Nhãn

Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

Câu chuyện đêm giao thừa




     Câu chuyện đêm giao thừa

Đỗ Trường



Đêm giao thừa (Qúi Tỵ 2013) năm ngoái, tôi có viết về Mẹ. Tuy mẹ là mẹ của riêng mình, nhưng tôi nhận được khá nhiều sự đồng cảm từ bạn bè, cũng như người thân. Và năm nay, vào cái giờ phút linh thiêng, vần vũ của đất trời, tôi đã đặt bút định viết về cha. Nhưng hình ảnh cha thoắt ẩn, thoắt hiện trong trí nhớ non nớt của tôi. Bởi khi cha mất còn rất trẻ và tôi lại còn quá nhỏ. Có lẽ, hằn sâu trong ký ức tôi nhất, hình ảnh ngày tết, ngày xuân, đội cờ đỏ ập vào nhà thu đồ nghề và bắt cha đi, vì can tội khám, chữa bệnh lậu cho những người dân cù bất cù bơ, không có tiêu chuẩn vào trạm xá, hoặc bệnh viện…

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

Văn tế tưởng niệm 74 chiến sĩ hy sinh bảo vệ quần đảo Hoàng Sa năm 1974




Văn tế tưởng niệm 74 chiến sĩ hy sinh bảo vệ quần đảo Hoàng Sa năm 1974

Nguyễn Khắc Mai

Nỗi hận giặc sôi gan chiến sĩ, quyết hy sinh nào kể chi thân;
Lòng yêu nước nung chí anh hùng, trường tranh đấu chẳng chờ chi tuổi.
Quyết một phen phanh xác quân thù,
Liều trăm trận đền ơn sông núi.

Vĩnh biệt Anh Lê Hiếu Đằng!



Vĩnh biệt Anh Lê Hiếu Đằng!

    Điếu văn của bạn hữu do BS Huỳnh Tấn Mẫm đọc tại Lễ Truy Điệu luật gia Lê Hiếu Đằng sáng ngày 26.01.2014

Thưa quý vị, thưa quý bằng hữu,
Thay mặt Ban tang lễ và gia đình Anh Lê Hiếu Đằng, chúng tôi xin chân thành cám ơn quý vị đã đến đây viếng Anh lần cuối mà cũng để từ biệt Anh lần cuối. Chúng ta đã chứng kiến những ngày tháng sau cùng khi Anh vừa chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo, vừa đau đáu một lòng đối với vận mệnh đầy cam go hiện nay của đất nước. Và hôm nay, chúng ta đau buồn biết rằng sẽ không bao giờ còn có thể gặp lại Anh trên thế gian này một lần nào nữa. Anh đã vĩnh viễn từ giã chúng ta để đi về Miền Tĩnh Lặng của riêng Anh và cũng là Miền Anh Linh của những tinh hoa dân tộc.

Chuyện nhà GS Nguyễn Huệ Chi



Chuyện nhà GS Nguyễn Huệ Chi

Nhà thơ Dương Kỳ Anh
 
Gia đình ba thế hệ trí thức luôn hạnh phúc, rộn tiếng cười của GS Nguyễn Huệ Chi
Văn hóa gia đình Việt Nam – Kinh nghiệm dạy con của người nổi tiếng
Gần đây , tôi mới biết, cụ đỗ đầu xứ Nguyễn Hiệt Chi, ông nội GS Nguyễn Huệ Chi, là một trong sáu người đã sáng lập ra trường Dục Thanh (Phan Thiết) nổi tiếng, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy học. Em cụ, Nguyễn Hàng Chi, mới 24 tuổi đã bị nhà cầm quyền Pháp và Nam triều xử chém năm 1908 vì cầm đầu phong trào chống sưu thuế của Nghệ Tĩnh.
Dòng họ Nguyễn Chi là một dòng họ nổi tiếng ở ở Hà Tĩnh, nơi GS Nguyễn Huệ Chi sinh ra và lớn lên. Bác ruột của GS, BS Nguyễn Kinh Chi, thân sinh nhà dân tộc học tài danh Nguyễn Từ Chi, là đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên (năm 1946) của Chính phủ Cụ Hồ, một Thứ trưởng Bộ Y tế xuất sắc trong suốt thời kháng chiến chống pháp.

