nơi nào có. Mày tát tao như mày tát bố mày – tư tưởng ấy đã mang lại thắng lợi tinh thần cho AQ.

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

Truyện ngắn Vương Hằng Tích

Mẹ điên
Vương Hằng Tích (Trung Quốc)

Chuyện “Vừa đọc vừa khóc” hay Mẹ điên của tác giả Vương Hằng Tích gần như ghi lại những sự kiện có thật, được xếp vào dạng “tiểu thuyết ghi chép thật” (ký thực tiểu thuyết), nhân vật chính là gia đình người cậu của tác giả .
Vương Hằng Tích là người dân tộc, nhà nghèo đói, thất học, học gần hết THCS thì năm 1985 rời khu tự trị tỉnh Hồ Bắc ra đi kiếm việc khi 15 tuổi, làm mọi việc cửu vạn rồi đi học nấu ăn, tự mày mò viết văn, chủ yếu là viết tản văn, ghi chép, tự truyện lặt vặt. Năm 1998, Vương Hằng Tích được kết nạp vào hiệp hội nhà văn Hồ Bắc, là nhà văn mang thân phận “kẻ làm thuê công nhật” đầu tiên của Hồ Bắc. Năm 1999, anh cũng được tuyên dương là một trong mười lao động trẻ xuất sắc của tỉnh Hồ Bắc, và sau đó, anh rời dao thớt cùng bếp lò để được ngồi vào một văn phòng làm biên tập viên, thật sự là vinh hạnh mà Vương Hằng Tích (VHT) không thể ngờ tới.
 “Mẹ điên” chính là mợ (vợ của cậu) của VHT. Cậu VHT hơi bị lẩn thẩn, vừa nghèo vừa xấu vừa dốt, mãi không có vợ. Mợ không rõ từ đâu dạt tới, mợ vừa câm vừa điên, về làng rồi thành mợ của VHT. Nhưng mợ điên ăn rất nhiều, cơn điên tới thì đổ cơm vào thùng rác, hay bị mẹ chồng mắng, có lần mợ điên bị mẹ chồng (bà ngoại của VHT) đánh đau quá, đã cầm dao chém mẹ chồng gần chết. Rồi mợ điên đẻ con trai, nhưng đêm ngủ đè chết con, nên bị cả nhà đuổi đi. Từ đó, trên hòn đá đầu thôn, có một con điên cứ ngồi trên hòn đá đầu mộ, khóc ti tỉ cho đứa con đã chết.
 “Mẹ điên” trong đời thật đã lưu lạc khắp nơi, tổng cộng làm vợ cho mấy nhà, mỗi lần đều đẻ ra được một thằng con trai xong bị nhà đó đuổi đi. Mỗi lần bị đuổi “mợ điên” đều qùy khóc mãi trước cửa nhà người ta, không chịu đi. Sau đó vài năm, “mợ điên” muốn gặp những đứa con mình đã sinh ra, nhưng đều bị mấy gia đình kia đuổi đi không cho gặp. Kết cục, có lần quá đói, hái đào dại ăn, “mợ điên” nhà VHT ngã chết dưới khe núi, được người quanh đó chôn qua loa.
Rồi sau đó, cậu của VHT cũng chết, năm 2004 lễ thanh minh, VHT về quê thắp hương cho cậu mình, mới có người chỉ cho, cách đó không xa có mộ của mợ. Nhìn thấy hòn đá bé tẹo đánh dấu, VHT nói, mình đã khóc như mưa vì hồi tưởng lại hình dáng của cậu và mợ ngày còn sống. Những đứa con của mợ điên rải rác vài thôn quanh đó cũng đã thành những chàng trai hai mươi tuổi. Tuy nhiên, trong số đó, ngay cả những đứa có học hành đến nơi đến chốn cũng không thèm đếm xỉa đến mẹ mình. Vào giây phút đó, đầu óc VHT đầy chặt những xung động đòi phải viết, anh nhất định phải viết để ghi chép lại cuộc đời này.
VHT mới ngoài 30, cho biết, mình chỉ ghi lại những gì đã thấy vào văn. Trong tương lai, đã có rất nhiều nhà xuất bản Trung Quốc đặt hàng anh viết “Mẹ điên” thành một tiểu thuyết, năm 2005, vở kịch nói “Mẹ điên” chuyển thể từ truyện ngắn của Vương Hằng Tích do Nhà hát kịch Quảng Đông dàn dựng đã mang vở kịch lên tận Bắc Kinh biểu diễn.