Nhãn
Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013
5 trụ cột của xã hội dân sự - việc cần làm ngay tại Việt Nam
5 trụ cột của xã hội dân
sự - việc cần làm ngay tại Việt Nam
Nguyễn
Thanh Dòng
Tôi đến YangGon – Myanmar những ngày đầu tháng 9/2013
trong một chuyến thăm các thành phố lớn cổ kính và nổi tiếng với hàng ngàn ngôi
chùa, cùng phong cảnh và người dân hiền lành đáng yêu. Đất nước vẫn còn nguyên
vẹn dấu vết của một thời độc đoán, độc tài và khép kín, nhưng giờ đã thực sự
tắm rửa từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, đã khoác vào mình tấm áo cơ chế
mới đẹp và rất hoành tráng bởi những cơ sở vật chất hạ tầng đường sá, hải cảng
tầm cỡ quốc tế. Myanmar cổ kính, xinh đẹp và thật hiền hậu, khi du khách và các
nhà đầu tư toàn thế giới đổ vào đây, coi đây là mỏ vàng cuối cùng của Châu Á,
là nàng tiên ngủ say trong rừng giờ chuẩn bị tỉnh giấc. Và Việt Nam ta, con
rồng xưa của Châu Á làm được gì, khi mà cơ chế ta đang vận hành thực sự lạc hậu
và lỗi hệ thống?
Thiết nghĩ văn minh nhân loại là tài sản chung của tất cả
chúng ta và chắc chắn không của riêng quốc gia nào. Do đó chọn mô thức, thể chế
tối ưu nhất của loài người để áp dụng vào quốc gia mình, đất nước mình, làm cho
“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” là mệnh lệnh thời đại
là việc của Lãnh đạo cao cấp đất nước phải thực thi.
Nhà văn Đông La từng chống đảng
Nhà văn Đông La từng chống đảng
Nguyễn Đăng Hiếu
Mấy ngày vừa qua, dư luận
mạng xôn xao vì bài viết của nhà văn Trần Mạnh Hảo : Xin ông Đông La bỏ thói vu cáo chính trị hèn hạ in trên mấy chục
mạng trong và ngoài nước, nhằm vạch mặt nhà văn Đông La từng là tên mật vụ chỉ
điểm; bảy năm trước ( 2006) Đông La từng viết thư cho ông Tô Huy Rứa tố cáo ông
Trần Mạnh Hảo phản quốc, phản đảng “ chống phá hung hăng nhất”, nhằm gợi ý cho
trung ương và bộ chánh trị bắt ông Hảo.
Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013
Tấm áo bạc của Thủ tướng
Tấm
áo bạc của Thủ tướng
Nếu muốn quảng bá hình ảnh Việt Nam, nguyên thủ
quốc gia sẽ phải mặc gì, cầm ví gì, đi xe gì cho thuần Việt? Áo dài, giỏ mây và
xe đạp Thống nhất chăng!
Người Thái đã tranh cãi kịch liệt sau khi một bức ảnh cho
thấy nữ Thủ tướng Thái Yingluck Shinawatra mặc một chiếc áo bạc màu trong một
chuyến thăm chính thức nước ngoài.
Người ta “bắc kính lúp” để phát hiện phần bạc màu xuất
hiện trên phía túi phải, tay trái và gần ve áo phải của chiếc áo vest mà bà Thủ
tướng mặc. Những chỉ trích, bắt đầu bằng mấy chữ “thể diện quốc gia”, nhấn mạnh
chi tiết chiếc áo bạc đó xuất hiện trong đúng chuyến tham Milan, kinh đô thời
trang từ lâu tầm cỡ đã vượt biên giới Italia.
Tự xử dân chúng hay tự xử chính quyền?
Tự xử dân chúng hay tự xử chính quyền?
Phạm Chí Dũng
Thói hoang tưởng quyền lực được sinh thời bởi ý thức hệ
cầm cố đã tạo nên vô số món nợ phải đòi trong đầu óc dân quyền. Tự xử của dân
cũng vì thế mang hơi hướng tự xử của chính quyền.
5 ngày sau vụ Đặng Ngọc Viết bắn các cán bộ quản lý quỹ
đất ở Thái Bình, một số đại biểu quốc hội Việt Nam mới lần đầu tiên “thảo luận tập
trung” về hiện tượng “tự xử” đang có chiều hướng lan rộng và “có dấu hiệu nguy
hiểm” trong dân chúng.
Tự bắt trộm chó, tự thuê xã hội đen đòi nợ, tự thiêu, tự
bắn cán bộ… - những hành tung mang tính “tự xử” đã xảy ra suốt mấy năm suy
thoái kinh tế vừa qua, nhưng cho đến tận bây giờ mới được thừa nhận “có phần
trách nhiệm của chính quyền địa phương”.
