Nhãn

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Chí Phèo – “Hậu” hiện đại



Chí Phèo – “Hậu” hiện đại

Phạm Lưu Vũ

Ta là một kẻ có chí. Điều này thì không cần phải nghi ngờ. Bước chân ra khỏi làng, ta lẩm nhẩm một câu vừa nghe được từ lão hàng xóm: “Đã mang tiếng ở trong trời đất / phải có danh gì với núi sông“.  Ta cần phải lập danh? Điều đó thì rõ rồi. Vấn đề là phải có một cái đích nào đó để phấn đấu, theo đuổi. Đuổi kịp rồi thì lại phải vượt qua, vượt càng xa càng tốt… Bình sinh, ta ghét cay ghét đắng sự tầm thường. Ta chỉ hâm mộ mỗi sự nổi tiếng mà thôi. Nổi tiếng – đó chính là cái đích phấn đấu của ta. Nhưng khái niệm ấy chung chung quá, trừu tượng quá. Phải tìm một cái đích trực quan hơn. Trên đời ai là người nổi tiếng nhất? Kẻ đó sẽ là cái đích cụ thể, bằng xương bằng thịt để ta phấn đấu, để ta đuổi kịp, đuổi kịp rồi vượt qua. Ta tìm đến một vị học giả ở phố huyện.
Nghe nói vị học giả này đọc nhiều sách lắm, đọc đến nỗi méo cả mồm đi. Trong nhà ông ta, sách chất cao đến trần, sách chật cả lối đi, thậm chí ngồi ỉa cũng phải dựa lưng vào sách… Chắc chắn vị học giả ấy sẽ tHỏa mãn yêu cầu của ta. Nghe ta hỏi, vị học giả méo mồm ngẫm nghĩ một lát rồi trả lời: “Từ khi lão biết đọc sách đến nay, đã sáu chục năm có lẻ. Song chưa thấy ai nổi tiếng hơn cái lão Chí Phèo ở làng Vũ Đại!“. Chí Phèo là người nổi tiếng nhất? Vị học giả đó đã phán thì không thể sai. Vậy Chí Phèo sẽ là cái đích để ta vượt qua. Ừ thì Chí Phèo! Tay này ta biết. Có cả truyện viết về lão hẳn hoi. Cả cái làng Vũ Đại gì ấy nữa. Làng đó đâu có khác gì làng của ta. Cũng rặt một hạng nông dân chân đất mắt toét thấp cổ bé họng coi vợ như giời coi giời bằng vung coi vung bằng bảo bối… Vậy thì, làng Vũ Đại đã sản sinh ra một Chí Phèo – vĩ nhân nổi tiếng nhất mọi thời đại, tại sao làng ta lại không thể sinh ra ta, người sẽ còn nổi tiếng hơn cả Chí Phèo gấp nhiều lần?

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Vụ án hai ngàn ngày



Vụ án hai ngàn ngày

Lê Hoài Nguyên

TỰ BẠCH CỦA TÁC GIẢ NĂM 2002
Từ ngữ của tôi như chiếc búa nhỏ kiên nhẫn
Gõ vào cánh cửa căn buồng đen tối
Nụ cười của tôi
Như giọt nước
Cố làm nguội lạnh cặp mắt đầy dục vọng ma quái thù địch.
Cuối cùng
Thời gian sẽ dọi vào căn buồng đen tối
Trộn lẫn sự thật và dối trá.
Với lương tâm tôi có quyền tin
Với nghề nghiệp tôi có quyền nghi ngờ
Đấy là phép thử khó khăn hơn bất cứ nghề nào.
Bao giờ cũng vậy
Tôi mệt mỏi rời khỏi căn buồng đơn giản và thô kệch
Với ý nghĩ:
Tìm kiếm sự thật trong lòng người sao mà vất vả!

