Lược khảo về các tên gọi Viện Hàn lâm và Viện sĩ cùng những nhầm lẫn tai hại*(tiếp theo và hết)
Lê Mạnh Chiến
Hơn một năm
qua, mọi người đã tôn xưng GS Phan Huy Lê khi thì là viện sĩ, lúc thì là viện
sĩ thông tấn Viện HL bi ký và mỹ văn Pháp. Nhiều nơi, nhiều lúc, nhiều người,
trong đó GS Đinh Xuân Lâm đã nói rằng, GS
Phan Huy Lê được bầu vào Viện hàn lâm Pháp, đồng nghĩa với việc ông trở
thành con người “bất tử” của nước Pháp, được người Pháp thờ phụng muôn đời. Nhưng sự thực thì GS Phan Huy Lê chỉ được Viện hàn lâm bi ký và mỹ văn chỉ định làm thông tín
viên, làm việc của một nghiên cứu viên cấp thấp, không cần có có sự bầu
chọn ở một cuộc họp của hội đồng viện sĩ.
Phải coi việc GS Phan Huy Lê được chỉ
định làm thông tín viên của Viện HL Bi
ký và Mỹ văn là một vinh dự và may mắn quá lớn đối với ông. Tuy thế, đó vẫn
là một việc rất rất nhỏ, chưa đáng để cho báo chí ở Pháp đưa tin, chỉ có các
bản tin tiếng Việt phóng đại quá sai mà thôi. Chúng tôi phải tìm ở website của L’Académie des Inscriptions et Belles
Lettres thì mới thấy tin này bằng tiếng Pháp.
Sự hồn nhiên của ông chủ tịch Hội sử học thật
đáng trách. Lẽ ra, vinh dự mà mình được hưởng đến đâu thì cứ khoe đến đấy, đằng
này lại khoe quá đà, vượt sự thật quá xa, để cho gần một trăm triệu người Việt
Nam hiện tại (nếu kể cả mai sau thì còn nhiều lắm) bị lấm lẫn, từ thạch anh lại
tưởng là ruby thượng hạng hoặc kim
cương, để rồi khi vỡ lẽ ra thì lại thất vọng ê chề, chán chường, bực tức rồi
quay ra chửi đổng.
Trước đây, khi một thành viên nước ngoài của Viện hàn lâm
khoa học Nga (hoặc Liên Xô) xuất hiện trên báo chí dưới danh hiệu là viện
sĩ Viện hàn lâm khoa học Nga (hoặc Liên Xô), ví dụ, ông Nguyễn B chẳng hạn, bao giờ cũng thấy viết là
GS.VS. Nguyễn B. Viết như vậy là phạm liền mấy lỗi, như tôi đã phân tích ở
trên. Nhưng thật khó biết đó là lỗi của
nhà báo, của biên tập viên, lỗi của nhân viên đánh máy hay là lỗi của chính ông
Nguyễn B. Riêng về GS Phan Huy Lê, tôi đã thấy có chỗ ông viết tên mình là GS.VS.Phan
Huy Lê rồi ký tên và đóng dấu của
Hội Khoa học lịch sử.
Nói tóm lại, GS Phan Huy Lê là thông tín viên(correspondant) của Viện
hàn lâm Bi ký và Mỹ văn (L’Académie des
Inscriptions et Belles-Lettres), một Viện học thuật nổi tiếng vào hạng thứ tư
hoặc thứ năm ở Pháp; ông không hề là
“viện sĩ” của một Viện nào cả, lại càng không thể là Viện sĩ Viện hàn lâm
Pháp như chính ông cùng hệ thống báo chí toàn quốc đã từng ngộ nhận và tuyên truyền rầm rộ và coi đó là một niềm tự hào của người
Việt Nam..