Cho đến khi cơn khủng hoảng chết chóc đã cận kề ngay
trước mũi, vài người đại diện cho dân chúng mới dám hé lộ ngoài hành lang về
tình trạng “chính quyền địa phương bất động”.
Với tất cả những động thái “hành là chính” đang có chiều
hướng bất động một cách nguy hiểm như thế, hẳn đó cũng là một nguồn cơn để nảy
sinh ra lời “hiệu triệu cứu quốc” dưới đây.
Hiệu triệu cứu quốc!
“Thông báo với
toàn thể nhân dân. Hiện nay đang có một đám người lạ mặt, đầu trọc, xăm trổ đầy
mình, có hành vi côn đồ, dùng kiếm, dùng dùi cui, đuổi đánh, dọa đâm, chém, giết
dân lành. Mọi người, ai có cuốc, xẻng, gậy gộc ra ứng cứu. Giặc đang càn quấy
dân làng, mọi người tập trung mau để đánh giặc! Loa, loa, loa…” - ông trưởng
thôn Đồng Quân gào vào loa phóng thanh, và từ chiếc loa này như vang dội âm
thanh hiệu triệu một mất một còn vào những ngày kháng chiến cứu quốc.
Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013
Kính cáo bạn đọc
Kính cáo bạn đọc
16g30
ngày 24 tháng 9 năm 2013
Gần
đây trang http://dangvansinh.blogspot,com
bị trục trặc, một số vùng rất khó vào, không hiểu vì lý do gì. Vậy chủ trang
xin giới thiệu cách khắc phục như sau:
1- Copy đường link sau đây:
http://proxy.thientu.net/index.php?q=aHR0cDovL2Rhbmd2YW5zaW5oLmJsb2dzcG90LmNvbQ%3D%3D&hl=3ed
dán vào trình duyệt Firefox (biểu tượng con
cáo lửa).Khi trang Blog xuất hiện, bạn nhấn Ctrl+D sẽ ra bảng Edit
This Bookmark, nhấn tiếp mũi tên vào Done, đường link sẽ được lưu
vào Bookmark. Lần sau, nếu muốn vào bạn chỉ cần nháy chuột vào dòng chữ
Đặng Văn Sinh bên cạnh khung vuông đỏ có chữ B trắng ở giữa.
2 – Copy đường link: http://revko.info/
rồi dán vào trình duyệt Firefox cũng sẽ ra một trang. Gõ http://dangvansinh.blogspot,com
vào khung chữ nhật bên dưới có dòng chữ Default Proxy Serve, nhấn Enter
hoặc Go, trang ĐVS sẽ hiện ra. Bạn lại nhấn Ctrl+D, nhấn
Done lưu vào Bookmark để lần sau đỡ phải tìm.
Chúc các ban thao tác thành công và
cảm ơn các bạn đã vào trang của tôi.
ĐVS
Xin ông Đông La bỏ thói vu cáo chính trị hèn hạ
Xin ông Đông La bỏ thói vu cáo
chính trị hèn hạ
Trần Mạnh Hảo
Trên
blog NGƯỜI BUÔN GIÓ thứ bảy ngày 21-9-2013 có in bài : “Nhà văn Đông La kể công
xin tiền Tô Huy Rứa, có chụp lại bức thư của ông Đông La từ trang mạng http://nguyentandung.org
như sau :
Nhà Văn Đông La kể công xin tiền Tô Huy Rứa
Xin chép lại thư ông Đông
La gửi ông Tô Huy Rứa -Ủy viên bộ chính trị đảng CSVN, trưởng ban tư tưởng văn
hóa trung ương được chụp lại từ website NGUYENTANDUNG.ORG trên đây cho rõ ràng
hơn :
“ TPHCM 17-5-2006
Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013
Chuyện ghi chép ở Đức
Chuyện
ghi chép ở Đức
Nguyễn Thái Nguyên
1/ Nói một cách lý thuyết thì NHÂN QUYỀN thể hiện mối
quan hệ của bộ máy cầm quyền đối với người dân đẻ ra chính bộ máy ấy, thể hiện
bằng hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật vì con người. Nhưng có lẽ mọi định
nghĩa, khái niệm về nhân quyền đều đã cũ, đã lạc hậu so với thực tế cuộc sống,
so với cách hành xử của bộ máy cầm quyền đối với người dân ở hầu hết các nước
châu âu tư bản chủ nghĩa cũ. (Xin không bàn đến các nước châu Âu vốn là các
nước xã hội chủ nghĩa trước đây như nước Nga của ông Putin hay các nước Đông Âu
cũ trong bài viết này).