Nhân chuyện hiến pháp, nhớ lại việc sửa đổi Hiến pháp Liên Xô cách đây 22 năm



Nhân chuyện hiến pháp, nhớ lại việc sửa đổi Hiến pháp Liên Xô cách đây 22 năm

Lê Phú Khải

Matxcơva, 3/1991.
Sau gần hai tuần lễ ở Matxcơva, ngày cuối cùng trước khi đoàn nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam chúng tôi về nước – nói là đoàn nhưng thực ra chỉ có hai người – Irina, Trưởng Ban Việt ngữ Đài Phát thanh đối ngoại Liên xô hỏi tôi: “Vậy là anh Phú Khải thực sự không muốn tìm hiểu cái gì ở Mát à?”.
Số là, trong ngày đầu tiên, Irina lên chương trình làm việc, yêu cầu chúng tôi nói những gì cần tìm hiểu trong thời gian ở Liên Xô. Anh Trần Kiên trưởng đoàn (lúc đó phụ trách chương trình phát thanh nông nghiệp của Đài Tiếng nói Việt Nam) đã đưa ra một lô yêu cầu, nào là tìm hiểu cái này, đi tham quan cái kia. Irina ghi chép rất kỹ. Đến lượt tôi, tôi nói: “Tôi chẳng có yêu cầu gì cả”. Irina ngạc nhiên vô cùng. Thấy vậy, tôi nói luôn: “Từ Hà Nội sang Matxcơva, tôi như anh nhà quê ra tỉnh, tiếng Nga một chữ không biết, vậy thì “tìm hiểu” cái gì? Vả lại, được đi máy bay IL 86 có đến 350 chỗ ngồi của hãng hàng không Airoflot là sướng rồi. Đến Matxcơva thấy đường phố lớn rộng, nhà cửa to tát, lại được nghe Irina nói tiếng Việt sành điệu như con gái Hà Nội... thì thế là tìm hiểu rồi còn gì nữa”. Irina không nói gì, chỉ nhìn tôi bằng ánh mắt hóm hỉnh. Vậy mà ngày cuối cùng cô lại hỏi tôi như thế. Tôi nói: “Rất muốn tìm hiểu chứ, nhưng yêu cầu lại hơi cao đấy. Vậy Irina có đáp ứng được không?”. Cô nói quả quyết: “Anh Khải cứ yêu cầu, em sẽ cố gắng hết mình!”. (Irina nói tiếng Việt rành rẽ, đâu ra đấy). Tôi liền nói: Muốn đi gặp một tri thức hàng đầu ở Matxcơva để đối thoại, nhưng người phiên dịch phải là Irina”. Suy nghĩ ít giây rồi nàng cầm tay tôi lôi đi, vừa đi vừa nói: “Đi ngay bây giờ. Em đưa anh đi gặp viện sỹ X”. (Tôi không nhớ cái tên tiếng Nga dài như cầu Long Biên này!). Ông là Trưởng Ban Sửa đổi Hiến pháp Liên Xô.

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Tạp văn Phạm Lưu Vũ

Tạp văn Phạm Lưu Vũ

Thầy của Khổng Tử
 (Trích Luận ngữ Tân thư)

Tục nhân lỡ một người thầy thì ôm hận suốt đời. Thánh nhân lỡ một người thầy thì ôm hận nghìn thu. Tục nhân ôm hận vì không gặp cơ hội được trên người. Thánh nhân ôm hận vì cảm thấy có lỗi nặng với những đời sau. Việc hôm nay, té ra có nguyên do từ bao đời trước nữa. Ví dụ cái chuyện thật, giả của muôn đời. Muôn đời thật thà là món trang sức rẻ tiền của dối trá, dối trá là chủ nhân đích thực của thật thà. Than ôi! cái đạo nói thật chẳng phải tầm thường. Đến thánh nhân cũng muốn cầu còn chẳng được. Thế gian xưa nay vẫn leo lẻo đấy, cứ tưởng mọi chuyện rồi sẽ rõ như ban ngày. Vậy mà rốt cuộc, tìm mãi có thấy tí sự thật nào đâu. Chung quy cũng tại một bận lỡ làng của bậc Vạn Thế Sư mà sinh ra cả…

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

Âm nhạc kiểu Geisha độc đáo



                     Âm nhạc kiểu Geisha độc đáo


Người chăn kiến



Người chăn kiến

Bùi Ngọc Tấn

Nhân dịp nhà văn Bùi Ngọc Tấn được giải thưởng Henri Queffenlec năm 2012 tại Festival Livre et Mer (Sách và Biển) với tác phẩm Biển và chim bói cá của ông. Chúng tôi xin giới thiệu bạn đọc một truyện ngắn đặc sắc Người chăn kiến của ông, được viết sau khi ra tù.


Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Văn hóa của chúng ta có chịu nổi hay không?



Bernhard Schlinks

Văn hóa của chúng ta có chịu nổi hay không?

