Nhãn

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

Thư gửi Giám đốc công an Hà Nội

Thư của những người tham gia & ủng hộ biểu tình gửi ông Giám đốc Công an Hà Nội
Basamnews

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——*——
Hà Nội, ngày 25 tháng 07 năm 2011

Kính gửi: Ông Nguyễn  Đức Nhanh
Giám đốc Công an thành phố Hà Nội
1.Chúng tôi những người tham gia và ủng hộ các cuộc biểu tình yêu nước, phản đối Trung Quốc gây hấn tại biển Đông ghi nhận và hoan nghênh Công an thành phố Hà Nội (CATPHN) đã không sử dụng vũ lực đối với người tham gia biểu tình yêu nước trong buổi sáng Chủ nhật 24/7/2011 vừa qua.
2.Tuy nhiên, chúng tôi hoàn toàn không tán thành việc một số nhân viên an ninh đã ngấm ngầm hoặc công khai gây phiền nhiễu sinh hoạt bình thường của một số công dân nhằm ngăn cản họ thực hiện quyền biểu tình được Hiến pháp quy định.

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

Hương trung biệt hữu vận

       Hương trung biệt hữu vận...
   (Thư gửi ông Trần Quân)



Đặng Văn Sinh
Cách đây một tuần, chúng tôi có nhận được bức thư của ông Trần Quân, nhờ dịch giúp một đoạn chữ Hán mới tìm được trong cuốn vở chép tay của ông thân sinh đã quá cố. Ông Quân chỉ cho biết danh tính và đang sinh hoạt trong một CLB thơ Đường, còn không nói rõ địa chỉ và số điện thoại. Tuy nhiên, vì tế nhị, chúng tôi cũng không tiện hỏi. Xét thấy những dòng chữ Hán được ông gửi đến khá lý thú, chúng tôi vội bắt tay tìm hiểu bằng nhiều nguồn khác nhau, từ Đường thi tam bách thủ  đến Đường thi hợp tuyển tường giải, Tống từ và cuối cùng là cỗ máy khổng lồ Google (tất nhiên là bằng tiếng Hoa) mới tìm ra được lời giải. Về đại thể, chúng tôi đã trả lời ông Trần Quân hôm 26 tháng 7 năm 2011, nhưng xét thấy vẫn còn sơ sài, vì chưa cung cấp được nội dung chi tiết các bài thơ liên quan. Vậy xin nói rõ hơn và đưa bài viết này lên trang nhà để rộng đường dư luận.

       ĐVS
Nội dung bức thư của ông Trần Quân:
Kính gửi nhà văn Đặng Văn Sinh!
Tôi là Trần Quân, một lần đọc trên phusaonline và vantuyen.net, biết ông là tác giả các bài Thơ Đường nhân chuyến thăm Cố đô, vậy xin mạo muội kính nhờ ông dịch giúp những dòng chữ Hán dưới đây. Đoạn chữ Hán này được được nghệ nhân xưa khắc vào chiếc độc bình cổ bằng gỗ, nhưng không may nó đã bị cháy trong trận hỏa hoạn năm Bính Ngọ, may mà cách đó mấy năm cụ thân sinh tôi đã sao ra một bản. Cụ biết chữ Hán, nhưng đến tôi, tuy có tham gia CLB thơ Đường UNESCO, nhưng  thú thật, một chữ bẻ đôi cũng chịu. Tình cờ một hôm phát hiện ra cuốn vở có sao chép những chữ Hán trên, tôi đã hỏi một số người cũng biết võ vẽ nhưng không ai đọc và dịch đúng được. Gần đây tôi có nhờ một đại đức trẻ ở chùa Thiên Phúc đánh máy vi tính, hy vọng tìm được những bậc túc nho giảng giải giúp. Vậy rất mong ông chiếu cố, tôi sẽ vô cùng biết ơn. Chúc ông vạn sự bình an.
                                                                                           Kính thư
                                                                                          Trần Quân

Nguyên văn như sau:

香中别有韻,清極不知寒;風光人不覺,已著後園梅;蕭寺兩株紅,欲共曉霞爭;獨占歲寒天,正群芳休息

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

Thảo phạt Trung Tuyên Bộ

Thảo phạt Trung Tuyên Bộ

 PGS Tiêu Quốc Tiêu

Tình cờ đọc được một tài liệu rất lý thú của ông Tiêu Quốc Tiêu – Phó giáo sư khoa Báo chí đại học Bắc Kinh phê phán Ban tuyên huấn TW của ĐCS TQ. Post lên đây để chia sẻ với mọi người.
Ban Tuyên Huấn TW (Trung Ương) là cơ quan của TW ĐCS (Đảng Cộng Sản) Trung Quốc chuyên lãnh đạo công tác văn hoá, tuyên truyền, dư luận, báo chí… (được mệnh danh là “Thái thượng hoàng” của báo chí).Trong thời kỳ trước và sau Cách mạng Văn hoá, Mao Trạch-đông đã từng gọi Ban Tuyên Huấn TW do Lục Định-nhất, Chu Dương lãnh đạo là “Điện Diêm vương” bởi nó chuyên bảo vệ phái hữu để chống lại phái tả. Trong lịch sử Trung Quốc, lãnh đạo Ban Tuyên Huấn TW thường là vật hy sinh của các cuộc đấu tranh chính trị. Giữ chức vụ trưởng Ban Tuyên Huấn TW qua các thời kỳ gồm có: Lục Định-nhất, Tập Trọng-huân, Đào Chú, Trương Bình-hóa, Hồ Diệu-bang, Vương Nhiệm-trọng, Đặng Lực-quần, Chu Hậu-trạch, Đinh Quang-căn, Vương Nhẫn-chí. Trưởng Ban Tuyên huấn TW hiện nay là Lưu Vân-sơn.
Ông Tiêu Quốc Tiêu, Phó giáo sư khoa Báo chí Đại học Bắc-kinh, đã đứng trên lập trường của ĐCS Trung Quốc phê phán Ban Tuyên Huấn TW bằng một bài viết khoảng 14 ngàn từ. Sau đây là phần nội dung cốt lõi nhất.

Thảo Phạt Trung Tuyên Bộ
(Ban Tuyên Huấn Trung Ương Đảng CS Trung Quốc)

Tác giả: Tiêu Quốc Tiêu
Nguyễn Thành Tiến dịch, Nữ Lang Trung hiệu đính, hny sửa chữa

Chỗ “thắt cổ chai” trên con đường phát triển văn minh của xã hội Trung Quốc là gì? – Là Ban Tuyên Huấn TW (đại diện cho cả hệ thống tuyên huấn).
Kẻ vác đá ghè chân mình là ai? Là Ban Tuyên Huấn TW.
Ai đã dung dưỡng bao che cho những phần tử hủ bại? Là Ban Tuyên Huấn TW.
Vậy nó nói lên điều gì? Tất cả mọi người đều biết ở Trung Quốc không có nhiều tự do báo chí, thậm chí là rất ít. Thử hỏi ai đã cân đong bớt xén quyền tự do vốn rất ít ỏi ấy của báo chí Trung Quốc? Chính Ban Tuyên Huấn TW.
Mức độ tự do báo chí là thước đo của văn minh xã hội. Các nhà triết học tiền bối phương Tây đã nói: “Có thể không có chính phủ nhưng không thể không có tự do báo chí”. Ban Tuyên Huấn TW đã coi báo chí như kẻ thù, ngay cả 4 chữ “tự do báo chí” cũng không được phép dùng tùy tiện. Điều đó chứng tỏ là họ đã chà đạp lên những chuẩn mực tối thiểu nhất của văn minh. Ban Tuyên Huấn TW đã rơi vào “cái lô-cốt” ngu muội và lạc hậu nhất. Trong khi họ đang sung sướng và nhận hối lộ do lộng quyền thì hình tượng của Đảng và Chính phủ cùng những văn minh tiến bộ của đất nước phải trả giá đắt.
Nếu như cứ chấp nhận sự hoành hành vô lối của Ban Tuyên Huấn TW, tiếp tục gây tai họa cho đất nước, thì không chỉ riêng nó vĩnh viễn rơi xuống địa ngục, mà nghiệp lớn cải cách vĩ đại của Trung Quốc sẽ bị tẩy xoá, bị triết khấu. Tiến trình văn minh chính trị của Trung Quốc sẽ bị đầy lùi, hàng triệu trí thức nhân văn cũng sẽ không ngẩng cao đầu lên được. Do đó, chúng ta phải “xả thân phấn đấu để thảo phạt Ban Tuyên Huấn TW”.
14 chứng nan y của Ban Tuyên Huấn TW
Thứ nhất: Dùng phép phù thủy làm phương pháp công tác