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Kinh tế Việt Nam kiệt quệ Tết Giáp Ngọ

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Kinh tế Việt Nam kiệt quệ Tết Giáp Ngọ


Kho cá chuẩn bị bán trong dịp Tết Giáp Ngọ 2014 tại làng Đại Hoàng, ngoại thành Hà Nội. Ảnh chụp ngày 06/01/2014.
Kho cá chuẩn bị bán trong dịp Tết Giáp Ngọ 2014 tại làng Đại Hoàng, ngoại thành Hà Nội. Ảnh chụp ngày 06/01/2014.
REUTERS/Kham

Thụy My
Chỉ còn không đầy hai tuần nữa là đến dịp Tết nguyên đán, nhưng theo những tin tức từ Việt Nam, thì không khí những ngày cận Tết không hề háo hức như những năm trước đây. Nhân dịp này RFI Việt ngữ đã trao đổi về tình hình kinh tế với Tiến sĩ Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh.



Chúng ta đều là những Huỳnh Ngọc Tuấn



Chúng ta đều là những Huỳnh Ngọc Tuấn

Nguyễn Gia Kiểng

    “…Khi một người bị chà đạp thì không chỉ người đó mà tất cả chúng ta đều bị xúc phạm bởi vì phẩm giá con người đã bị xúc phạm. Khi không quan tâm tới những nạn nhân của sự thô bạo vì lý do họ không phải là những nhân vật lớn là người ta đã quên đi, và đánh mất, phần phẩm giá lớn nhất của chính mình…”
                                     Ông Huỳnh Ngọc Tuấn bị đánh gãy xương ức
Những ai đặt nhiều kỳ vọng vào thông điệp đầu năm của ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nên đặt câu hỏi chính quyền của ông đã làm gì với Lê Văn Điệp, phó công an xã Chương Dương, huyện Thường Tín, ngay thủ đô Hà Nội.
Trừ khi họ nghĩ rằng đây chỉ là một chuyện nhỏ. Nếu vậy thì họ nên nghĩ lại. Vụ này phơi bày một tình trạng nghiêm trọng, rất nghiêm trọng.

Văn tế tưởng niệm 74 chiến sĩ hy sinh bảo vệ quần đảo Hoàng Sa năm 1974




Văn tế tưởng niệm 74 chiến sĩ hy sinh bảo vệ quần đảo Hoàng Sa năm 1974

Nguyễn Khắc Mai
Thứ hai ngày 13 tháng 1 năm 2014 3:08 PM
Theo Viet- studies

Nỗi hận giặc sôi gan chiến sĩ, quyết hy sinh nào kể chi thân;
Lòng yêu nước nung chí anh hùng, trường tranh đấu chẳng chờ chi tuổi.
Quyết một phen phanh xác quân thù,
Liều trăm trận đền ơn sông núi.

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

Thư kêu cứu đến ông Bộ trưởng Giáo dục- Đào tạo


 Thư kêu cứu đến ông Bộ trưởng Giáo dục- Đào tạo
 
Thầy giáo Đỗ Huy Tấn trên bục giảng

            Thưa ông Bộ trưởng!



Tôi là Đỗ Huy Tấn, giáo viên toán, thuộc tổ khoa học tự nhiên, đang giảng dạy ở trường THCS Nguyễn Trãi, thị Xã Chí Linh thì bị cấp trên điều chuyển vào trường THCS Lê Lợi, tuy cùng thuộc địa bàn Chí Linh nhưng là một xã vùng sâu vùng xa, đường sá đi lại khó khăn.

Về lý mà nói, giáo viên đang đứng lớp, được cấp trên điều động, đương sự phải chấp hành, đó là chuyện bình thường. Luật công chức đã quy định như vậy, chẳng riêng gì tôi, mà ngay những người mới vào nghề cũng hiểu rất rõ. Tuy nhiên, việc điều động tôi đi trường khác, lại hoàn toàn không bình thường, bởi nó nằm trong ý đồ trả thù cá nhân của ông Đỗ Văn Hòa, hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Trãi.

Theo ông Đỗ Văn Hòa, nguyên nhân tôi bị thuyên chuyển giữa học kỳ năm học 2013-2014 là do thừa biên chế vì nhà trường giảm số lớp, trong khi tôi không có được thành tích cao trong giảng dạy nếu so với các đồng nghiệp thuộc tổ khoa học tự nhiên. Để tìm cách đưa được tôi đi, họ đã nghĩ ra cái gọi là “Tiêu chí xét thuyên chuyển giáo viên dôi dư” gồm hai phần “Diện ưu tiên không thuyên chuyển” và “Căn cứ xét tuyển”. Phần “Diện ưu tiên không thuyên chuyển” trong đó có mục “nam từ 55 tuổi trở lên, nữ từ 50 tuổi trở lên” và “có bệnh hiểm nghèo theo quy định của Bộ Y tế” thì được miễn. Trong khi đó, ở mục “Căn cứ xét thuyên chuyển”, họ tính theo thâm niên công tác kết hợp với vài chỉ số phụ như con thương, bệnh binh, có bằng khen cấp thị xã hoặc gia đình đặc biệt khó khăn, rồi quy ra điểm, giáo viên nào bị thứ hạng thấp thì phải ra đi.

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

Trao giải thưởng cho các tác phẩm dở là một tội ác



Trao giải thưởng cho các tác phẩm dở là một tội ác

Trần Mạnh Hảo

Chúng tôi ( TMH) xin mượn ý của nhà văn Nguyên Ngọc làm đầu đề cho bài viết phê phán việc Hội nhà văn Việt Nam hơn chục năm nay, năm nào cũng chọn những tập thơ dở nhất, những tập văn xuôi làng nhàng, nhạt nhẽo để tôn vinh, để tặng giải thưởng văn học.  Trên trang 10, báo “ Tuổi Trẻ” ra ngày thứ ba 14-1-2014, trong bài : “VĂN CHƯƠNG CẦN ĐẸP” của nhà văn Nguyên Ngọc, nhân kỷ niệm 81 ngày sinh của ông, tác giả “ Đất nước đứng lên” viết : “ Đã là văn chương thì phải đẹp. Nói lý luận một chút : đẹp là chức năng hàng đầu, là đạo đức của văn chương. Văn chương dở thì phi đạo đức….Truyền bá văn chương dở là tội ác. Cái dở trong nghệ thuật tạo môi trường cho cái ác…”
 Thế mà, ngày chủ nhật 19-1-2014 sắp tới, trong khi những người có lương tri trên cả nước ngậm ngùi tưởng nhớ 74 tử sĩ của hải quân Việt Nam Cộng Hòa tử trận trong trận hải chiến anh hùng chống hải quân Trung cộng đánh chiếm Hoàng Sa 40 năm trước, thì Hội nhà văn Việt Nam lại mở hội chè chén để tôn vinh tập thơ “ Những lớp sóng ngôn từ” của Mã Giang Lân - một tập thơ dở nhất nước - vừa được trao giải thưởng văn học của Hội nhà văn Việt Nam 2013, trong cái gọi là “ lễ trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới”
 Xin độc giả đọc hai bài viết của chúng tôi vừa in trên báo mạng, chỉ cần vào công cụ tìm kiếm http://goole.com, đánh tiêu đề bài phê bình của chúng tôi là đọc được : “Những lớp sóng ngôn từ hay những lớp sóng giải thưởng đánh chìm thơ” và bài :” Phê bình tiếp tập thơ dở nhất nước vừa được Hội nhà văn Việt Nam trao giải thưởng văn học 2013”

Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014

Đọc thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng



Đọc thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Nguyễn Trọng Vĩnh

Thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là bài viết hay, toàn diện, nội dung có nhiều điểm tiến bộ, nhất là nhắc nhiều lần nội dung “phát huy quyền dân chủ, quyền làm chủ thực sự của người dân”, và “bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân”…
Có thể nói bản thông điệp này quay 180o so với tình trạng trước đây.
Những người không có điều kiện tiếp cận tình hình thực tế vài thập kỷ lại đây, hẳn là rất vui, rất phấn khởi. Nhưng không biết đây là thực tâm hay chỉ là cái bánh vẽ mị dân và để rửa mặt?

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

PHÊ BÌNH TIẾP TẬP THƠ DỞ NHẤT NƯỚC VỪA ĐƯỢC HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM TRAO GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC 2013


PHÊ BÌNH TIẾP TẬP THƠ DỞ NHẤT NƯỚC VỪA ĐƯỢC HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM TRAO GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC 2013



Trần Mạnh Hảo



Vừa qua, chúng tôi ( TMH) đã gửi in trên mạng bài : “ “NHỮNG LỚP SÓNG NGÔN TỪ HAY NHỮNG LỚP SÓNG GIẢI THƯỞNG ĐÁNH CHÌM THƠ” nhằm phê bình tập thơ của tác giả Mã Giang Lân : “NHỮNG LỚP SÓNG NGÔN TỪ” (NXB Hội nhà văn 2013). Tập thơ “ Những lớp sóng ngôn từ” là tập thơ duy nhất nhận được giải thưởng Hội nhà văn VN năm 2013.

 Chúng tôi xin nhắc lại nhận định của mình trong bài trước : nếu nói tập thơ “ Những lớp sóng ngôn từ” của Mã Giang Lân là tập thơ dở nhất nước từ xưa tới nay thì cũng đã là lời tôn vinh nó rồi. Vì tập sách có 42 bài văn xuôi kể kể dông dài, lẩm cẩm liên tục xuống dòng này có phải là thơ đâu mà đánh giá nó trên thước đo hay dở ?

Hai tác phẩm dự giải thường Hồ Chí Minh 2011 của ông Hữu Thỉnh: một tập thơ dở và một tập trường ca phạm quy



Hai tác phẩm dự giải thường Hồ Chí Minh 2011 của ông Hữu Thỉnh: một tập thơ dở và một tập trường ca phạm quy

Trần Mạnh Hảo 

 


TRAN MANH HAOBài viết này chúng tôi không nhằm nói về sự bất cập của các loại giải thưởng quốc doanh có tên là “Xin-cho” với quá nhiều tiêu cực đang được báo chí rầm rộ lên tiếng phê bình. Chúng tôi chỉ bàn đến một trường hợp cụ thể là nhà thơ Hữu Thỉnh, chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, bí thư Đảng Đoàn hai tổ chức trên, đồng thời là thành viên chấm giải thưởng nhà nước và giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2011.

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Đâu rồi khí phách báo Công An, Quân Đội Nhân Dân và Petrotimes?



Đâu rồi khí phách báo Công An, Quân Đội Nhân Dân và Petrotimes?

Vualambao
Người Buôn Gió - Sự kiện động trời của ngày hôm nay khi mà tại tòa án Hà Nội, bị cáo Dương Chí Dũng bật khai rõ ràng về người cung cấp tin cho Dũng trốn chạy là tướng cảnh sát Phạm Quý Ngọ. Theo Dương Chí Dũng thì ông Ngọ đã từng cầm 10 nghìn, 500 nghìn, 1 triệu usd của ông và bà Lan.
Tin tức ngay lập tức được tường thuật trực tiếp công khai trên nhiều tờ báo.
Nhưng nếu tinh ý chúng ta nhận thấy những tờ báo hăng hái hàng đầu, có khi còn đi trước cả phiên tòa trong việc luận tội, bàn định như các tờ QĐND, CAND, Lao Động, Petrotimes lại im lặng hoặc đưa tin không đầy đủ.
Chắc chúng ta quá quen thuộc với những tờ báo vốn dĩ hay cầm đèn chạy trước ô tô trong các vụ việc của những nhà đấu tranh dân chủ, bất đồng chính kiến. Những tờ báo luôn sẵn sàng đi trước phiên tòa để phán xét, khép tội những người đấu tranh như Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày)... Các bài của báo này cho thấy họ ê hề thông tin, cảm tưởng như chính họ là những người năm trong ban điều tra vụ án.

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

Nhập siêu từ TQ: Cấp độ báo động ngày càng lớn và những cái tai ngày càng điếc



Nhập siêu từ TQ: Cấp độ báo động ngày càng lớn và những cái tai ngày càng điếc

Lê Anh Hùng



Nhân viên hải quan Việt Nam bênh cạnh hàng hóa được mua bán tại cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn. (D. Schearf/VOA)
Năm 2000 là năm gần nhất ghi nhận thặng dư mậu dịch trong quan hệ thương mại song phương Việt - Trung. Kể từ đấy, Việt Nam bắt đầu nhập siêu từ Trung Quốc và càng về sau thì tình trạng này càng diễn ra với tốc độ chóng mặt mà công luận đã nhiều lần lên tiếng báo động.
Ngay từ năm 2005, bài toán nhập siêu từ Trung Quốc đã được dư luận đặt ra một cách nghiêm túc, nhiều biện pháp đã được đề ra để cân bằng cán cân thương mại đang diễn ra bất lợi cho Việt Nam[1] Tuy nhiên, thật trớ trêu, tình hình sau đấy không những không được cải thiện, mà ngược lại, còn xấu đi theo chiều hướng ngày càng trầm trọng – mức nhập siêu từ Trung Quốc năm 2013 đã lên đến con số kỷ lục 23,7 tỷ USD.

Nợ công 2013: Cuộc tranh đấu giữa hai số liệu



Nợ công 2013: Cuộc tranh đấu giữa hai số liệu

Phạm Chí Dũng

Phát tiết chất dịch
Năm 2013 đã kết thúc với một chất dịch nhờn nhợn phát tiết trong lòng nội bộ: khoảng cách biệt không tưởng về số liệu nợ công.
Thể trạng như vậy cũng khác khá nhiều so với năm 2012 và những năm trước, vào lúc độ minh bạch về số liệu tài chính còn nhớp nháp lớp ảo ảnh sương muối.
Nhưng như một quy luật bất biến trong lịch sử kinh tế - xã hội, cứ vào mỗi giai đoạn khối u trong cơ thể chực chờ bùng vỡ, lớp da trên cơ thể đó lại nổi lên những vết đen đầu tiên báo hiệu cho những sang chấn thời kỳ cuối.

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

“NHỮNG LỚP SÓNG NGÔN TỪ” HAY NHỮNG LỚP SÓNG GIẢI THƯỞNG ĐÁNH CHÌM THƠ ?



“NHỮNG LỚP SÓNG NGÔN TỪ” HAY NHỮNG LỚP SÓNG GIẢI THƯỞNG ĐÁNH CHÌM THƠ ?

Trần Mạnh Hảo

Theo trang mạng của nhà văn Trần Nhương và hai trang mạng của hai nhà văn ủy viên ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam : Văn Công Hùng & Đình Kính công bố trên Internet từ ngày 01-01-2014, rằng giải thưởng văn học của Hội nhà văn VN 2013 về sáng tác trao cho hai cuốn văn xuôi và một cuốn thơ. Tập thơ được giải thưởng Hội nhà văn VN năm 2013 là tập : “Những lớp sóng ngôn từ” của nhà thơ Mã Giang Lân (sách dày 94 trang, gồm 42 bài thơ, do NXB Hội nhà văn ấn hành 2013).
 Mã Giang Lân là bút danh của GS.TS. Lê Văn Lân ( sinh năm 1941, quê Thanh Hóa, dạy môn Văn học thuộc trường đại học khoa học xã hội & nhân văn Hà Nội từ năm 1966, từng nhiều năm làm chủ nhiệm bộ môn văn học Việt Nam hiện đại). Trong cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969-1970, năm Phạm Tiến Duật được giải nhất, Mã Giang Lân được giải ba, với bài thơ : “Trụ cầu Hàm Rồng”.
 Người viết bài này đã đọc tập thơ “ Những lớp sóng ngôn từ” của Mã Giang Lân trước khi nó được giải thưởng Hội nhà văn VN năm 2013. Cảm giác của chúng tôi về tập thơ này là nó rất nhạt và rất dở. Nó, tập thơ này có một ưu điểm là nó không dơ, không tục tĩu như tập “ Trường ca chân đất” của Thanh Thảo được giải thưởng Hội nhà văn và cả giải thưởng Hội liên hiệp văn học nghệ thuật với thứ thơ dơ kiểu : “Bác Năm Trì ngồi gãi háng/ Cứt đầy nhà anh…”. Khi nghe tin tập thơ này được giải thưởng Hội nhà văn VN, chúng tôi hơi bị bàng hoàng lục trên giá sách tìm lại “ Những lớp sóng ngôn từ” của Mã Giang Lân và đọc lại một cách thận trọng. Chúng tôi rất buồn, đành phải thông báo với qúy vị rằng tập thơ vừa trúng giải Hội nhà văn VN này của ông Mã Giang Lân rất nhạt và rất dở !

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Báo Straits Times: Kim Jong-un cho chó đói ăn thịt ông Jang Song-thaek



           
Báo Straits Times: Kim Jong-un cho chó đói ăn thịt ông Jang Song-thaek
02/01/2014 13:00
 (TNO) Nhật báo Straits Times (Singapore) dẫn bản tin từ Văn Hối báo, một tờ báo lâu đời của Hồng Kông, khẳng định ông Jang Song-thaek bị hành hình bởi chó đói.
                    Lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un - Ảnh: Reuters
Straits Times cho biết Trung Quốc đã bày tỏ sự không hài lòng với thông tin miêu tả chi tiết cảnh hành hình tàn bạo ông Jang Song-thaek tại CHDCND Triều Tiên vào ngày 12.12 do Văn Hối Báo đăng tải.
Ông Jang Song-thaek từng được xem là nhân vật quyền lực thứ 2 tại Triều Tiên và là dượng của Lãnh đạo Kim Jong-un.

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Trị căn hơn trị chứng



Trị căn hơn trị chứng

           Nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn
Ông Bùi Văn Nam Sơn - Ảnh: Gia Tiến


Trước những hiện tượng suy hoại về đạo đức đang gây bất an cho xã hội và làm đau lòng nhức óc những ai có lương tri, ta không khỏi nhớ đến câu nổi tiếng của Nguyễn Trãi: “Họa phúc hữu môi phi nhất nhật” (Họa phúc có đầu mối, không phải một ngày). Cụ Nguyễn cô đọng ý tưởng đã có từ rất xa xưa: “Tôi giết vua, con giết cha không phải chuyện đột biến trong sớm chiều, mà có nguyên do được tích tụ dần dần” (Thần thí kỳ quân, tử sát kỳ phụ, phi nhất triêu nhất tịch chi cố, kỳ sở do lai dã tiệm hĩ).
Tuy giản đơn nhưng đó là một nhận định đúng đắn, bởi ai cũng đồng ý rằng những tệ trạng xã hội cần phải “trị căn” hơn là “trị chứng”, nếu không muốn bị cuốn vào vòng xoáy bạo lực bất tận, gây thêm bao đổ vỡ, khổ đau.