 

Nhà văn- Luật gia Bernhard Schlink


Nhà văn- Luật gia nổi tiếng Bernhard Schlink nhận định người Đức sau 20 năm tái thống nhất vẫn ẩn chứa nhiều hiểm họa. Ông lo lắng về những khu vực đang bị bần cùng hóa hàng loạt và thiếu sự chăm lo của chính sách xã hội Sau đây là cuộc trò chuyện của Daniel Schreiber với Bernhard Schlink đăng trên Tạp chí Cicero số tháng 10 năm 2010 tại CHLB Đức.
(Thế Dũng & Thiên Trường dịch từ Cicero tháng 10 năm 2010)

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Nhân vụ án Nguyễn Thanh Chấn, nghĩ đến Quốc hội & cuộc ép cung dân tộc



Nhân vụ án Nguyễn Thanh Chấn, nghĩ đến Quốc hội & cuộc ép cung dân tộc

Hạ Đình Nguyên

Sau 10 năm ngồi tù với cái “án giết người”, ông Nguyễn Thanh Chấn được trả tự do, vì kẻ giết người thật sự – Lý Nguyễn Chung – tự ra đầu thú, mọi sự đã phơi bày ra ánh sáng.
Án oan sai của nền tư pháp thì quốc gia nào cũng có, nhưng đặc điểm ở đây là sự ép cung quá điển hình mà lại đồng bộ.
Ngày 15/8/2003 định mệnh ấy, khi người nông dân tên Chấn đi lấy nước, đúng lúc có người phát hiện xác phụ nữ tên H ở cùng thôn, bị giết hại. Thế là ông trở thành kẻ giết người sau những màn ép cung, trên cơ sở vết dấu chân gần giống nhau.

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

Tiểu đồ đệ của một cao tăng

Tiểu đồ đệ của một cao tăng

       Truyện cực ngắn. của Nguyễn Hoa Lư

Trong núi Tiên Sơn, dưới những rặng thông già có một ngôi chùa cổ. Trụ trì ngôi chùa là một cao tăng đã công phu tu hành trong núi này hơn 50 năm. Thiên hạ truyền tụng nhiều truyền thuyết về vị cao tăng này. Họ quả quyết, những đêm khuya trăng sáng, từng đoàn hổ gấu hươu nai lợn rừng vượn khỉ kéo nhau đến trước thiền đường cung kính dâng hoa trái lễ Phật rồi ngồi chật cả thiền đường nghe sư thầy đọc sách, giảng kinh.
Dưới chân ngọn núi Tiên Sơn có một hồ rộng và sâu. Vào mùa mưa bão, sóng nước ầm ầm vang xa mấy dặm, vì vậy mà có tên Biển Hồ.
Một ngày nọ, có chú tiểu đến xin làm đệ tử.

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

Giáo sư Huệ Chi “đạo văn” hay là nhà phê bình Nguyễn Hòa vu khống?

Giáo sư Huệ Chi “đạo văn” hay là nhà phê bình Nguyễn Hòa vu khống?
  (Gồm cả phần I và phần II, có sửa chữa, bổ sung tư liệu, đã đăng tải trên trang Diễn đàn)

   

            Đặng Văn Sinh


Vẫn biết, với những ai không cùng chung một mặt bằng trong đối thoại, thì nhiều khi lên tiếng chất vấn, công kích người khác lại trở thành độc thoại, và người bị công kích mà không trả lời có thể càng thêm uy tín; nhưng sự im lặng của GS Nguyễn Huệ Chi trước những câu hỏi có vẻ thách thức của ông Nguyễn Hòa khiến chúng tôi, một người từ lâu có dõi theo con đường học thuật và hoạt động xã hội của GS Huệ Chi mà không có hân hạnh quen ông, từ chỗ tò mò đến băn khoăn tìm hiểu, và thấy đã đến lúc phải lên tiếng với công luận một đôi điều. Bài viết của chúng tôi gồm hai phần, nhằm giải đáp hai câu hỏi trong số ba câu của ông Hòa, còn câu cuối, ông mượn lại lời GS Nguyễn Đình Chú (một người thầy đáng kính), vì không phải là người trong cuộc, xin nhường cho người khác có đủ thẩm quyền hơn mình, bởi xét ra, câu hỏi ấy hẳn liên quan đến nội tình lịch sử một thời kỳ dài của Viện Văn học.