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011

Đạp lên mặt nhân dân

ĐẠP LÊN MẶT NHÂN DÂN -TỔ QUỐC SƯỚNG LẮM SAO ?
Thơ Trần Mạnh Hảo


                             



( 08 h, 57’ ngày 17/07/2011 trong cuộc trấn áp người yêu nước biểu tình chống giặc ngoại xâm, đại úy Minh – đội phó đội an ninh công an quận Hoàn Kiếm, công an Hà Nội, từ trên xe bus, thẳng chân đạp lên mặt anh Nguyễn Trí Đức bốn lần, khi anh Đức đang bị bốn công an khiêng từ dưới đất để vất lên xe như khiêng một con lợn. Anh Đức là một thanh niên yêu nước, đi biểu tình ôn hòa chống bọn xâm lược Trung Quốc đang cướp biển đảo nước ta)

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

Nén nhang muộn cho Nguyễn Khải

Nén nhang muộn cho Nguyễn Khải



Tạ Duy Anh



Cho đến khi Nguyễn Khải từ giã cõi đời, tôi chỉ nhìn thấy ông một lần và gặp ông một lần nhưng chưa bao giờ quen ông. Lần nhìn thấy ông là khi tôi còn ở Trường Viết văn Nguyễn Du. Tôi nhớ trong đám quan khách đến dự cuộc hội thảo gì đó do nhà trường tổ chức, có một người từ đầu đến cuối hầu như không muốn nói, đến dự vì nể nang, bất đắc dĩ, không tiện từ chối. Ở chỗ nào ông cũng như muốn lẩn mình vào trong đám đông nhưng thỉnh thoảng cứ phải gượng gạo cười, gật đầu đáp lại lời chào, gượng gạo chìa tay với ai đó. Đến bữa trưa, mọi người tự phục vụ. Nhà văn Nguyễn Trí Huân bất ngờ vỗ vào vai tôi và chỉ về phía người mà tôi vừa kể, đang kẹp chiếc cặp trên nách nên phải nghiêng người xuống hứng cốc bia hơi cũng do ông tự vặn vòi, bảo: “Chú nên ra chào bác Nguyễn Khải một câu và lấy cho bác ấy cốc bia”. Đáp lại Nguyễn Trí Huân, tôi chỉ đứng im nhìn để tự nhủ lòng mình rằng, vậy ra đó chính là Nguyễn Khải. Tôi bỗng muốn bật cười, mặc dù nếu làm thế thì là bất nhã. Nhưng đúng là tôi không kìm được và không sao hiểu nổi phản ứng đó của mình. Tại sao tôi lại buồn cười khi nhìn thấy ông nhà văn nổi tiếng suốt mấy chục năm – từ khi tôi chưa đẻ, mà không lon ton chạy ra đỡ cốc xin được lấy bia rồi bưng cho ông ta bằng vẻ xuýt xoa cầu thân, bằng bộ mặt rạng rỡ hạnh phúc vì được làm quen với bậc trưởng lão trong làng văn, như đa số người cầm bút thế hệ tôi lúc bấy giờ sẽ làm thế? Đó chả là một vinh hạnh lớn lắm ư?

