Nhãn

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

Ai mua hai triệu câu Kiều!


Ai mua hai triệu câu Kiều!

 


Yêu mến Nguyễn Du – Truyện Kiều thì dễ chớ nghiên cứu như một khoa học thì đâu có dễ. Phải rành chữ Nôm mới đọc được bổn Kiều gốc. Muốn rành chữ Nôm lại phải rành chữ Hán. Lại phải có đầu óc khoa học nhứt là các môn Lịch sử và Chánh trị mới đặng. Mà quan hệ Pháp – Việt từ hồi người Pháp vác cờ Tam tài đến xứ ta đến hồi họ cuốn cờ lên tàu há mồm ra biển… nó phức tạp lắm. Chừng như quá sức lạc sân ông Chủ tịch Hội Kiều học – Giáo sư Phong Lê – mới qua mấy màn múa bút đã thấy quờ quạng rồi.

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016

Tháng 12, đàn bà




Tháng 12, đàn bà

Tuấn Khanh



Tháng Mười Hai năm nay, xuất hiện nhiều câu chuyện về những người đàn bà trên thế gian này – có những người lừng danh, và cả những người vô danh – khiến mọi thứ lại càng đáng nhớ hơn.
Tháng Mười Hai, nhắc nhiều người yêu nhạc ngồi nghe lại bài Woman của John Lennon. Bài hát ngợi ca về đàn bà của ông như một định mệnh thôi thúc, ông viết ra, kịp hát ghi âm lầm cuối cùng trước khi ngày định mệnh 8/12 đến: một kẻ tâm thần đã bắn ông chết ngay trước cửa nhà.

Nhạc sĩ Tuấn khanh



Nhạc sĩ Tuấn Khanh: NHỮNG TRANG HY VỌNG MÃI CÒN

Thứ năm - 31/12/2015 03:24

(NCTG) May mắn đất nước chúng ta vẫn còn những người như nhạc sĩ (NS.) Tuấn Khanh, để kể với mọi người rằng giai điệu đến từ trái tim sẽ đập tan những ác niệm, góp phần tô màu tương lai tươi đẹp cho chốn hoang tàn, vẽ nên bức tranh chim họa mi hót lanh lảnh trên cành dù ánh bình minh hãy chưa đến giờ ló dạng…

Nhạc sĩ Tuấn Khanh


Tôi nghĩ rằng, nếu có bầu chọn NS. Tuấn Khanh là ngòi bút đặc biệt nhất trong làng báo giới năm qua, ắt nhiều người đồng tình.
Được mọi người biết đến với tư cách là một nhạc sĩ, độc đáo thay, cái tên Tuấn Khanh trở thành hiện tượng của đời sống mạng chông chênh trong lúc gương mặt nước nhà ngày càng xa rời những giá trị tinh thần trân quý.

Đã từ lâu, đồng hành với vai trò sáng tác, NS. Tuấn Khanh còn là cây bút phê bình văn nghệ hàng đầu, bài viết của anh được săn đón và tên anh là con dấu đảm bảo chất lượng. Như thế vẫn chưa đủ, phải đến vai trò làm ngòi bút phản biện với những bài viết xuất sắc, thế mạnh của NS. Tuấn Khanh mới được chắp cánh qua mạng xã hội.

Thần dược, câu thơ đổi màu...



Thần dược”, câu thơ đổi màu như “nghịch ngôn thi”
Đặng Văn Sinh


“Thần dược”(1) là tập thơ thứ năm của Phạm Xuân Trường gồm 74 bài, trong đó có đến 42 bài lục bát, chứng tỏ lục bát vẫn là thế mạnh trong sự nghiệp sáng tác của anh. Tuy nhiên, “Thần dược” cũng có nhiều điểm khác với “Cỏ cháy”, “Ở trọ hồn làng”, thậm chí cả “Bến chuồn chuồn” chẳng những ở giọng điệu, mà ngay cả việc sử dụng thể loại như một phương tiện chuyển tải cảm hứng.
“Thần dược” như một bức chân dung muôn mặt cuộc sống bằng thơ, dùng thơ làm phương thức diễn đạt tư tưởng thẩm mỹ, nhưng không mấy chú trọng đến cấu tứ, vần điệu mà thường là trở về với sự xù xì, góc cạnh của tư duy truyền thống qua các thủ pháp dân gian như ẩn dụ, hoán dụ, thậm xưng. Có thể nói, trong tập thơ này, Phạm Xuân Trường vận dụng các biện pháp tu từ như một cách “tung hỏa mù” làm mềm hóa những triết lý góc cạnh, những cảm xúc cuồng nộ trước cảnh đời bất công tàn nhẫn, lố lăng kệch cỡm, nhơn nhơn thách đố dư luận.

Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long




Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long
 Thụy Khuê 
Chương 3
 Tóm tắt giai đoạn lịch sử 1777- 1802
 Phần 4 
Trận Thị Nại, 1801, Võ Di Nguy tử trận

Tháng 1-2/1801 (tháng 12/Canh Thân) Nguyễn Ánh vẫn chưa giải vây được Bình Định mà cửa biển Thị Nại thuỷ quân Võ Văn Dũng vẫn đóng giữ chặt.
Tháng 2-3/1801 (tháng 1/Tân Dậu), Vương sai Nguyễn Văn Thành tiết chế các đạo bộ binh.
Trần Quang Diệu vẫn vây chặt thành Bình Định mấy vòng.
Ban đêm Võ Tánh mở cửa thành ra đánh đốt trại địch, quân Tây Sơn bỏ chạy, nhưng sáng sớm lại trở lại vây đông hơn.
Đặng Đức Siêu đã dâng chiến thuật đánh hoả công, nay dụng cụ cho chiến thuật đã làm xong.
Vương mật định hôm 28/2/1801 (16/1/Tân Dậu), cất quân đánh úp. Để Phạm Văn Nhân giữ Cù Mông. Vương thân chinh đem thuỷ quân tiến phát.
Nửa đêm hôm ấy, qua Tiêu Cơ, Nguyễn Văn Trương tiên phong, bắt được lính tuần của Tây Sơn, biết khẩu hiệu, Trương cho thuyền nhỏ lẻn vào Tiêu Ki, chèo qua thuyền lớn của địch, đến miếu Tam Toà, chém được đô đốc Trà, đốt rất nhiều thuyền địch. (Liệt truyện, II, t. 147)
Võ Di Nguy, Lê Văn Duyệt đem đại binh vừa đến, đánh nhau kịch liệt với quân Võ Văn Dũng từ giờ Dần (6 giờ sáng) đến giờ Ngọ (12 giờ trưa).
Võ Di Nguy bị bắn chết.

Nguyên khí





           NGUYÊN KHÍ



        Tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường




              19. NGUYÊN PHONG


                       Nguyệt xuyên há dễ thâu lòng trúc
                       Nước chảy âu khôn xiết bóng non.

                     (Thuật hứng . 4 - Quốc âm thi tập - Nguyễn Trãi)




Lại nói về Nguyên Phong.
Kể từ hôm Tiểu Mai theo thuyền của vợ  chồng tượng nhân Bùi Thị Hý về Côn Sơn, Nguyên Phong đã đắm đuối vì nàng, không muốn dời nàng nửa bước.Mãi mãi, chàng sẽ không thể  quên cái giây phút nàng lao từ trên mũi thuyền xuống, như trận gió thơm, ào vào lòng chàng. Giữa bao nhiêu cặp mắt đổ dồn, tấm thân thiếu nữ trinh nguyên trong bộ áo nâu sồng nằm gọn trong vòng tay chàng. “Nguyên Phong, chàng không nhận ra em ư? Còn em, chưa bao giờ em nhớ chàng như bây giờ”.Chỉ một câu nói ấy, nàng đã bước vào cuộc đời chàng.
Đêm ấy, đợi quá khuya ,mọi người đã ngủ say, Tiểu Mai rón rén mở cửa, lên thắp hương ở chính điện Thiên Phúc tự. Nàng quỳ lạy,chắp hai tay thành kính cầu xin Đức Phật mở lòng từ bi tha tội cho nàng đã không thể tiếp tục con đường giáo huấn của nhà Phật để đi đến tận cùng miền Tây trúc. Nàng mắc tội yêu. Nàng đáng gọt đầu bôi vôi. Nàng cầu xin đức Phật phù hộ độ trì cho Nguyên Phong, cho tình yêu của chàng và nàng. Nàng sẽ đi theo chàng đến tận cùng, đến tóc bạc da mồi, đến thịt nát xương tan…