Trong thời gian này, tức là khoảng giữa năm 2012, nhân có
cuộc đụng độ giữa chính quyền với người dân, một xảy ra ở Tiên Lãng, Hải Phòng
và một ở tiểu bang Niedersachsen của nước Đức, nhiều bài báo đã viết và so sánh
khá sâu sắc cả hai trường hợp này. Chuyện ở Tiên Lãng thì tôi không cần nói gì
thêm, tôi chỉ tóm tắt những nội dung chính về vụ việc xẩy ra ở Tiểu bang
Niedersachsen mà thôi. Chuyện này xảy ra đối với một gia đình người Việt, gia
đình ông bà Nguyễn Trâm đã sinh sống 20 năm nay ở Đức, báo chí gọi là gia đình
ông bà Nguyễn.
Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013
Xả lũ “giết sống” ở Đắc Lắc: Phải có án cho những kẻ gây án!
Xả lũ “giết sống” ở Đắc
Lắc: Phải có án cho những kẻ gây án!
Phạm
Chí Dũng
Đáy trách nhiệm quan chức luôn là đỉnh phẫn uất của nhân
dân.
Giết sống!
Mùa mưa lũ 2013, người dân nghèo Đắc Lắc lại có thêm một
bằng chứng không cần che giấu về cái đáy mà họ đang phải đối mặt. Cú xả lũ vào
vùng trũng lòng dân của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) vào giữa tháng 9/2013
là một chứng thực mang tính bất chấp như thế.
Vụ việc nhẫn tâm này xảy ra tại địa bàn xã Cư K'bang,
huyện Ea Súp, nơi có đến 11 người mất tích trong khi đi làm rẫy tại vùng giáp
ranh với xã Ia Lơi. Theo tường thuật của báo Lao Động, trong số người mất tích,
lực lượng cứu hộ chỉ tìm thấy thi thể một người chết treo trên ngọn cây, nhưng
do nước chảy xiết nên vẫn chưa đưa được vào bờ.
Thống kê chưa đầy đủ cho thấy tại huyện Ea H'leo có 91
ngôi nhà bị ngập, 14 nhà bị cuốn trôi hoàn toàn, 3 nhà bị sập do mưa lũ. Nguyên
nhân chủ yếu do việc xả lũ hồ chứa nước thị trấn Ea Đrăng.
Một lần nữa trong không ít lần từ nhiều năm qua, vô cảm
quan chức đã dồn tình cảnh dân chúng xuống những gì mà kịch tác gia vô sản
Marxim Gorki đã thẳng thừng lột tả trong vở “Dưới đáy” của ông vào đêm trước
Cách mạng tháng Mười Nga.
Thơ Đường viết về chùa Hương
Thơ Đường viết về chùa Hương
Chơi động
Hương tích
Trịnh Sâm
Trời vừa hé sáng, bước lên thuyền,
Khoan mái chèo lan, ghé bến tiên.
Phong nguyệt thờ ơ bầu ngọc đúc,
Giang sơn bỡ ngỡ bức tranh in.
Kìa kìa qui phượng phong kinh bối,
Nọ nọ lân long lắng giáo thiền.
Cảnh lạ thú mầu khôn xiết kể,
Thanh kỳ đệ nhất chốn Nam thiên.
Kinh hoàng phát ngôn bá đạo của những tờ báo có tên Nhân Dân
Kinh hoàng phát ngôn bá đạo của những tờ báo có tên Nhân Dân
Người Buôn Gió
Dường
như cuộc chiến trên mặt trận tư tưởng của các tờ báo này đã vào chỗ bế
tắc, khủng hoảng bởi thực tiễn không minh họa được cho lời lẽ của họ.
Tờ báo QĐND đưa ra bài viết có nhan đề Ba lần Bác cười trước lúc đi xa (http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/242/242/242/101538/Default.aspx).
Bài viết miêu tả chi tiết và sống động Chủ tịch HCM kính yêu trước lúc
từ trần theo lời kể của y tá Trung Quốc Vương Tinh Minh có đoạn:
Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013
Quỹ đất, Quỷ đất và bảy phát súng colt của Đặng Ngọc Viết
Quỹ đất, Quỷ đất và bảy
phát súng colt của Đặng Ngọc Viết
Hạ Đình Nguyên
Bênh vực kẻ giết người là điều trái đạo lý và ngược pháp
luật. Kết án kẻ giết người – đã chết – là thừa.
Nói xấu, bôi nhọ thì vô liêm sỉ.
Đặng Ngọc Viết đã tự mình giải quyết dứt điểm, trọn vẹn
suốt cả quy trình.
Khi khởi sự ra đi, anh không quan tâm đến một lời phán xử
của bất cứ ai. Anh biết rõ nguyên nhân anh hành động, biết cách hành động, và
hiểu rõ hậu quả của hành động, cả cách giải quyết hậu quả ấy, bằng hai phát
súng cuối cùng cho mình.
Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013
Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013
Bị cải tạo 9 năm vì biết bí mật của con trai lãnh tụ
Bị cải tạo 9 năm vì biết bí mật của con trai lãnh tụ
Một diễn viên múa Bắc Triều Tiên đã bị tống vào địa ngục
cải tạo 9 năm cùng với gia đình, do biết được quan hệ giữa một bạn gái và con
trai của lãnh tụ. Bản tin AFP hôm nay 21/08/2013 tường thuật những gì nạn nhân
đã kể lại trước một ủy ban Liên Hiệp Quốc tuần này.
Kim Young Soon, năm nay 77 tuổi, đã trốn được khỏi Bắc
Triều Tiên vào năm 2001. Cùng với một số người tị nạn khác, nay bà ra làm chứng
trước một ủy ban điều tra của Liên Hiệp Quốc.
Đây là lần đầu tiên tổ chức quốc tế này chính thức xem
xét vấn đề nhân quyền dưới triều đại họ Kim. Được biết Bình Nhưỡng không nhìn
nhận ủy ban trên, và cấm đoàn đại biểu của ủy ban điều tra vào Bắc Triều Tiên.
Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013
THƯ ỦNG HỘ CỦA NHÓM YÊU QUÝ BẢO VỆ CÁT TIÊN
THƯ ỦNG HỘ CỦA NHÓM YÊU QUÝ BẢO VỆ CÁT TIÊN (SCT)
(V/v: Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản số
142/BC-BTNMT ngày 30/8/2013 báo cáo Thủ tướng về hai thủy điện Đồng Nai 6 và
6A.)
Đồng Nai, ngày 12
tháng 9 năm 2013.
SỰ LỰA CHỌN MINH BẠCH
VÀ ĐÚNG ĐẮN: Di tích quốc gia đặc biệt: Danh lam thắng
cảnh VQG Cát Tiên HAY
THỦY ĐIỆN ĐN 6&6A
(CHÍNH QUYỀN, CÁC TỔ
CHỨC VÀ NHÂN DÂN CÁC TỈNH VÙNG ĐÔNG NAM BỘ HAY TẬP ĐOÀN KINH TẾ TƯ NHÂN
ĐLGL)
Khu
vực Đông Nam Bộ có năm tỉnh và một thành phố, đó là: tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương,
tỉnh Bình Phước, tỉnh Đồng Nai,
tỉnh Tây Ninh
và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là khu vực kinh tế
phát triển nhất Việt Nam ,
đóng góp hơn 2/3 thu ngân sách hàng năm, có tỷ lệ đô thị hóa trên 50%. Khu vực
này được nuôi dưỡng bởi sông Đồng Nai-hệ thống sông lớn duy nhất ở Việt Nam có lưu vực
nằm trọn trong lãnh thổ nước ta. Nó là nguồn nước ngọt cho gần 20 triệu dân và
nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cũng như nguồn sốc các loài động
thực vật. Thế nhưng các cánh rừng trong lưu vực sông ĐồngNai đã và đang bị tàn
phá nghiêm trọng, dòng sông bị băm nát bởi hàng loạt các thủy điện trên dòng
chính nên không thể cam tâm nhìn dòng sông bị bức tử thêm nữa.
Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013
Đằng sau vụ nổ súng ở Thái Bình
Đằng sau vụ nổ súng ở Thái Bình
Vụ bắn súng
gây chết người tại Thái Bình hôm 11/9 hiện vẫn đang được điều tra làm
rõ.
Tuy nhiên báo
chí và dư luận cho rằng nó có một số điểm tương đồng với vụ Đoàn
Văn Vươn ở Hải Phòng, nơi người dân sử dụng vũ khí để chống lại
người thi hành công vụ liên quan tới lĩnh vực đất đai.
Đặc biệt ở
Thái Bình trong những năm 1980-1990 đã xảy ra nhiều cuộc biểu tình về
đất đai, cao trào là đợt bạo động năm 1997 với sự tham gia của hàng
chục nghìn người.
Giáo sư Tương
Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, là người từng thực hiện
điều tra về cuộc biểu tình năm 1997. BBC đã hỏi chuyện ông nhân vụ
mới xảy ra ở Thái Bình.
Thái Bình 2013: Tức nước vỡ bờ
Thái Bình 2013: Tức nước vỡ bờ
Thụy My (RFI)
Họp báo tại tỉnh
Thái Bình chiều 11/09/2013, sau vụ nổ súng vào các giới chức chính quyền tỉnh.