Biết đâu ông ấy hạ cố ban cho lời khen rơi khen vãi, bằng độ bao diêm thôi trên báo Văn nghệ, là có thể thành danh như khối trường hợp đã xảy ra? Chính mắt tôi từng chứng kiến một ông nhà thơ, bất chấp mưa bão khiến toàn thân ướt như chuột lột, khom người móc từ trong bụng ra tập thơ bọc mấy lần ni lông run run dâng lên một nhà phê bình ngồi như con Linh Miêu trong bức tranh “Đám cưới chuột”, giọng nịnh bợ thảm hại: “Biếu anh và xin anh cho vài nhời”. Nhà phê bình kia so với Nguyễn Khải, chỉ là gã tiểu tốt vô danh, mà còn được trọng vọng đến vậy huống hồ Nguyễn Khải? Vài nhời của bậc “trưởng lão” đôi khi đủ là vốn liếng bằng vàng với người mới vào nghề để anh ta có cơ hội được ai đó nhắc tới ngay cả khi sau đó anh ta chết ngóm. Trong nghề viết lách, chưa có tí danh, dù là danh bèo danh bọt thì còn hận lắm. Lại có ông nhà thơ khác bỏ ra cả chục triệu đồng, móc của vợ, của bạn bè và của Nhà nước để thuê người mông má, quyết “hữu danh” bằng được. Đằng này chả mất gì cả, nếu có khom người tí chút, thì chỉ riêng chênh lệch về tuổi tác cũng không sợ bị ai đó xét nét. Mà cơ hội để được tiếp cận với các “đại bút” đâu phải lúc nào cũng sẵn! Vậy mà tôi nhớ lại lúc đó, sau khi nghe nhà văn Nguyễn Trí Huân nói vậy và sau khi biết đó là Nguyễn Khải, tôi đã nghĩ như thế này: “Việc quái gì mình phải làm quen với một kẻ cả đời xu nịnh, cả đời uốn lưng, uốn ngòi bút để đổi lấy chút danh vọng hão huyền và sự yên thân trong khi ông ta biết thừa điều đó là hèn mạt”. Tôi đã nghĩ như vậy, mọi người có thể cho tôi là ngạo mạn, thậm chí xấc láo nữa. Tôi không chối cãi. Nhưng thái độ đó của tôi là phản ứng giận dữ đối với một người tôi phải học ra rả suốt cả thời trẻ những điều ông ta viết, đã làm tổn thương niềm tin của tôi. Tôi càng không chấp nhận một người như ông mà luôn đem cái nhát, cái sợ của mình ra thanh minh cho việc phải viết những trang văn tô hồng hiện thực, minh họa chính sách một cách sống sượng. Khi ông tin vào điều mình viết thì thôi có thể bỏ qua. Nhưng khi ông cặm cụi nặn ra những lời ca ngợi cái thứ chính ông cũng ớn đến mang tai, thì không thể chấp nhận được.

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

Lời ai điếu cho một nền báo chí nô bộc

Lời ai điếu cho một nền báo chí nô bộc


Lê Phú Khải 


 Những cơn mưa tầm tã vào lúc chập tối kéo dài tới khuya khiến nhiều đêm tôi không sao chợp mắt được. Hàng trăm nông dân từ các tỉnh miền Tây kéo lên biểu tình tại TP HCM đêm nay làm gì dưới những cơn mưa tầm tả kéo dài đó? Đã cả tháng, đồng bào kéo nhau lên Văn phòng Quốc hội 2 tại đường Hoàng Văn Thụ TP HCM để đòi lại ruộng đất bị mất trắng, bị giải tỏa mà đền bù không thỏa đáng... Băng rôn, biểu ngữ, cờ đỏ sao vàng, khẩu hiệu viết trên giấy dán lên áo, ảnh Chủ tịch Hồ Chí minh… đỏ rực cả dãy phố vòng từ đường Hoàng Văn Thụ sang đường Hồ Văn Huê. Đọc những khẩu hiệu trên băng rôn không khỏi thấy đau lòng: “Thủ Tướng ơi... cứu lấy dân!”, “Đả đảo chính quyền tỉnh X... dối Đảng lừa dân”, có khẩu hiệu còn trích cả lời ông Thứ trưởng Đặng Hùng Võ viết trên báo lề phải: “Tham nhũng ruộng đất là tham nhũng xương máu của dân”... Dưới những khẩu hiệu đó là những gương mặt đen xạm, hốc hác, quắt queo, những hốc mắt sâu hoắm, buồn tủi và căm giận trôi dạt, lan tỏa từ những hốc mắt đó...

