Nhãn

Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2024

“HÀ NỘI VÀ TÔI”, HOÀI NIỆM THĂNG LONG, NỖI BUỒN NHÂN THẾ...

 ĐẶNG VĂN SINH

 Tôi mới quen biết Vũ Ngọc Tiến vài năm nay nhưng đọc của ông thì từ lâu rồi, chí ít là tập Rồng đá* với ba truyện ngắn quỷ khốc thần sầu: Chù Mìn Phủ và tôi, Âm bản chiến tranh Vị phồn thực. Đó là chưa nói đến Quỷ vương, một tiểu thuyết gây ấn tượng mạnh, khiến ông được liệt vào danh sách những nhà văn tên tuổi của Thủ Đô.

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2024

TRUYỆN NGẮN Ý NHI, NHỮNG TRANG ĐỘC THOẠI THEO DÒNG Ý THỨC... (Đọc “Ngọn gió qua vườn”, NXB Phụ Nữ của Ý Nhi)

 ĐẶNG VĂN SINH

 

“Ngọn gió qua vườn” là tên tập sách tuyển một đời cầm bút của Ý Nhi, dày 822 trang khổ lớn, bao gồm cả phần phụ lục in những bài phê bình thơ và truyện ngắn của chị.

Ý Nhi từng nổi tiếng với tập thơ “Người đàn bà ngồi đan” (NXB Tác phẩm mới, 1985), từng nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1985, Giải thưởng Cikada của Vương quốc Thụy Điển 2015, nhưng không có nghĩa sự nghiệp văn xuôi bị mờ đi bởi ánh hào quang thi ca. Trái lại, những trang văn của chị đã ghi dấu ấn khá đậm nét như một phong cách riêng, góp phần đáng kể vào quá trình phát triển của thể loại truyện ngắn Việt Nam đương đại.

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2024

MAO ĐIỀN KHÔNG PHẢI “BÚT LÔNG CÀY RUỘNG CHỮ”

 



Gần đây, nhà giáo Trần Th. Nh. gửi tin nhắn tỏ ý băn khoăn về cách giải thích nghĩa chữ Mao Điền (毛田) của tác giả Tăng Bá Hoành trong bài viết “Danh xưng các làng xã xưa và nay” đăng tải trên tạp chí Văn nghệ Hải Dương, số tháng 6 năm 2024.

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2024

THƯƠNG NHỚ TẦM XUÂN...

 

 

Tạp bút

 


 

 Chuyện kể rằng, ngày ấy, cứ vào dịp tháng hai âm lịch, trời vẫn còn lạnh, trong màn mưa bụi giăng giăng, dân xóm Đình lại rủ nhau đi hội đền Trầm. Đền Trầm không xa, nếu vòng lên đê sông Vân thì chỉ hơn hai cây số là đến, nhưng chẳng hiểu cơn cớ gì, đám trai gái tuổi nhầng nhầng, sau khi ra khỏi cổng làng lại rủ nhau qua lối miếu Bà. Họ dắt tay nhau dung dăng dung dẻ trên con đường quanh co ven đầm Cổ Hạc, ngắm trời ngắm đất chán rồi mới lững thững lên đường cái quan nhập vào đoàn trẩy hội.

Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2024

TẢN VĂN LÊ PHƯỢNG, NHỮNG MẢNH HỒI ỨC

 

Tản văn là loại hình khá đa dạng với nhiều biến thể khác nhau, và mỗi biến thể ấy tương thích với “tạng” của từng cây bút. Có loại tản văn thiên về triết lý xã hội, nhân sinh, có loại khai thác trạng thái tâm lý, tình cảm, lại có loại được diễn đạt dưới dạng hồi ức từ những trang nhật ký kết hợp bới thao tác bình luận ngoại đề. Nói như vậy để thấy rằng, tản văn không có khuôn mẫu nhất định. Nó là một thể loại văn chương mở. Không chỉ riêng các nhà văn nhà thơ, mà bất cứ ai trong giới cầm bút đều có thể viết.

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2024

TỪ THANH MAI NGHĨ VỀ PHÁP LOA THIỀN SƯ

 

  ĐẶNG VĂN SINH

 Tùy bút



           Lặng lẽ leo từng bậc dốc lên dãy Tam Ban, một mình trong rừng chiều nhạt nắng, tôi thầm nghĩ, gần ba phần tư thiên niên kỷ, trải bao thăng trầm lịch sử, cùng với sự xoay vần của trời đất, vạn vật đã biến đổi đến vô cùng. Khoảng thời gian ấy đủ để "mấy lần bãi bể thành nương dâu" (Kỷ độ thương hải biến vi tang điền)(1), như lời tiên nữ Ma Cô nói với tiên ông Lã Động Tân trên đảo Doanh Châu trong Thần tiên truyện. Tôi đi trong rừng thu, lá vàng rơi nhẹ cuốn theo làn heo may đầu mùa, thỉnh thoảng gợn lên những thanh âm xào xạc, nghe sao mà buồn. Đó là nỗi buồn chẳng rõ căn nguyên của một người cầm bút đã quá tuổi "tri thiên mệnh" nên tâm trạng hoài cổ. Dưới chân tôi là dòng suối nhỏ âm thầm luồn lách  chảy giữa thung sâu. Trên đầu tôi là những  ngọn thông già xòe ra tựa chiếc ô lớn, mọc lô xô, chạy vát từ con đường viền phần cực bắc thôn Thanh Mai đến lưng chừng núi rồi đột nhiên quặt sang phải vẽ thành một vòng  cung xanh phản chiếu ánh tà dương lấp lóa.

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2024

ĐINH TẤN PHƯỚC - BÓNG THỨC - NHỮNG HẠT BỤI BAY...

 

Đặng Văn Sinh

 Với 16 bài thơ song ngữ (tiếng Việt & tiếng Anh), 33 bản nhạc cùng những lời bình của các văn nghệ sĩ, các nhà khoa học, “Bóng thức” là tập ca khúc phổ thơ của Đinh Tấn Phước khiến cho tôi có ấn tượng mạnh về anh. Chưa nói đến chất lượng âm nhạc, chỉ riêng phần ca từ, Đinh Tấn Phước đã tạo cho mình một phong cách riêng, mà ở đó, theo anh “thơ như là mỹ học của cái khác”(*) qua hệ thống hình tượng, trạng thái cảm xúc, cấu trúc ngôn ngữ và tính đa nghĩa của văn bản.