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

Mồng 8 tháng 11, thứ sáu…


Mồng 8 tháng 11, thứ sáu…

Bùi Ngọc Tấn

Già rồi, tôi chẳng mảy may chú ý đến ý nghĩa của từng ngày, những ngày thời trai trẻ thường mong mỏi như 1 tháng 5, 19 tháng 8, 2 tháng 9. Những ngày lễ trọng của dân tộc. Giờ đây quá mệt mỏi, với thời gian chỉ có một ý nghĩ duy nhất: Sao nó đi nhanh thế. Đã 80 tuổi. Đã là một ông lão 80 già lụ khụ mặc dù từ đáy lòng không chịu công nhận cái thực tế phũ phàng tàn nhẫn ây.
Sáng nay trở dậy bóc lịch. Giật mình: 8 tháng 11. Lại cả thứ Sáu nữa. Ba yếu tố trùng nhau. Thật hiếm hoi. Thứ sáu 8 tháng 11 năm 1968 tôi bị bắt. Đúng 45 năm. Không biết 45 năm có bao ngày thứ Sáu trùng hợp cả ba yếu tố ấy nhỉ.
* Thứ sáu mồng 8 tháng 11 năm 1968 rét lắm. Không nóng như hôm nay. Đọc lệnh, khám nhà xong khoảng 10 giờ. Vào Trần Phú với cái bụng đói. Khoảng nửa giờ sau, từ xà lim ra nhận suất cơm đặt ngay dưới đất, nguội ngắt, nước uống trong bô sắt han rỉ, không sao nuốt được.

'Cơ quan điều tra Việt Nam thuộc hàng giỏi nhất thế giới'

'Cơ quan điều tra Việt Nam thuộc hàng giỏi nhất thế giới'
Phó chủ nhiệm UB Tư pháp Quốc hội VN Nguyễn Đình Quyền

Báo VnExpress vừa có bài phỏng vấn Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền nhân vụ án oan 10 năm của ông Nguyễn Thanh Chấn, trong đó ông Quyền khẳng định : "So sánh với quốc tế, cơ quan điều tra Việt Nam là một trong những cơ quan giỏi nhất thế giới, phá án rất nhanh". Chúng tôi thấy trên mạng đoạn văn ngắn sau đây, được phép của tác giả - không muốn nêu tên -, xin chép lại hầu bạn đọc.

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Giáo dục khai phóng, con đường xa ngái…

Giáo dục khai phóng, con đường xa ngái… (*)
PGS TS Hoàng Dũng


Đại học Việt Nam từng trải qua nhiều đợt cải cách để mong chấm dứt tình trạng đào tạo “học sinh cấp 4”, chất lượng đầu ra không cung ứng nổi cho thị trường lao động đòi hỏi cao. Nhưng trong bảng xếp hạng đại học thế giới của Times Higher Education – một trong những ấn phẩm xếp hạng khách quan và uy tín nhất toàn cầu – đến nay vẫn không có một trường đại học nào của quốc gia 90 triệu dân này lọt vào danh sách 400 đại học ưu tú nhất.
Là người hàng ngày trực tiếp giảng dạy trên giảng đường đại học, PGS TS Hoàng Dũng nói:
Bất chấp chúng ta có những nhà khoa học tầm cỡ thế giới, học sinh chúng ta đoạt nhiều giải thưởng trong các kỳ thi quốc tế, giáo dục Việt Nam vẫn bị đánh giá thấp – nghịch lý ấy từ lâu không còn làm ai ngạc nhiên.
Giáo dục nói chung và đại học nói riêng ở Việt Nam đã trải qua nhiều đợt, người thì nói nhẹ nhàng “cải cách”, mạnh hơn một chút thì “chấn hưng”, nhưng cũng có người quyết liệt nói “cách mạng”. Nay thì, theo đúng từ ngữ của nghị quyết vừa mới thông qua, là “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”! “Căn bản, toàn diện” là cách mạng chứ gì nữa! Nhưng có lẽ lựa chọn cách nói như thế là người ta đã bắt đầu biết sợ những diễn đạt quá “hoành tráng”.

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

Chuyện về cụ Tôn Thất Tần qua lời kể của nhà văn Vũ Thư Hiên


Chuyện về cụ Tôn Thất Tần qua lời kể của nhà văn Vũ Thư Hiên

 Bài này là một phần của Đêm Giữa Ban Ngày - Vũ Thư Hiên.