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011

Đò đêm

Đò đêm

                                            Truyện ngắn của Đặng Văn Sinh


           
Bến đò càng về chiều càng đông khách. Những chiếc thuyền buồm đủ loại chen chúc nhau trên đoạn sông chưa đầy trăm thước. Tháng chín, không còn những trận mưa ngàn trắng trời. Heo may về. Sóng lấp loá nắng xiên khoai. Lần theo từng bậc đá, anh xuống mép nước.
Ở đâu đó bên kia bờ vọng tiếng sáo diều. Những âm thanh xa tít tắp lơ lửng  trên cao ấy ngân mãi một giọng trầm đơn điệu khiến tâm trạng anh trở nên nặng nề. Bị tiếng sáo ám ảnh, chỉ chút xíu nữa anh không kịp xuống đò dù rằng đấy là chuyến cuối cùng chở khách trẩy hội đền Chúa Liễu bắt đầu vào sáng sớm ngày mai. Con thuyền cắt chéo dòng nước, lắc lư trườn ra giữa sông. Người lái đò kéo cánh buồm trắng, nó sẽ chao đi rồi hướng mũi về phía bắc. Khi hoàng hôn đổ xuống cũng là lúc thuyền qua khỏi bến Tuần lầm lũi gối sóng ngược về bến Tràng. Ngồi mũi thuyền, anh có cảm giác như đang đi về phia mặt trời lặn. Hoàng hôn gay gắt nhuộm đỏ cánh buồm. Mặt sông Hoàng Giang vốn đã rộng, dưới ánh chiều, bị ảo giác kéo giãn ra, tưởng như mênh mang vô tận. Anh thích thú ngắm nhìn vầng mặt trời đỏ quạch và quan sát những biến thái của nó cho đến khi nó nhợt nhạt, mất hết sinh khí và đột ngột chìm xuống sau triền đê sừng sững như bức trường thành. Trong đời, chưa bao giờ anh được thong thả ngắm hoàng hôn trên sông. Dòng nước thao thiết chảy. Tiếng sóng rào rào vỗ mạn thuyền. Mặt sông chấp chới những cánh chim nhạn nước. Những thứ vừa lạ vừa quen đó tạo thành một mảng không gian riêng biệt thật êm ả, thanh bình. Lần đầu đi đò trên sông lạ mà anh có cảm giác đã quen lắm, thân thuộc lắm, cứ như suốt cả tuổi thơ vất vả, nhọc nhằn đã từng gắn bó với nó. Một ký ức tiền kiếp chăng ? Hay chỉ là sự liên tưởng thái quá trong tiềm thức đầy những ám ảnh ? Điều đó không quan trọng. Với anh, lúc này con sông đang là một dải mờ ảo, mênh mang, và chỉ chốc nữa thôi, khi màn đêm buông xuống sẽ trở thành một thực thể huyền bí. Biết đâu, trong cái chuỗi liên hệ ngược đầy mâu thuẫn ấy sẽ nảy sinh một ý tưởng.

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 nqwm qua

Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua


CHÚ DẪN CỦA NHÀ XUẤT BẢN
Cuốn sách Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua là một văn kiện quan trọng của Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công bố ngày 4 tháng 10 năm 1979 nhằm vạch trần bộ mặt phản động của bọn bành trướng Bắc Kinh đối với nước ta trong suốt một thời gian dài. Cuốn sách này gồm toàn văn bản văn kiện nói trên.
Tháng 10 năm 1979
NHÀ XUẤT BẢN SỰ THẬT


PHẦN THỨ NĂM

CHÍNH SÁCH BÀNH TRƯỚNG CỦA BẮC KINH MỐI ĐE DOẠ ĐỐI VỚI ĐỘC LẬP DÂN TỘC, HOÀ BÌNH VÀ ỔN ĐỊNH Ở ĐÔNG NAM CHÂU Á.
I
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi, nhân dân hai nước luôn luôn gắn bó, giúp đỡ, cổ vũ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, vì lợi ích cách mạng của nhân dân mỗi nước. Nhân dân Việt Nam đã ủng hộ nhân dân Trung Quốc về chính trị và tinh thần, có lúc đã phối hợp chiến đấu cùng với nhân dân Trung Quốc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nhân dân Trung Quốc, mặc dầu còn có nhiều khó khăn, nhất là trong những năm đầu của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, đã dành sự giúp đỡ to lớn cho nhân dân Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống bọn đế quốc xâm lược.
Nhân dân Việt Nam rất quý trọng và luôn luôn giữ gìn, vun đắp cho mối tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc đời đời bền vững. Nhân dân Việt Nam không hề xâm phạm độc lập, chủ quyền, lãnh thổ của nhân dân Trung Quốc, không hề can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Đối với những vấn đề bất đồng về quan điểm hoặc những hành động sai trái do những người lãnh đạo Trung Quốc gây ra đối với Việt Nam, phía Việt Nam đã cố gắng và bền bỉ tìm cách giải quyết bằng con đường thảo luận nội bộ giữa hai bên.