Ảnh : Báo trong nước
Chiều qua 11/09/2013, một người đã xông vào trụ sở Ủy ban
Nhân dân thành phố Thái Bình, bắn thẳng vào các cán bộ Trung tâm Phát triển Quỹ
đất khiến một người chết và ba người khác trọng thương. Người nổ súng tên là
Đặng Ngọc Viết đã tự sát sau đó. Báo chí trong nước cho biết, nguyên nhân là do
bất đồng trong việc đền bù giải phóng mặt bằng. RFI Việt ngữ đã đặt câu hỏi với
nhà báo tự do Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh về sự kiện đang làm chấn
động dư luận.
Mùa thu cuối
Mùa thu cuối
Truyện ngắn của Đỗ Trường
(CHLB Đức)
Bây giờ là tháng chín. Trời đã chớm sang thu. Cái gió
mang theo một chút hơi của nước, mát lạnh, như chợt chạy qua làn da của buổi
sớm mai, đã đẩy những vệt nắng lên, rọi xiên qua vòm lá. Vài, ba giọt sương còn
đọng lại, như ống kính muôn màu hắt ngược những tia nắng ấy, in vào nền trời
xanh thẳm. Dòng suối chạy qua khu vườn sau nhà vẫn nhịp nhàng đổ nước xuống cái
vụng nhỏ, hòa vào con sông cái Elsterbecken, nghe bùm bụp như tiếng giã gạo
vọng lên từ nơi quê nhà. Cá đã đầy giỏ, nhưng những thợ câu đêm vẫn chưa chịu
thu cần. Từ căn nhà bạt dưới tán lá, thơm thơm mùi cafe tỏa, quyện vào hương
của cây lá, đất trời, làm lòng người nhẹ nhàng, thanh thản. Mùa thu, cảnh vật
nơi đây dường như cũng khác với hồn quê của những Thu vịnh, Thu điếu… Dẫu là
thế, nhưng trong cái tĩnh lặng, chòng chành sương khói của buổi chớm thu ấy,
cũng khiến cho lòng người nao nao, nghĩ về miền quê, nơi cụ Tam Nguyên Yên Đổ
đã thả hồn vào đó. Thế mà, không hiểu sao lúc này, tôi lại nghĩ về hắn, một
người bạn không thể nói là thật thân, nhưng quen biết đã khá lâu. Có lẽ, tôi
quen và gặp lại, rồi cái chết bi thảm của hắn đều trùng hợp ngẫu nhiên vào mùa
thu chắng?
Chế độ nghị viện
Chế
độ nghị viện
Phan Thành Đạt
Chế độ nghị viện, chế độ tổng thống, lựa
chọn nào thích hợp cho Việt Nam ?
Tam quyền phân lập là điều kiện đầu
tiên của một Nhà nước tự do
(Điều 19 Hiến pháp Pháp, ngày 04 tháng 11 năm 1848)
Trên thế giới hiện nay có ba thể chế chính trị phổ biến,
chế độ nghị viện ở Châu Âu, chế độ tổng thống ở Châu Mỹ và chế độ độc đoán ở
các nước thiếu dân chủ. Chế độ nghị viện và chế độ tổng thống được xây dựng dựa
trên nguyên tắc tam quyền phân lập, đa đảng, có nền tư pháp độc lập và tôn
trọng quyền con người. Chế độ độc đoán hay độc tài hoạt động theo nguyên tắc
quyền lực tập trung trong tay một người duy nhất hay một nhóm người. Chế độ
chính trị thiếu dân chủ không chấp nhận tam quyền phân lập, các quyền cơ bản
của con người có thể bị vi phạm trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu nhà lãnh đạo
nhận thấy các quyền đó ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh trật tự do mình thiết
lập ra, hoặc có hại đến sự sống còn của hệ thống chính trị. Các nước theo học
thuyết Mác-Lênin và các nước chọn đạo Hồi là giáo lí chính thống đều phủ nhận
thể chế chính trị phương Tây.
Thể chế chính trị phương Tây được phổ biện rộng rãi ở
nhiều nước vì đảm bảo được các quyền cơ bản của con người và là động lực phát
triển kinh tế xã hội. Dân chủ đã trở thành khát vọng của các dân tộc trong bối
cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Thể chế chính trị phương Tây được nhiều nước ở Châu
Phi, Châu Mỹ la tinh…áp dụng.
Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013
Từ sữa đậu nành Sài Gòn…
Từ sữa đậu nành Sài
Gòn…
Chỉ với 80.000 đồng mua 1 kg bột sữa là có thể pha chế
được 200 ly sữa đậu nành mà không phải mất công nấu đậu.
1 kg bột sữa pha
được 200 ly sữa đậu nành
Từ lâu, chợ Kim Biên vốn nổi tiếng với các mặt hàng hóa
chất được bày bán công khai. Cụ thể, chỉ cần một số tiền nhỏ bỏ ra là người
tiêu dùng có thể mua được rất nhiều loại bột pha chế khác nhau. Từ hóa chất tạo
độ ngọt cho nồi nước lèo bún bò đến pha chế trà chanh, tạo hương trà sữa và cả
các loại chất lỏng pha chế sữa tắm, làm sữa đậu nành...
Trong vai một tiểu thương nhỏ muốn mở hàng bán sữa đậu
nành vỉa hè ở cổng trường đại học nhân dịp khai giảng sắp tới, chúng tôi khăn
gói vào chợ hỏi mua loại bột làm sữa này. Dạo một vòng quanh các cửa hàng bán
hóa chất thực phẩm, chúng tôi ghé vào sạp số 6, tên cô T (chợ Kim Biên - quận
5) có bày rất nhiều các loại can xanh, trắng và túi nilon ghi nhiều loại hương
liệu như: hương chanh, đậu nành, đậu xanh...
Khi biết chúng tôi chuẩn bị mở quán bán sữa đậu nành vỉa
hè, cô T nhiệt tình tư vấn mua loại bột béo màu trắng đục, có giá 80.000
đồng/kg. Theo cô T hướng dẫn thì "chỉ cần đun sôi nước rồi cho vài muỗng
bột vào khuấy đều lên là có thứ nước màu trắng sữa giống như đậu nành. Tiếp
đến, cưng cho thêm ít giọt tạo mùi thơm của đậu nành vào khuấy đều lên là đem
bán được rồi". Được biết, 1 kg loại bột sữa này có thể làm ra 200 ly đậu
nành loại 5.000 đồng thường được bán ở vìa hè.
Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013
Kinh Dương Vương – “Ông nội của vua Hùng” là sản phẩm văn hóa Tàu
Kinh Dương Vương – “Ông
nội của vua Hùng” là sản phẩm văn hóa Tàu
Kinh Dương Vương- ông là ai?
TS. Trần Trọng
Dương
Lời dẫn của Lâm
Khang chủ nhân: Vừa qua, được biết tỉnh
Bắc Ninh đã triển khai một dự án khôi phục và tăng quy mô xây dựng khu di tích
thờ "Thủy tổ Kinh Dương Vương - ông nội của Vua Hùng", với vốn đầu tư
500 tỷ đồng. Thật là hãi hùng về con số chi phí khổng lồ này, trong khi tình
hình kinh tế đang hồi bấn loạn, ngân khố
cạn kiệt, nhân tâm đang xáo động.
"Ông nội của Vua Hùng" - chính điều này đã thôi
thúc một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước lại cất công truy tìm nguồn gốc
của Kinh Dương Vương. Và thật bàng hoàng: Kinh Dương Vương phải chăng chỉ là
một sự cóp nhặt của Ngô Sĩ Liên từ nhân vật Kinh Xuyên trong tiểu thuyết truyền
kỳ Trung Hoa? Phải chăng, chúng ta đã và đang, và còn mãi về sau thờ một ông
vua giả có nguồn gốc của Tàu? - Lâm Khang.
Như trong bài viết trước đây, chúng tôi đã chứng minh
rằng Đại Việt sử ký toàn thư- bộ sử quan trọng nhất của Việt Nam đề cập đến
những sự kiện từ khởi thủy cho đến thế kỷ XVII- là một tư liệu được biên soạn
trên tư duy đa nguyên "văn- sử- triết" của thời Trung Đại. Trong đó,
bộ sử này đã sưu tập nhiều huyền thoại dân gian của đời sau để bù đắp cho những
khuyết thiếu của sử liệu. Trong bài này, chúng tôi sẽ tiếp tục đưa ra những cứ
liệu để làm rõ hơn vấn đề tai hại trên. Đối tượng được đề cập đến ở đây chính
là Kinh Dương Vương- một nhân vật được coi là thủy tổ của Việt Nam- phải chăng
chỉ là một ảo ảnh diễn hóa từ nhân vật Kinh Xuyên trong tiểu thuyết truyền kỳ
của Trung Quốc?
Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013
Hãy trả lại sự bình thường cho người dân Việt Nam –Nhìn từ trường hợp của Nhật bản
Hãy trả lại sự bình thường cho người dân Việt Nam –Nhìn từ
trường hợp của Nhật bản
Quốc
Tư
(1) Hai cha con nhà Ishihara
Ông Ishihara Shintaro(石原 慎太郎) năm nay 80 tuổi,
là đồng chủ tịch Hội (đảng) Duy Tân Nhật bản (Japan Restoration Party)
Ông Ishihara Nobuteru, năm nay 56 tuổi, con ruột của ông
Ishihara Shintaro, là đại biểu Hạ nghị viện Nhật bản thuộc đảng cầm quyền Tự Do
Dân Chủ (LDP) cũng là Bộ trưởng Bộ Môi trường hiện nay.
Ishihara Nobuteru
Người cha vốn là một nhà văn nổi tiếng, từng là đại biểu
quốc hội của đảng Tự Do Dân Chủ (LDP), hai lần làm bộ trưởng, sau đó đắc cử
chức thị trưởng thành phố Tokyo, tiếp tục vị trí nầy trong hơn 3 nhiệm kỳ (1999
- 2012). Đang ở năm thứ hai của nhiệm kỳ thứ tư, ông gia nhập đảng Duy Tân Nhật
bản và trở thành đồng chủ tịch đảng này.
Bỗng dưng thấy thương Thủ tướng quá!
Bỗng dưng thấy thương Thủ tướng quá!
Thanh
Tùng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hưởng lương theo chế độ
công chức. Ảnh: BBC.
Trong cuộc họp báo về tình hình kinh tế - xã hội của UBND
TP HCM vào sáng ngày 29/8/2013, sau khi nghe báo cáo về mức lương khủng khiếp
mà 04 vị giám đốc của 04 công ty dịch vụ công ích của thành phố này được hưởng,
ông Lê Hoàng Quân - Chủ tịch UBND TP HCM đã phải thốt lên: “Mấy ông làm ăn giỏi
vậy thì cần gì đến ngân sách. Rõ ràng là bớt lương công nhân để làm giàu lãnh đạo.
Cái tội này là phải trị tới nơi tới chốn”.
Mr BAN
Mr BAN
Truyện
ngắn của Tạ Duy Anh
Mậu dần (Bảo Phù) năm thứ 6 (Tống Cảnh Viêm năm thứ 3). Mùa
xuân, tháng 2, dân chết nhiều vì bệnh đậu mùa.
Mùa hạ lúa mất mùa.
Tháng 6 có ngôi sao lớn sa về phương Nam rơi xuống biển, hơn hai ngàn ngôi sao nhỏ rơi
theo. Tiếng kêu như sấm đến vài khắc mới hết.
Mùa thu tháng 8, động đất 3 lần, nhiều súc vật chết.
Mùa đông, tháng 10, ngày 22, vua nhường ngôi cho Hoàng thái tử.
(Đại Việt sử ký Toàn thư, bản
khắc Chính Hoà thứ 18).
Trước khi về công tác tại một
cơ quan khá quan trọng, tôi được dặn đi dặn lại rằng, mọi việc đã có Mr Ban lo
cho từ A đến Z, chỉ cần làm đúng như lời Mr Ban là hoàn thành nhiệm vụ. Trước
khi lên xe, vị thủ trưởng đáng kính ở thái độ tận tuỵ với công việc-nếu đem so
với tuổi ngoài 60 của ông-còn dặn với theo: Có khó khăn gì mà không thể giải
quyết được thì nên nhớ còn có Mr Ban đấy nhé.
Tôi bày tỏ thái độ biết ơn sự
chu đáo của ông nhưng do có muôn vàn ý nghĩ đang xáo trộn nên tôi không mấy
quan tâm đến nội dung điều ông căn dặn. Chà, cứ làm như đi đánh địch trong vùng
tạm chiếm thời của cha tôi không bằng. Có việc quái gì mà lại không thể tìm ra cách để vượt qua. Ngả lưng
trên nệm chiếc xe đời mới, tôi thả lỏng toàn thân và trong trạng thái lơ mơ
ngủ, tôi tiếp tục được nghe những người cùng đi trên xe nhắc đến Mr Ban. Chắc
ngài là một nhân vật quan trọng, cứ cho là thế đi. Nhưng dù ngài có quan trọng
đến đâu cũng không quan trọng bằng giấc ngủ của tôi sau nhiều ngày cuộc sống bị
xáo trộn vì công tác mới. Tôi cũng không cần lo xa xem ở cái cơ quan mà tôi
đựơc phái tới tăng cường, liệu rồi tôi sẽ xoay sở ra sao trước những nhân vật
lạ hoắc-mà theo một anh bạn rất có kinh nghiệm làm cán bộ của tôi thì phần
lớn đều học hành tào lao nhưng âm mưu bức hại người khác thì
vào loại xuất chúng như phần lớn những nơi bạn tôi từng làm việc. Anh bạn tôi
bảo rằng nếu là anh thì chả có gì phải lo vì anh đã miễn dịch với các loại đòn
phủ đầu, đòn giấu mặt, đòn đánh từ sau lưng, đòn trực diện hay những cú đấm
được bọc sôcôla. Anh đã quá quen với cảnh một chuyên viên từ nơi khác đến sẽ
được tiếp đón ra sao. Hoặc anh đến để cùng về hùa với họ, biến trái đất giầu có
này thành của chúng mình, hoặc anh trở thành kẻ ngáng chân họ. Trong trường hợp
thứ nhất đương nhiên việc chính của anh là cố gắng đừng để họ qua mặt một cách
trắng trợn, ban cho bao nhiêu biết bấy nhiêu. Còn lại anh không phải lo nghĩ gì
hết. Mọi việc đã được an bài từ trước khi anh đến. Còn trong trường hợp thứ hai
thì anh sẽ đối mặt với cả một binh đoàn, thậm chí còn kinh khủng hơn, với đầy
đủ quyết tâm tiêu diệt kẻ thù và các loại phương tiện đủ cho anh biến mất, hoặc
anh vẫn lù lù ra đấy nhưng không khác gì một sự biến mất. Lời của anh bạn tôi
khiến bỗng dưng tôi cảm thấy chờn chợn
và rất tự nhiên tôi nghĩ đến Mr Ban. Ông ta là ai nhỉ? Giá mà tôi biết ông ta
trước khi đến nhận công tác có thể mọi việc sẽ thuận lợi hơn. Bằng vào thái độ
của mọi người-tất cả đều tỏ ra cung kính, hoặc ít ra là giả vờ cung kính, thậm
chí có phần thu mình lại-mỗi khi nhắc đến Mr Ban, tôi có cảm giác ông ta sẽ là
người bảo trợ tốt nhất cho mình. Tôi quyết định không ngủ nữa, không thể ngủ
thì đúng hơn. Những người đi cùng trên xe chuyển chủ đề sang một chuyện khác
nhưng thỉnh thoảng vẫn thấy sự hiện diện của Mr Ban.
Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013
Đừng gây thêm nữa tội ác với dân tộc, với lịch sử
Đừng gây thêm nữa tội ác với dân tộc, với lịch sử
Phạm Đình Trọng
1. Bóng đen những vụ án chính trị ô nhục trong
quá khứ đang trở lại
Đọc những bài viết phê phán ông Lê Hiếu Đằng trên báo
Quân Đội Nhân Dân, báo Nhân Dân, báo Đại Đoàn Kết, báo Công An Nhân Dân, báo
Sài Gòn Giải Phóng … tôi lại nhớ đến những bài viết rầm rộ, đồng loạt, tới tấp
đánh NVGP (Nhân Văn Giai Phẩm) trên các báo ở miền Bắc hồi những năm 1956,
1957.
Những bài viết phê phán ông Lê Hiếu Đằng sao giống khẩu
khí, giọng điệu, giống cả thái độ quyền uy lấn lướt, giống cả sự hằn học nhỏ
nhen, muốn làm sống lại cả không khí ngột ngạt, căng thẳng thời đánh NVGP đến
thế. Chỉ khác chút ít về độ nóng và qui mô.
Đánh NVGP lệnh công khai phát ra từ chót vót trên cao.
Những bài viết và nói nảy lửa của ông Tố Hữu phát ra từ cung đình nhà Đỏ như
phát súng lệnh. Đồng loạt các nhà nghiên cứu, các văn nghệ sĩ ào ào nhảy vào
đánh túi bụi những mục tiêu đã được chỉ định. Đánh để cố tách xa mình ra khỏi
NVGP, để bày tỏ lòng trung thành với đảng, để lập công với đảng nên không thiếu
một tên tuổi nào, không sót một tờ báo nào trong cuộc đánh hội đồng này.
Một thiếu niên đạp xích lô ở Việt Nam trở thành khoa học gia nguyên tử ở Mỹ
Một thiếu niên đạp xích lô ở Việt Nam trở thành khoa học gia
nguyên tử ở Mỹ
Tiến sĩ Đức hiện công tác tại Phòng thí nghiệm Quốc gia
Los Alamos, một trong hai phòng thí nghiệm của Mỹ chuyên nghiên cứu chế tạo các
loại võ khí nguyên tử và là một trong các viện nghiên cứu đa ngành lớn nhất thế
giới. Cậu bé đạp xích lô ở Việt Nam
ngày nào giờ đây đã góp công nghiên cứu sáng chế ra những máy móc, thiết bị dò
tìm nguyên tử đang được ứng dụng để ngăn ngừa các hình thức vận chuyển nguyên
tử bất hợp pháp vào biên giới Hoa Kỳ.
Là con trưởng trong gia đình 11 anh chị em, năm lên 14
tuổi, cậu bé Võ Tá Đức đã trở thành lao động chính trong nhà vì gia cảnh khó
khăn. Ba cậu làm thợ nề, nhưng do bệnh tật nên bị mất sức lao động. Mẹ Đức tảo
tần buôn bán lặt vặt chạy bữa qua ngày. Hằng ngày, sau giờ tan học, Đức ăn vội
cơm trưa rồi cuốc chiếc xe xích lô rong ruổi khắp mọi góc phố ở Tuy Hòa để kiếm
tiền phụ cha mẹ nuôi 14 miệng ăn trong gia đình.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)