Đặng Văn
Sinh
Đọc xong, tôi bật cười. Bởi lẽ, tất cả những thứ Khúc Hà Linh viết về thơ Đường đều chỉ là sự xào xáo từ những cuốn sách đã xuất bản hoặc nguồn từ liệu có sẵn trên mạng internet. Hơn nữa, lý thuyết về thơ Đường từ khi nó xuất hiện đến nay, trải qua 1400 năm vẫn thế, nhai đi nhai lại chỉ khiến người ta bực mình theo kiểu cụ cố Hồng “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.
Thao thao
bất tuyệt như thế, nếu Khúc Hà Linh sáng tác Đường thi, nhập được hồn Đường vào
từng câu chữ, khiến cho bài thơ trở thành giai phẩm thì mỗ xin bái phục. Nhưng
khốn thay, cái gọi là “Đường thi” ấy lại là một mớ chữ nghĩa hổ lốn, chẳng những
chắp vá đầu Ngô mình Sở, tự dạng, từ ngữ sai be bét mà còn biểu hiện khá đậm
nét trò chơi đạo chích với các bậc tiền nhân, hay nói một cách chính xác là ĐẠO
VĂN.
Nói có sách,
mách có chứng, xin dẫn ra hai trường hợp cụ thể sau đây:
I - Bài thơ TÂY HỒ
Hồi cuối
tháng Hai âm, nhân chuyến về thành phố Hải Dương, tôi có đến thăm một anh bạn
vong niên trong giới văn nghệ sĩ tỉnh nhà. Lúc uống trà, bất chợt tôi nhìn thấy
tấm ảnh chụp cỡ lớn bức thư pháp rất bay bướm, lồng khung kính treo trang trọng
nơi phòng khách. Vốn là dân võ vẽ ít chữ Tàu cổ, lại có tính hiếu kỳ, tôi đặt
chén trà gia chủ vừa rót mời, lại gần đọc thử. Nhưng mà đến khi mục sở thị, tôi
bỗng rụng rời chân tay, tim đập thình thịch, bởi lẽ, đó là loại “cuồng thảo” (狂草) loằng ngoằng như
xích chó, chẳng khác gì một bức tranh siêu thực, chắc chỉ có người “đẻ” ra nó mới
hiểu được.
Tôi đang
ngán ngẩm thì, thật may, dưới dòng lạc khoản có phần thu nhỏ bài thơ bằng 22 chữ
khải (楷書), trong
đó có 2 chữ tiêu đề Tây hồ (西湖). Lướt qua dòng lạc khoản mới hay, thì ra
đó là thơ Đường của ông Khúc Hà Linh và người “vẽ chữ” cũng là một họa sĩ xứ
Đông. Tôi xin phép anh bạn trẻ chụp lại tấm ảnh bức thư pháp để về nhà “ngâm cứu”
xem đầu cua tai nheo ra sao.
Tối hôm ấy,
tôi đưa ảnh vào máy tính, zoom lên đọc, sau đó gõ phần mềm Hanoi key, chuyển
file ảnh sang file word, cuối cùng được toàn văn bài thơ Đường dưới đây
西湖
昔闻杭州美
今玩到西湖
何水美女欲
茫茫憶翁蘇
Phiên âm:
TÂY HỒ
Tích văn
Hàng Châu mỹ
Kim ngoạn
đáo Tây Hồ
Hà thủy mỹ
nữ DỤC
MANG MANG ức
ÔNG TÔ.
Tác giả tự
dịch:
TÂY HỒ
Hàng Châu
đẹp, tiếng lâu rồi
Bây giờ mới
được dạo chơi Tây Hồ
Giọt nào
người tắm ngày xưa
Miên man bỗng
nhớ ông Tô bồi hồi...
NHẬN XÉT:
Chỉnh lý
văn bản cho đúng với nguyên tác xong, định bắt đầu đọc một cách nghiêm túc để
thưởng thức vẻ đẹp của bài tứ tuyệt, nhưng vừa lướt qua phần chữ Hán tôi đã bị
choáng, chút xíu nữa là lên cơn tension bởi lẽ chẳng những có một số chữ viết
sai tự dạng mà còn lầm lẫn cả cấu trúc từ, ngữ chữ Hán trung đại với tiếng Việt
hiện đại.
1/ Chữ sai
đó là chữ “dục” 欲. Chữ “dục”
này là tham muốn, mong muốn, nguyện vọng, còn chữ “dục”浴 là tắm thì phía trái
phải có bộ thủy (氵)nhưng
không có chữ “khiếm” (欠) bên phải.
Chữ sai thứ
hai là chữ 茫茫 (mang
mang). “Mang mang” là mênh mông, mờ mịt, mơ hồ không đích xác, hay vội vàng, đều
là phó từ, không thể đi liền với từ ức”憶 được. Điều này thấy rất
rõ ở phần dịch thơ, dùng từ “miên man” là từ láy đúng, nhưng vấn đề là phải tìm
được từ gốc Hán tương ứng thì tác giả không làm được.
Chữ sai thứ
ba là 翁蘇 (ông Tô).
Trong tổ hợp chữ Hán không có sự kết hợp kiểu này mà chỉ có “Tô ông”. Nhưng nếu
là “Tô ông” thì mất vần. Rõ ràng đây là hiện tượng ép vận. Câu trên vần “ô” (hồ),
đương nhiên câu dưới cũng phải “ô” (tô) đọc mới xuôi. Do tác giả không nắm được
ngữ pháp chữ Hán nên nhầm lẫn với cấu trúc tiếng Việt làm cho câu thơ trở thành
ngô nghê.
2/ Thất
niêm, thất luật
Với thơ Đường,
niêm luật cực kỳ quan trọng. Ở thời Sơ Đường hay đầu Trung Đường, niêm luật
chưa hoàn chỉnh nên có không ít bài thất luật (trắc thành bằng và ngược lại),
thậm chí có những bài thất luật lại trở thành nổi tiếng đến cả ngàn năm như
“Hoàng hạc lâu” của Thôi Hiệu hay “Đăng Nhạc Dương lâu” của Đỗ Phủ. Nhưng từ thời
Thịnh Đường trở đi, cấu trúc thơ Đường đã đi vào quy củ, coi như khuôn vàng thước
ngọc, nhất là về “luật” đã được đúc kết thành “nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ,
lục phân minh”, nghĩa là chữ thứ nhất, thứ ba và thứ năm không cần bàn, nhưng
(thanh bằng, trắc) ở các chữ thứ hai, thứ tư và thứ sáu phải tuân thủ triệt để.
Với thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cũng vậy, chỉ có điều thể thơ năm chữ thì không có chữ
thứ sáu mà thôi.
Vì thế,
căn cứ vào thơ Đường ngũ ngôn tứ tuyệt thì bài “Tây Hồ” sai nghiêm trọng về “luật”.
Khảo sát câu “khai” và câu “thừa”, người đọc đã thấy ngay tác giả “nhái” hai
câu đầu của bài “Đăng nhạc Dương lâu” của Đỗ Phủ:
登岳陽樓
杜甫
昔聞洞庭水,
今上岳陽樓。
(...)
“Đăng Nhạc
Dương lâu”:
“Tích văn
Động ĐÌNH thủy
Kim thướng
Nhạc Dương lâu”
Đây là bài
thơ luật bằng, vần bằng, ngay câu mở, chữ thứ tư đáng lẽ vần trắc thì Đỗ Phủ lại
dùng chữ “đình” vần bằng. Tác giả bài “Tây Hồ” cũng lặp lại y nguyên cái sai của
người xưa “Tích văn Hàng CHÂU mỹ”, nghĩa là chữ thứ tư sai luật. Tuy nhiên, Đỗ
Phủ chỉ sai có một luật, còn bài “Tây hồ” chữ “nữ” và chữ “ông” lại sai tiếp.
Như vậy, bài thơ chỉ có 22 chữ mà tác giả “thất” đến ba luật, thì không còn gì
để nói.
Một bài gọi
là thơ chữ Hán mà sai tự dạng, cấu trúc văn bản lởm khởm, thất niêm, thất luật
mà lại gọi là “Đường thi” rồi viết thư pháp treo lên thì đúng là không còn gì để
bàn về cái sự liều mạng của những kẻ điếc không sợ súng.
CHÚ THÍCH:
“Đăng Nhạc
Dương lâu”, Đỗ Phủ, Thơ Đường tập II, NXB Văn học, 1987, tr.266.
Nguyên tác
chữ Hán bài thơ lấy từ trang Wiki pedia (tiếng Trung giản thể):
登岳阳楼
杜甫
昔闻洞庭水⑵,今上岳阳楼。
吴楚东南坼⑶,乾坤日夜浮⑷。
亲朋无一字⑸,老病有孤舟⑹。
戎马关山北⑺,凭轩涕泗流⑻。
II – Bài
thơ TÂY HỒ THƯỢNG DU THUYỀN ỨC TRI ÂM
西湖上游船憶知音
詩曲河灵
眾覽西湖留異客
浙江每丽更思親
眼前香色真奇趣
惜少知音只一人
Phiên âm:
TÂY HỒ THƯỢNG
DU THUYỀN ỨC TRI ÂM
Add caption |
Thi Khúc
Hà Linh
Chúng lãm Tây
Hồ (lưu?) DỊ KHÁCH
Chiết Giang MỖI
lệ cánh TƯ THÂN
Nhãn tiền hương sắc
chân kỳ thú
Tích THIỂU
tri âm chỉ NHẤT NHÂN
Dịch
nghĩa:
ĐI THUYỀN
TRÊN TÂY HỒ NHỚ BẠN THÂN
Khúc Hà
Linh
Mọi người
đến xem Tây Hồ ở lại làm
khách lạ
Mỗi (đẹp?)
ở Chiết Giang càng nhớ người
thân
Trước mặt
là hương sắc kỳ thú
Tiếc ít bạn
tri âm, chỉ có một người.
Nhận xét:
Trước hết
đây là một văn bản thực chất không phải thơ Đường mà là một mớ chữ nghĩa được lắp
ghép từ ý tưởng, chủ đề và cả bố cục, vần điệu
từ bài thơ “Cửu nguyệt cửu nhật ức Sơn Đông huynh đệ” (ngày
trùng cửu nhớ anh em Sơn Đông) của Vương Duy, một nhà thơ lớn đời Đường. Tuy
nhiên, thơ Vương Duy là một chỉnh thể, các từ ngữ có mối liên hệ nội tại phản
ánh tâm trạng của người tha hương, nhân ngày trùng cửu, chợt nhớ đến anh em khi
lên cao bẻ cành thù du (thù dù, là một loại cây cát tường, hương vị rất nồng nàn có thể
làm thuốc. Tập tục xưa vào ngày tết trùng cửu 9/9, đeo thù
du trên người có thể đẩy lui được hạn xấu).
Trong khi ấy,
vì là sản phẩm nhái nên “Tây Hồ thượng du thuyền ức tri âm” không chỉ thơ chắp
vá khập khiễng, vô hồn mà còn có một số từ không đúng chức năng ngữ pháp. Chẳng
hạn như “Chúng lãm Tây Hồ (lưu?!) dị khách”. Đây
là một câu cho dù tỉnh lược đến mức dộ nào chăng nữa vẫn vô cùng tối nghĩa nếu
chữ thứ năm là chữ “lưu”. “Chúng lãm Tây Hồ” là một ngữ (mọi người xem Tây Hồ),
vậy thì chữ “lưu” động từ đặt sau hoàn toàn vô nghĩa. Chưa hết, đến “mỗi lệ”
thì sự vô lý còn tăng lên gấp bội, bởi ở trường hợp này, “lệ” là tính từ, mà
tính từ bao giờ cũng đi trước một danh từ, ghép lượng từ “mỗi” với tình từ “lệ”
là không hiểu gì về cấu trúc ngữ pháp chữ Hán.
Chỉ với 20
chữ mà tác giả đã viết sai đến hai chỗ chẳng trách thi bất thành cú là phải. Đấy
là còn chưa nói, tự dạng bài thơ viết không thống nhất. Toàn bộ bài thơ viết chữ
phồn thể, vì sao lại có chữ 丽 (lệ) giản
thể lạc loài, mà đáng lý ra phải là麗 mới hài hòa.
Để đảm bảo
độ tin cậy, chúng tôi dẫn dưới đây nguyên văn bài thơ của Vương Duy, xin bạn đọc
tham khảo.
THƠ VƯƠNG
DUY
(692年-761年)
九月九日憶山東兄弟
王維
獨在異鄉為異客,
每逢佳節倍思親。
遙知兄弟登高處,
遍插茱萸少一人。
Phiên âm:
CỬU NGUYỆT CỬU NHẬT ỨC SƠN ĐÔNG
HUYNH ĐỆ
Vương Duy
Độc tại dị hương vi DỊ KHÁCH,
Mỗi phùng giai tiết bội TƯ THÂN.
Dao tri huynh đệ đăng cao xứ,
Biến sáp thù du THIỂU NHẤT NHÂN.
Dịch nghĩa:
Một mình làm khách lạ ở nơi đất lạ,
Mỗi khi tới ngày tiết đẹp càng nhớ người thân bội phần.
Tuy ở xa cũng đoán
biết nơi anh
em đang lên cao đấy,
Ai ai cũng
cài cành thù du, chỉ thiếu mội người.
Dịch thơ:
Chiếc gối
quan hà nghiêng đất khách;
Trùng
dương tiết đến nhớ thương ai,
Cành thù
tưởng lúc lên cao bẻ
Đủ mặt anh
em thiếu một người.
Tùng Vân dịch
Nguồn dẫn: “Cửu nguyệt cửu nhật ức Sơn Đông huynh đệ”,
Thơ Đường tập 1, NXB Văn học, tr. 68 – 69.
Nguyên văn
chữ Hán lấy từ Wikipedia (Bách khoa từ điển mở, tiếng Trung)
14.10.2020
Đ.V.S
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét