Nhãn

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

Lược khảo về các tên gọi Viện Hàn lâm và Viện sĩ cùng những nhầm lẫn tai hại*(tiếp theo và hết)


Lược khảo về các tên gọi Viện Hàn lâmViện sĩ cùng những nhầm lẫn tai hại*(tiếp theo và hết)

       Lê Mạnh Chiến

Hơn một năm qua, mọi người đã tôn xưng GS Phan Huy Lê khi thì là viện sĩ, lúc thì là viện sĩ thông tấn Viện HL bi ký và mỹ văn Pháp. Nhiều nơi, nhiều lúc, nhiều người, trong đó GS  Đinh Xuân Lâm đã nói rằng, GS Phan Huy Lê được bầu vào Viện hàn lâm Pháp, đồng nghĩa với việc ông trở thành con người “bất tử” của nước Pháp, được người Pháp thờ  phụng muôn đời. Nhưng sự thực thì GS  Phan Huy Lê chỉ được Viện hàn lâm  bi ký và mỹ văn chỉ định làm thông tín viên, làm việc của một nghiên cứu viên cấp thấp, không cần có có sự bầu chọn ở một cuộc họp của hội đồng viện sĩ.
 Phải coi việc GS Phan Huy Lê được chỉ định  làm thông tín viên của Viện HL Bi ký và Mỹ văn là một vinh dự và may mắn quá lớn đối với ông. Tuy thế, đó vẫn là một việc rất rất nhỏ, chưa đáng để cho báo chí ở Pháp đưa tin, chỉ có các bản tin tiếng Việt phóng đại quá sai mà thôi. Chúng tôi phải tìm ở website của L’Académie des Inscriptions et Belles Lettres thì mới thấy tin này bằng tiếng Pháp.
 Sự hồn nhiên của ông chủ tịch Hội sử học thật đáng trách. Lẽ ra, vinh dự mà mình được hưởng đến đâu thì cứ khoe đến đấy, đằng này lại khoe quá đà, vượt sự thật quá xa, để cho gần một trăm triệu người Việt Nam hiện tại (nếu kể cả mai sau thì còn nhiều lắm) bị lấm lẫn, từ thạch anh lại tưởng là ruby thượng hạng  hoặc kim cương, để rồi khi vỡ lẽ ra thì lại thất vọng ê chề, chán chường, bực tức rồi quay ra chửi đổng.
        Trước đây, khi một  thành viên nước ngoài của Viện hàn lâm khoa học Nga (hoặc Liên Xô) xuất hiện trên báo chí dưới danh hiệu là viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Nga (hoặc Liên Xô), ví dụ, ông  Nguyễn B chẳng hạn, bao giờ cũng thấy viết là GS.VS. Nguyễn B. Viết như vậy là phạm liền mấy lỗi, như tôi đã phân tích ở trên.  Nhưng thật khó biết đó là lỗi của nhà báo, của biên tập viên, lỗi của nhân viên đánh máy hay là lỗi của chính ông Nguyễn B. Riêng về GS Phan Huy Lê, tôi đã thấy có chỗ ông viết tên mình là GS.VS.Phan Huy Lê rồi ký tên và đóng  dấu của Hội Khoa học lịch sử.
       Nói tóm lại, GS Phan Huy Lê    thông tín viên(correspondant) của Viện hàn lâm Bi ký và  Mỹ văn (L’Académie des Inscriptions et Belles-Lettres), một Viện học thuật nổi tiếng vào hạng thứ tư hoặc thứ năm ở Pháp; ông không  hề là “viện sĩ” của một Viện nào cả, lại càng không thể là Viện sĩ Viện hàn lâm Pháp như chính ông cùng hệ thống báo chí toàn quốc  đã từng ngộ nhận và tuyên truyền rầm  rộ và coi đó là một niềm tự hào của người Việt Nam..


VI.  Vài lời  cuối  bài

         Đây là bài lược khảo về các tên gọi “viện hàn lâm” và “viện sĩ”. Nếu viết kỹ hơn thì còn rất nhiều điều đáng nói, có cả chuyện “cười ra nước mắt” nữa. Nhưng, tác giả  nghĩ rằng, ngần ấy cũng đã khá đủ để chúng ta có những hiểu biết cơ bản về các tên gọi như viện hàn lâm và viện sĩ, académie (hoặc academy, akademiya...) và académicien (hoặc academician, akademik...), và cuối cùng nhận rõ không ít sai lầm tai hại trong việc sử dụng tên gọi “viện sĩ”. 
         Ở nước ta, các tên gọi “viện hàn lâm” và  “viện sĩ” hình như có sức mê hoặc  phi thường và rất nhiều người muốn khai thác chúng một cách triệt để. Cho nên, cứ hễ ớ đâu có  Academy là lập tức được dịch ra ngay thành Viện hàn lâm, hễ dính một chút đến một Academy nào đó là  trở thành viện sĩ, và được nhiều người trầm trồ, thán phục. Sự ngưỡng vọng đối với viện hàn lâm và viện sĩ, có lẽ bắt đầu thể hiện đối với Viện hàn lâm Pháp (Académie franÕaise) từ thế hệ cha chú chúng tôi, tiếp nữa là  đối với Viện hàn lâm khoa hoc Liên Xô, bén rễ trong lòng nhiều thế hệ trước khi Liên xô sụp đổ. Tình cảm ấy bắt nguồn từ đức tính tốt là lòng yêu chuộng tri thức. Nhưng, khi thời thế đổi thay, thói giả dối, bệnh ham chuộng hình thức và hư danh bao trùm lên xã hội thì đức tính tốt ấy  bị lợi dụng và khai thác triệt để. Thói dối trá đã ngấm sâu vào máu của những người đã giành được ít nhiều danh lợi, đến mức trở thành bản năng, vô thức, tất yếu.
          Khi lương tâm và trách nhiệm công dân bắt buộc tôi phải viết vài này, nhiều khi tôi cảm thấy thẫn thờ, chán nản. Ôi, sao lại có chuyện lạ đời như thế này? Một giáo sư  nổi tiếng bậc nhất hiện nay, thường vẫn rao giảng về thái độ trung thực trong khoa học, về việc dấn thân để bảo vệ chân lý khoa học, nay lại đánh lừa cả nước ngót 100 triệu người ư? Mà lại lừa rất dễ. Ông ta đã được các cấp chính quyền cùng  toàn bộ hệ thống thông tịn tuyên truyền văn hóa giáo dục khoa học ra sức đề cao, tâng bốc, coi như một niềm tự hào của đất nước. của dân tộc.Tôi băn khoăn tự hỏi, trước sự việc này, ta nên cười hay nên khóc, và đối với những người trong cuộc ấy, ta nên khinh ghét hay nên thương hại?
         Tôi rất mong muốn nước ta có những “viện hàn lâm” (nếu  thấy cần phải gọi như thế) hoặc là một hay vài  viện nghiên cứu (của nhà nước và của tư nhân), trong đó nổi lên một viện có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển lành mạnh của đất nước, rất nổi tiếng và toàn dân ai ai cũng biết, dù nó có tên là Viện (hàn lâm) ABXFZ gì đó nhưng chỉ cần nói đến “Viện (hàn lâm)” là đủ biết mà không cần nói rõ tên, giống như từ “đảng’ hiện nay vậy. Khi đó, các thành viên trụ cột (không phải là “tứ trụ” mà có thể là “nhị thập tứ trụ” hay là “tứ thập nhị trụ”, v.v.) được tôn xưng là Viện sĩ của viên ABXFZ, nhưng chỉ cần xưng “Viện sĩ” là đủ.. Lúc bấy giờ, các cụ Phan A, Nguyễn B, Trần C (nếu còn sống) sẽ được gọi là viện sĩ theo đúng nghĩa và họ tha hố vung bút thoải mái viết VS Phan A, viện sĩ Nguyễn B mà không sợ phạm lỗi tiếng Việt. Nhưng lúc đó phải lưu ý cấm các chú vệ sĩ không được viết tắt chữ “vệ sĩ” là VS, mà có lẽ nên cấm ngay từ bây giờ, vì nếu không cấm thì vệ sĩ Mạnh Huỵch chẳng hạn, lúc nào cũng có quyền giới thiệu mình là VS. Mạnh Huỵch mà không cần ai ban phát danh hiệu và không hề phạm lỗi tiếng Việt, bởi  vì vệ sĩ gần như là nghề nghiệp của ông ta, như ta vẫn thường  nói  ca sĩ Hồng Nhung hay nhạc sĩ Trần Tiến vậy. Ngoài ra, nếu Viện ABXFZ  được mọi người  biết đến vì nó đầy tai tiếng, lúc đó, xét về mặt ngôn ngữ học thì viết VS Phan A hay viện sĩ Nguyễn B  cũng đều hoàn toàn đúng, nhưng  đó là cái đúng mà chúng  ta không mong muốn.
         Ở nước ta có hai Viện nghiên cứu lớn (không biết đã lớn nhất hay chưa) mà tôi khá quen biết, đó  Viện khoa học xã hội Việt Nam Viện khoa học và công nghệ Việt Nam. Cả hai Viện ấy  có tên bằng tiếng Anh, lần lượt là Vietnam Academy of Social siences  Viet Nam Academy of Science and Technology (chữ Việt Nam có khi viết liền, có khi viết rời, có khi viết Vietnamese). Vì khá nhiều người hiểu chữ Academy một cách “hàn lâm” chứ không nghĩ rằng ngày nay nó được sử dụng khá “thông tục” nên họ phê phán rằng, làm  ăn chẳng ra gì mà đã huyênh hoang khoác lác , dám vỗ ngực tự xưng là Academy. Theo tôi thì dịch như vậy không sai, Viện khoa học Trung Quốc cũng có tên  bằng tiếng Anh là Chinese Academy of Sciencescơ mà. Còn cái tên bằng tiếng Việt  thì cũng tùy các nhà lãnh đạo cao cấp định đoạt, nhưng nếu gọi là Viện hay Viện hàn lâm thì giá trị của nó cũng không hề tăng lên hay giảm xuống. Chiếc áo không làm nên thày tu, huống chi là một cái tên.
         Với tư cách một công dân cao tuổi, tôi viết bài lược khảo này để quý vị độc giả và  các nhà chức trách tham khảo nhằm hiểu  rõ hơn về những danh hiệu mà suốt nhiều năm qua, các cơ quan báo chí và các nhà khoa học cùng toàn thể dân chúng đã hiểu sai, dấn đến những chuyện lố bịch, đáng hổ thẹn. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước đông đảo độc giả và cả trước pháp luật về điều mà tôi đã khám phá. 
        Theo những địa chỉ của các nguồn tư liệu từ Internet mà tôi đã sử dụng, bất cứ độc giả nào biết chữ Hán và tiếng  Nga, tiếng  Anh và tiếng Pháp đều có  thể kiểm tra ngay trước màn hình  của máy tính. Nếu phát hiện thấy tôi đã trích dẫn sai, hiểu sai, diễn  giải sai các nguồn tư liệu ấy, tôi kính mong được chỉ dẫn thật rõ, rõ hơn hoặc như tôi đã làm trong bài này. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm toàn diện về mọi điều mà tôi đã viết.

Tháng 9 năm /2012
          L.M.C

Phần phụ lục

      Kính thưa quý vị độc giả!

       Để độc giả khỏi phải nghi ngờ về tính xác thực của những cứ liệu được sử dụng trong bài này, chúng tôi xin giới thiệu một số cứ liệu ấy.
       Nhằm giúp quý vị độc giả hình dung được khoảng cách giữa một Associé étranger (Cộng sự viên nước ngoài) váo một Correspondant étranger (thông tín viên nước ngoài), chúng tôi xin giới thiệu  Hồ sơ cá nhân của một Cộng sự viên nước ngoài và Hồ sơ cá nhân của GS Phan Huy Lê mà chúng tôi đã  tìm thấy trong website chính thức của Viện hàn lâm Bi ký và Mỹ văn  (L’Académie des Inscriptions et Belles-Lettres). Chúng tôi khong cần giới thiệu Hồ sơ cá nhân của một Viện sĩ, bởi vì,như trong bài đã nói, Các cộng sự viên nước ngoài là những người  có trình độ chuyên môn rất cao, có thẻ sánh với  các Viện sĩ, nhưng vì họ không phải là người Pháp nên không thể gọi là viện sĩ. Bởi vậy, Hồ  sơ cá nhân của  một viện sĩ  nhất định phải phong phú hơn Hồ sơ của mọt cộng sự viên.
          Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu trang website chính thức nói về Các thành viên  và các thông tín viên của Viện hàn lâm Bi ký và Mỹ văn, cũng như các bản tin từ Báo điện tử của Dảng cộng sản Việt Nam và của Nhà xuát bản Tri thức nói về việc GS Phan HUy Lê trỏe thành Viện sĩ viện hàn lâm Pháp.
 
 Lê Mạnh Chiến      


 Hồ sơ  của GS Phan Huy Lê, (Correspondant)  tại website chính thức                 của Académie des Inscriptions et Belles-Lettres

        Correspondant  étranger PHAN HUY Lê
Chevalier des Palmes académiques.
Né à Thach-Châu (Vietnam), le 23 février 1934.
Orientaliste, spécialiste de l’histoire rurale, culturelle et militaire du Vietnam. Président de l’Association des historiens du Vietnam.
Nommé le 27 mai 2011 correspondant étranger à la place de Francisco Rico.

    Thông tín viên  nước  ngoài  PHAN HUY LÊ
                                            
Sinh tại  Thạch Châu (Việt Mam), ngày 23 /02/1934. Nhà đông phương học,  chuyên gia về lịch sử nông thôn, lịch sử văn  hóa và lịch sử quân sự Việt Nam. Được chỉ định  ngày 27 tháng 5 năm 2011 làm thông tín viên nước ngoài ở vị trí của Francisco Rico

***
                                           
           Để đối chứng tư cách của một thông tín viên  (correspondant) với một cộng sự viên (associé), chúng tôi xin giới thệu hồ sơ của ông Louis Godart , được bầu chọn (Élu, chứ không phải Nommé = Được chỉ định, như GS Phan Huy Lê) ngày 12/4/2002 làm Associé étranger
    
      Hồ sơ  của ông GODART Louis  (sinh năm 1945, quốc tịch Italia),   Cộng sự viên nước ngoài  (Associé  étranger), tại website chính thức   của Académie des Inscriptions et Belles-Lettres

            GODART Louis
(Bourseigne-Vieille, Belgique, le 12 août 1945 ; naturalisé italien)
Élu, le 12 avril 2002, associé étranger de l’Académie des Inscriptions et Belles-Lettres, au fauteuil de Cinzio VIOLANTE
           GODART  Louis
Sinh tại Bourseigne-Vieille, Bỉ, ngày 12 tháng  8 năm 1945. quốc tịch Ý.                   Được bầu  ngày  12 tháng tư năm 2002 làm cộng sự v iên nước ngoài của Viện hàn lâm Bi ký và Mỹ văn, ở ghế bành của Cinzio VIOLANTE.               