Chương 38

Ở Hỏa Lò tôi đã được nghe Thành kể về con người huyền thoại đã ở liền một mạch hai mươi hai năm trong tù. Anh nói có lần chưa hoàn cung anh bị đưa đi trại chung, tôi không nhớ trại nào, tại đây anh gặp những người đã ở chung với một tù nhân có thâm niên cao nhất : tù suốt từ 1946 cho tới tận bây giờ (tức năm 1968). Kỷ lục ấy chưa có ai vượt qua. Vì sự chịu đựng ghê gớm ông ta được mệnh danh là "Jean Valjean(1) gọi bằng cụ".
Tôi nghe, nhưng không tin. Tin làm sao được chuyện tào lao đến thế ! Chúng tôi đang sống giữa thế kỷ XX, chứ đâu phải thời Trung cổ.
Không ngờ chuyện đó có thật và rồi tôi được gặp "Jean Valjean gọi bằng cụ" bằng xương bằng thịt ở trại A Tân Lập.
Một hôm Trần Chấn Hoa dẫn tôi sang nhà C, nơi có đám số tù số lẻ ở trại Vĩnh Quang (tỉnh Vĩnh Phú) vừa chuyển lên, chưa phân vào các toán. Trần Chấn Hoa cũng đã ở Vĩnh Quang vài năm, y có nhiều người quen. Nghe Trần Chấn Hoa tả thì trại nằm dưới chân Tam Ðảo, một bình nguyên rộng ngút tầm mắt, nơi trâu ấn Ðộ và cừu Mông Cổ được nuôi thí nghiệm để nhân giống. Cuộc thí nghiệm không thành công. Những con trâu to kềnh không cho sữa, cừu thay nhau lăn ra chết. Tôi đã đến đây làm phóng sự, nhưng không thành. Người ta chỉ in các phóng sự về thành công thôi. Bù lại, tôi được ăn thỏa thích thịt cừu hoi rình trong những món chém to kho nhừ của bếp nông trường. Thịt cừu nấu plow (pilaw) hoặc súp kharcho(2) rất tuyệt, nhưng không ai biết làm.

Cáo phó




Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

CHÙM THƠ 4 CÂU TRẦN MẠNH HẢO

CHÙM THƠ 4 CÂU TRẦN MẠNH HẢO


TƯỞNG NGOÀI VÔ TẬN

Mình từ đâu đến thành ta
Ta trong mình giữa thiên hà long đong
Ngước lên trời mới ròng ròng
Tưởng ngoài vô tận mà trong lòng mình


LỜI BƯƠM BƯỚM


Thuở ấy em còn là con sâu róm
Lột xác em thành bướm trắng để anh yêu
Em vẫn mang một linh hồn sâu trong xác bướm
Anh có bao giờ yêu trọn vẹn được em đâu ?

Trước tác động của Tố Hữu và bộ máy, tâm lý nghề nghiệp ở nhà văn thời nay đã thay đổi

Trước tác động của Tố Hữu và bộ máy, tâm lý nghề nghiệp ở nhà văn thời nay đã thay đổi

Vương Trí Nhàn

Những bài lý luận mà Tố Hữu viết hay giảng ở các hội nghị văn nghệ thường dài dòng và nhạt nhẽo.
Nhưng với các tư tưởng văn nghệ hết sức đơn giản súc tích của mình, ông lại có sự tận tâm đáng kính phục, nhờ thế đã đạt được hiệu quả mong muốn.
Nói cho đúng thì đó không phải là những tư tưởng mà chỉ là những định hướng tâm lý, những phương cách ông áp dụng trong chỉ đạo, để nắm phần hồn của giới văn nghệ.
Như chúng tôi đã trình bày trong bài Công việc viết văn nhìn dưới góc độ nghề nghiệp, có thể tạm tóm tắt cái cách Tố Hữu đã làm ở đây là:
– Giải phóng người viết khỏi các quan niệm cũ. Không coi viết văn là chuyện nghề nghiệp nghiêm chỉnh. Kích động phần bản năng vốn có của mỗi người, hướng tất cả nghị lực vào việc rút ruột bản thân, mài mãi cái phần năng khiếu ra để tồn tại.
Từ chỗ hữu chiêu, nghề văn giờ đây trở thành một thứ vô chiêu.
– Luôn luôn thổi vào tai nhà văn niềm tự tin và bất cần. Không cần văn hóa sách vở, không cần bản lĩnh trí thức, chỉ cần là người chiến sĩ có tinh thần phục vụ, tuân thủ sự lãnh đạo của trên, làm theo những bài bản tối thiểu là đủ.
  Sau khi biến người viết văn thành một thứ cán bộ làm theo chỉ thị mệnh lệnh, đẩy họ vào con đường quan liêu hóa, tranh giành quyền chức giải thưởng. Ban phát cho họ đủ thứ vinh quang hão huyền, để họ mê mẩn đi theo con đường đã được dắt dẫn.
Điều này tác động vào toàn bộ giới viết văn, nhất là lớp người mới bắt đầu cầm bút.
Riêng đối với lớp người đã có sự định hình từ trước 1945, tức văn nghệ tiền chiến, thì cách làm của Tố Hữu tinh vi và sâu sắc hơn.