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua (tiếp theo)

Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua


CHÚ DẪN CỦA NHÀ XUẤT BẢN
Cuốn sách Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua là một văn kiện quan trọng của Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công bố ngày 4 tháng 10 năm 1979 nhằm vạch trần bộ mặt phản động của bọn bành trướng Bắc Kinh đối với nước ta trong suốt một thời gian dài. Cuốn sách này gồm toàn văn bản văn kiện nói trên.
Tháng 10 năm 1979
NHÀ XUẤT BẢN SỰ THẬT


III -THỜI KỲ 1969-1973 :
ĐÀM PHÁN VỚI MỸ TRÊN LƯNG NHÂN DÂN VIỆT NAM

Năm 1969, cuộc “đại cách mạng văn hoá” ở Trung Quốc về cơ bản hoàn thành. Những người cầm quyền Bắc Kinh bên trong thì ra sức củng cố quyền lãnh đạo của chủ tịch Mao Trạch Đông, ổn định tình hình, đẩy mạnh sản xuất, bên ngoài thì thi hành mọi biện pháp để đẩy nhanh quá trình nhích lại gần đế quốc Mỹ nhằm ngoi lên địa vị một cường quốc lớn, bình thường hoá quan hệ Trung Mỹ và giải quyết vấn đề Đài Loan. Họ mưu toan dùng con bài Việt Nam để đạt mục tiêu đối ngoại đó.
Năm 1969 là năm đầu của Níchxơn vào Nhà Trắng. Ông ta đưa ra cái gọi là “học thuyết Nichxơn” nhằm cứu vãn và khôi phục địa vị của đế quốc Mỹ trên thế giới đã bị suy yếu nghiêm trọng do hậu quả của cuộc chiến tranh Việt Nam và bắt đầu thực hiện chiến lược “Việt Nam hoá” chiến tranh nhằm rút được quân Mỹ ra khỏi miền nam Việt Nam mà vẫn giữ được chính quyền tay sai Nguyễn Văn Thiệu.

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2011

Những câu hỏi không thể trả lời nổi

Những câu hỏi không thể trả lời nổi về
đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến

Mấy ngày nay, dư luận quần chúng ở Long An và TPHCM đang xôn xao về việc bà Đặng Thị Hoàng Yến cùng người em ruột Đặng Thành Tâm cùng trúng cử đại biểu Quốc hội khoá 13 với số phiếu lần lượt là 57,82% và 62,36%.
Suy nghĩ đầu tiên của một số người Long An và TPHCM là cả mừng vì trong quốc hội kỳ này có hai người giàu nhất nhì Việt Nam, như vậy chắc chắn sẽ có người trong quốc hội lên tiếng bảo vệ cho những người giàu ở Việt Nam và hy vọng mang lại "lợi ích" cho hai vùng này?! Nằm mơ cũng không ai nghĩ rằng từ năm 1996 họ đã có được 442 hecta tại Quận Bình Tân, TPHCM để xây dựng khu công nghiệp Tân Tạo, rồi sau đó cứ liên tục họ được cấp tiếp 550 hecta đất tại Đà Nẵng, 537 hecta đất tại Long An, và hàng trăm hecta đất tại Bắc Ninh ... được đầu tư nhiều dự án lớn như Trung tâm Nhiệt điện ở Kiên Lương, Kiên Giang, được phép lập Công ty cổ phần viễn thông Tân Tạo - ITA Telecom, ngân hàng Navibank (ngân hàng Nam Việt), ngân hàng Westernbank (ngân hàng Miền Tây) và rất nhiều dự án, công trình béo tốt khác... Chớp mắt, trên thị trường chứng khoán hàng loạt nhân vật họ Đặng đã nổi lên với số lượng tài sản kếch sù: Đặng Thị Hoàng Yến (2.046 tỷ đồng), Đặng Thị Hoàng Phượng (989 tỷ đồng), Đặng Thành Tâm (5.180 tỷ đồng).
Chưa biết bà Yến và ông Tâm đã trả lại gì cho đất nước với lượng đất đai khổng lồ chiếm được và các khoản tiền cực lớn được đầu tư (nhiều bạn bè của tôi nói thực ra số lượng đất đai này là cướp của dân nghèo bằng chiêu bồi hoàn rẻ mạt), nhưng chắc chắn một điều là bà Yến và ông Tâm đã trở nên giàu sụ và trở thành "những cánh chim đầu đàn của gia đình họ Đặng" như nhiều báo đã đưa.

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

Trái tim chó (tiếp theo)

Mikhail Bulgacov

Trái tim chó



Chương 6

Một buổi chiều mùa đông, cuối tháng giêng. Vào trượt giờ ăn  cơm và tiếp bệnh nhân. Trên thanh đà thượng của cánh cửa dẫn vào phòng tiếp khách treo một tờ giấy trắng với dòng chữ do chính tay Preobrajenski viết:
"Cấm ăn hạt hướng dương trong nhà! Ph. Preobrajenski.
Và hàng chữ cái to tướng viết bằng bút chì xanh của Bormental:
"Cấm chơi các loại nhạc cụ từ năm giờ chiều cho đến bảy giờ sáng".
Tiếp đó là chữ của Dina:
"Khi nào trở về, nhớ nói với bác Philip Philippovich rằng không biết anh ta đi đâu cả. Bác Phedor bảo anh ta đi với Svonđer".
Chữ của Preobrajenski:
"Tôi phải chờ người thợ kính hàng trăm năm nữa hay sao?"
Chữ của Daria Pet rovna (việt in):
"Dina đi ra cửa hàng, nói rằng sẽ dẫn về".
Trong phòng ăn, dưới ánh sáng  toả ra từ chiếc tán đèn bằng vải lụa, trời hệt như đã về đêm. ánh đèn từ tủ buýp phê hắt ra như bị cắt làm đôi
- tấm kính cửa dán một đường chữ thập chéo suốt từ mép bên này đến mép bên kia. Philip Philippovich cúi xuống mặt bàn trên tờ báo lớn trải rộng. Khuôn mặt của ông loáng lên những  tia chớp và qua kẽ răng của ông rơi xuống những lời nói nhát gừng, cụt lủn, như tiếng chim gù. Ông đang đọc một mẩu tin:
Hoàn toàn không còn nghi ngờ rằng đó là đứa con ngoài giá thú (như thường vẫn nói trong cái xã hội tư sản thối nát) của ông ta. Các phần tử tư sản giả hiệu bác học của chúng ta tiêu khiển  như thế đấy! Chiếm một mình bảy căn phòng thì ai cũng biết cách, cho đến khi lưỡi gươm công lý chưa vung lên đỏ rực trên đầu chúng”.

Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua

Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua


CHÚ DẪN CỦA NHÀ XUẤT BẢN
Cuốn sách Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua là một văn kiện quan trọng của Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công bố ngày 4 tháng 10 năm 1979 nhằm vạch trần bộ mặt phản động của bọn bành trướng Bắc Kinh đối với nước ta trong suốt một thời gian dài. Cuốn sách này gồm toàn văn bản văn kiện nói trên.
Tháng 10 năm 1979
NHÀ XUẤT BẢN SỰ THẬT

PHẦN THỨ NHẤT
VIỆT NAM TRONG CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC


Những hành động thù địch công khai của những người lãnh đạo Trung Quốc đối với Việt Nam, mà đỉnh cao là cuộc chiến tranh xâm lược của họ ngày 17 tháng 2 năm 1979, đã làm cho dư luận thế giới ngạc nhiên trước sự thay đổi đột ngột về chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam.

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

Đọc truyện đêm khuya

“Ô dù” và chủ nghĩa de Gaulle

Bill Hayton
Đoan Trang lược dịch và giới thiệu

Đây là phần tiếp theo trong cuốn sách “Vietnam – Rising Dragon” (Việt Nam – con rồng trỗi dậy) của Bill Hayton, nguyên phóng viên BBC tại Hà Nội. Tiêu đề của phần này do người dịch đặt. Quan điểm của người dịch không nhất thiết trùng quan điểm của tác giả. Người dịch không chịu trách nhiệm về việc kiểm chứng thông tin trong bài viết.Để hiểu chuyện này xảy ra như thế nào, rất nên nhìn vào đường lối điều hành. Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam muốn cai quản đất nước theo một hình thức tương tự như chủ nghĩa de Gaulle (Gaullism) ở Pháp. Dưới chế độ de Gaulle kiểu Việt Nam, một tầng lớp tinh hoa sau hậu trường (tức Đảng Cộng sản) sẽ vạch ra định hướng tổng thể về chính sách và sau đó ủy quyền việc thực hiện cho nhà nước (do Đảng kiểm soát). Chính phủ khi đó sẽ ra luật và sử dụng bất cứ nguồn lực nào có sẵn – hệ thống hành chính quan liêu của nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước (người dịch viết tắt: DNNN), khu vực tư nhân, giới đầu tư nước ngoài, các nhà tài trợ quốc tế hoặc bất kỳ ai khác – để thực thi chính sách. Và, từ phía sau hậu trường, Đảng sẽ giám sát, kiểm soát, cưỡng ép các diễn viên khác nhau vào vai để đảm bảo là chính sách được tuân thủ. Ít nhất đó là những gì Đảng muốn thấy. Sự thực lại thường không như thế. Đôi khi Đảng đóng vai trò như lực lượng gắn kết – ra quyết định và thực thi – đôi lúc lại chia rẽ, một phần vì vấn đề ý thức hệ nhưng càng ngày càng xuất phát từ chuyện các cá nhân và mạng lưới quan hệ đỡ đầu, bảo trợ cho cá nhân đó. Không ai được bầu vào ban lãnh đạo của Đảng – Bộ Chính trị, gồm 15 người – mà lại không phải xây dựng một mạng lưới vây cánh ủng hộ và đổi lại, phải cho vây cánh ấy lợi ích. Tìm hiểu xem một quyết định cụ thể nào đó là kết quả của ý thức hệ hay của lợi ích vây cánh thường là điều bất khả. Trong phần lớn trường hợp, có lẽ mỗi quyết định là kết quả của cả hai thứ này.

Im tiếng về cáo buộc về ông Lê Đức Thúy

Im tiếng về cáo buộc với ông Lê Đức Thúy

Hơn một ngày sau khi báo chí Úc tái khẳng định nêu tên cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ông Lê Đức Thúy trong vụ tai tiếng hối lộ của công ty Securency về in tiền Polymer, các cơ quan công quyền và báo chí Việt Nam chưa có phản ứng gì.
Hôm 02 tháng Bảy, tờ báo Úc The Age vốn đi đầu phát giác tham nhũng ở vụ Securency hối lộ quan chức của một số nước, trong đó có Việt Nam, để thắng thầu in tiền, đã nêu đích danh tên của ông Lê Đức Thúy, trên một danh sách ba quan chức nước ngoài mà hãng này được cho là đã 'mua chuộc' được bằng 'tiền hoa hồng'.

Đọc truyện đêm khuya


Đọc truyện đêm khuya: Việt Nam – con rồng trỗi dậy

Đoan Trang biên dịch

Cách đây ít lâu tôi tình cờ tìm được một cuốn sách có tựa đề Vietnam - Rising Dragon của tác giả Bill Hayton, một nhà báo Anh. Đọc xong thì thấy một cảm giác hết sức cay đắng, hay nói theo mốt đặt tít của báo mạng là “đắng lòng đọc sách Bill Hayton”.
Sở dĩ “đắng lòng”, không phải vì ông Bill Hayton đệm vào tác phẩm những câu nào kiểu như “hỡi những người có lương tri”, “chúng ta nhất định không để mất đi sự tin cậy của…”, “ai ơi xin đừng để người dân thất vọng” v.v. Trên thực tế, cuốn sách của ông Hayton không có lấy một lời kêu gọi. Còn tôi thấy “đắng lòng” là bởi vì, cố gắng nhìn thật thẳng vào sự thực mà nói, sẽ phải thừa nhận là 30.000 (?) nhà báo ở Việt Nam hiện nay, không ai viết được như nhà Bill ! Mà cay hơn nữa là, ông ta chỉ ở Việt Nam khoảng một năm, từ 2006 đến 2007.