Spécialisation: HELLÉNISTE [mycénologue, spécialiste du monde égéen, proto et pré-grec]
Carrière  : - 1967-1971. Boursier du Consiglio nazionale delle Ricerche (Rome). - 1971. Docteur en philosophie et Lettres de l’Université libre de Bruxelles. - 1971-1973. Membre de l’École française d’Athènes. - Depuis 1973. Professeur chargé de cours, puis extraordinaire (1980) et ordinaire (1983) de philologie mycénienne près la Faculté de lettres et philosophie de l’Université de Naples« Federico II » - 1977. Docteur ès lettres. - 1983-1988. Directeur de l’Academia Belgica (Rome). - 1998. Correspondant étranger de l’Académie des Inscriptions et Belles-Lettres. - 2001. Segretario de la classe di scienze morali, storichi e filologiche dell’Accademia nazionale dei Lincei. - 2002. Conseiller du président de la République italienne pour les affaires culturelles.
           Directeur de la mission archéologique de l’Université de Naples« Federico II » en Crète (depuis 1982).
           Membre du Comitato di Indirizzo per la Valutazione della Ricercha scientifica du ministère de l’Université et de la Recherche scientifique (Italie).
           Membre de l’Accademia nazionale dei Lincei (Rome), de l’Accademia Pontaniana (Naples), de l’Accademia di Lettere e Belle Arti di Napoli et membre correspondant de l’Académie d’Athènes.
           Grand-Officier de l’Ordre de Léopold II (Belgique).
Principales publications : - 1973. Index généraux du linéaire B (en coll. avec J.-P. Olivier, C. Seydel et C. Sourvinou). - 1976-1985.Recueil des Inscriptions en linéaire A, 5 t. (en coll. avec J.-P. Olivier). - 1976. TO MINOIKO APXEIO TON XANION (en coll. avec I. A. Papapostoulou et J.-P. Olivier). - 1978. Fouilles exécutées à Mallia. Le quartier Mu (Introduction générale par J.-C. Poursat ; L’écriture hiéroglyphique crétoise par L. Godart et J.-P. Olivier). - 1978. Les tablettes en linéaire B de Thèbes (en coll. avec A. Sacconi). - 1986-1998. Corpus of Mycenaean Inscriptions from Knossos, 4 vol. (en coll. avec J. Chadwick, J. T. Killen, J.-P. Olivier et A. Sacconi ; ainsi que I. A. Sakellarakis pour les t. 1 et 2). - 1990. Le pouvoir de l’écrit. Aux pays des premières écritures. - 1990. Appunti di Filologia micenea (en collaboration avec A. Franceschetti). - 1992, 2001 (2ème ed.).L’invenzione della scrittura. Dal Nilo alla Grecia. - 1992.Témoignages archéologiques et épigraphiques en Crète occidentale du Néolithique au Minoen Récent III B (en coll. avec Y. Tzedakis). - 1995. Le disque de Phaistos. L’énigme d’une vieille écriture de l’Égée(également en italien, anglais, allemand et grec). - 1996. L’oro di Troia. La vera storia del tesoro scoperto da Schliemann (en coll. avec G. Cervetti). - 1996. Corpus Hieroglyphicarum Inscriptionum Cretae (en coll. avec J.-P. Olivier). - 1997. Le isole degli Dei. Creta a l’arcipelago greco. - 1998. Grecia. Terra di dei e di Eroi (en coll. avec J. Lange). - 2001. Fouilles de La Cadmée I. Les tablettes en linéaire B de la Odos Pelopidou, Biblioteca di Pasiphae I (en coll. avec V. L. Aravantinos et A. Sacconi). - 2006. Il Palazzo del Quirinale.
           Membre des comités scientifiques des revues Archeo, Archeologia Viva, Archéologie nouvelle, Gaia et Respublica Litterarum.

En ligne sur Persée :
. (Consulté le 04 novembre 2011).

Một số bản tin về việc GS Phan Huy Lê trở thành viện sĩ hàn  lâm Pháp

 Nguồn: http://nxbtrithuc.com.vn/viet-nam/145-gs-phan-huy-le-tro-thanh-vien-si-vien-han-lam-phap
            Nguồn:                          http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=62&News=4190&CategoryID=4

* Bài còn có tiêu đề khác: Cùng luận bàn về Viện Hàn lâm và danh hiệu viện sĩ của ông Phan Huy Lê
Nguồn:
- Tạp chí Nghiên cứu và phát triển
- Nguồn: phongdiep.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét