Nhãn

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

Thử nhận diện âm mưu cướp quyền in ấn và xuất bản Tuyển tập Thơ Việt ở Đức


Đài Trang


Thử nhận diện âm mưu 

cướp quyền in ấn và xuất bản Tuyển tập Thơ Việt 

ở Đức 

( Thư ngỏ gửi cộng đồng người Việt)   


Lời mở
Kính thưa các Anh, các Chị,
Trước hết cho tôi xin lỗi những ai không muốn đọc lá thư này mà phải nhận nó. Vì tôi đã gửi bài „Đài Trang bàn về Thơ Việt ở Đức“ cho anh Lương Cường Tổng biên tập báo  nguoiviet.de nhưng tới nay vẫn chưa được đăng. Trong khi bài viết của tôi không mang tính xúc phạm hay thóa mạ bất cứ một ai. Chỉ là một bài phân tích có cơ sở Lý Lẽ và Tình Người nhằm mục đích thức tỉnh, ngăn chặn những mưu đồ không tốt của vài người nào đó, chỉ vì ích kỷ, tư lợi cá nhân hay không hiểu biết hết mọi chuyện đã vội vã xúc phạm thanh danh người khác, phá hoại tiếng tăm một doanh nghiệp của người Việt còn non trẻ, được thành lập chỉ với mục đích phục vụ Cộng đồng, gây chia rẽ, làm buồn lòng bạn đọc, không tôn trọng tâm tư, tình cảm những tác giả có thơ in bằng những lời lẽ cay độc, hủy hoại đi danh tiếng của Câu lạc bộ Thơ Berlin, gây xáo trộn trong Cộng đồng, đưa ra kiện cáo với những chứng từ không đủ sức thuyết phục hay không còn hợp lệ. 




Bằng tấm lòng Nhân, tôi không thể im lặng khi hiểu biết khá rõ về luật lệ ở Đức và sau khi đi sâu, tìm hiểu kỹ mọi chuyện. Không muốn „đứa con tinh thần“ rất đáng trân trọng của chúng ta, bị  „bóp chết“ vì một „mưu đồ“ (mặc dù thực tâm tôi không muốn nghĩ thế) không trong sáng, và không muốn 2 người đàn ông chỉ vì quá nhiệt tình, muốn mang lại niềm vui cho Cộng đồng mà bị chỉ trích sai và đổ vạ lên đầu, làm xáo trộn ngay cả cuộc sống riêng tư của chính họ.
Tôi không thể nghĩ rằng hai người đàn bà đâm đơn kiện này lại có cái tâm trong sáng, bởi họ bắt đầu bằng „Thắc mắc chuyện bản quyền sách“ (?), chê thơ người này, người kia để đòi „rút Thơ“, „xé sách“ và „thu hồi để hủy“(?). Rồi hoạnh „không có hợp đồng“(?). Hết chuyện, lại quay ra truy bức Doanh nghiệp XB phải „xuất trình giấy phép“ (?). Vẫn không thỏa mãn, họ viết bài bóp méo, vu khống, chỉ trích nặng nề, xúc phạm cả tư cách lẫn chuyện vợ con người ta. Đem ra kiện cáo lung tung làm trò cười thiên hạ và nuôi béo 2 bên luật sư, hủy hoại chính danh tiếng của Cộng đồng chỉ vì lòng tham và tính đố kỵ.  


I. Sách đã ra đời đúng quy trình (Theo Thư mời ngày 14.03.2013) 




   1/-Bắt đầu bằng ý tưởng và khát vọng in một tập thơ ghi dấu ấn cho Cộng đồng người Việt yêu thơ tại Đức của anh Vũ Thế Dũng, Giám đốc NXB VIPEN, mới có lá Thư Mời kêu gọi Bà con trong Cộng đồng đóng góp Thơ cho cuốn „Thơ Việt ở Đức“ của VIPEN và Ban chủ nhiệm CLB Thơ Berlin. Trong đó có ghi đầy đủ mọi thông tin yêu cầu cần thiết cho tập thơ này:
„Hình thức, thể loại, số lượng và niên hạn:
Bản thảo phải được viết bằng tiếng Việt có dấu, sử dụng kiểu chữ Arial hoặc Times New Roman, có độ lớn 12, trong hệ Unicode Vietnam. Tuyệt đối không được trực tiếp gõ bài thơ vào thư Email để gửi. (chỉ nhận bài qua file đính kèm với Email).
Ưu tiên thơ ngắn, không nhận trường ca
Mỗi tác giả có thể gửi tối đa là 7 bài thơ (nên đánh số thứ tự từ 1 đến 7) và tự bảo đảm bản quyền của mình.“
Quyền lợi của Tác giả, điều kiện, hạn cuối cùng nhận bản thảo và dự kiến ra mắt tập Thơ:
„Để hợp tác hỗ trợ cho Nhà xuất bản VIPEN, Câu lạc bộ Thơ Berlin đề nghị các tác giả có thơ chọn vào tuyển tậpvui lòng nhận nhuận bút bằng sách. Đồng thời, Nhà xuất bản VIPEN sẽ ưu tiên giảm 40 % đơn giá cho những tác giả hoặc đơn vị nào mua trên 50 cuốn.“ 


Ngay trong „Thông báo số 4 về Thơ Việt ở Đức” anh Sa Huỳnh đã nhắc lại rất rõ ràng:  
“Ngoài ra chúng tôi cũng đã cụ thể hơn về nhuận bút sách, như đã thông báo trong thư mời ngay lúc ban đầu, đăng trên các báo mạng. Tác giả nào có từ 1 đến 2 bài in trong sách sẽ được nhận 1 quyển, từ 3 đến 5 bài nhận 2 quyển và từ 6 đến 7 bài sẽ được nhận 3 quyển.”
Thiết nghĩ, những ai không bị rối loạn nhận thức, bình thường về tâm lý, sẽ hiểu rất rõ quyền lợi của mình qua những dòng này. Và khi tự mình chấp nhận mọi điều kiện ghi trong đó rồi, mới quyết định gửi thơ đến xin được in vào trong Tuyển tập Thơ này chứ. 


    2/- Quá trình soạn thảo và biên tập:
Ban tuyển chọn gồm:
Nhà thơ Sa Huỳnh - Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Thơ, Trưởng ban
Nhà thơ kiêm nhiếp ảnh gia Thế Sáng - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thơ Berlin, Phó ban
Nhà thơ Huy Thắng - Phóng viên tự do, Phó ban
Đề nghị gửi Bản thảo tới: Nhà thơ Sa Huỳnh -Trưởng Ban : sahuynh@kabelmail.de
Chủ biên: Nhà văn, nhà thơ Thế Dũng - Giám đốc Buchverlag VIPEN
và Ban biên tập Edition VIPEN
Anh Sa Huỳnh là Trưởng ban tuyển chọn đã viết bài thông tin liên tục tới các Tác giả qua E-Mail và trong thư ngỏ một cách rõ ràng, rành mạch và rất chi tiết trên trang  www.nguoiviet.de (có cả ảnh 3 anh Thế Sáng, Thế Dũng và Sa Huỳnh đang chụm đầu bàn bạc). 


   3/- Sự cố bài thơ „Đau thương hành“ của anh Thế Dũng và chút trục trặc trong công việc, làm cho một số Tác giả xin rút thơ ra khỏi tập Thơ, đã được anh Thế Sáng làm cầu nối, giải quyết dứt điểm trong ôn hòa (đó là sự khôn khéo trong lãnh đạo) với lá thư đề nghị các Tác giả có bài xin rút để nguyên thơ của mình trong tập Thơ sẽ được in, lá thư đề ngày 28.10.2013 trước khi được chuyển cho NXB biên tập lại lần cuối và đưa đi in :         
 „Đề nghị tất cả các tác giả (khoảng 25 người) đã rút thơ nay lại tiếp tục (coi      như không có chuyện gì xảy ra)“
Sau lá thư này, không một ai lên tiếng tiếp tục xin rút, có nghĩa là tất cả  đều đồng ý!  


   4/- Ngày 20.12.2013 Sau sự thống nhất của 3 anh Thế Sáng, Thế Dũng, Sa Huỳnh đã có  „Thông báo về cuộc ra mắt sách vào ngày 15.02.2014 nhân dịp Đêm Thơ Nguyên tiêu do CLB Thơ và NXB VIPEN đứng ra tổ chức.“ 


   5/-Ngày 29.12.2013, chị NA mua chịu 20 cuốn Thơ Việt ở Đức từ anh Sa Huỳnh và hẹn với anh Sa Huỳnh là sẽ trả tiền vào Tài khoản của VIPEN. 


   6/- Sau cuộc họp danh chính ngôn thuận (05.01.2014) có đầy đủ ban bệ cần thiết để
quyết định chính thức „Ra mắt“ tập Thơ Việt ở Đức và ấn định ngày cũng như phương thức „Ra mắt“ đứa con tinh thần này như thế nào cho vui vẻ, „hoành tráng“ xứng với niềm tự hào của các Tác giả có thơ được in. Quyết định của cuộc họp này đã được Trưởng ban Sa Huỳnh loan tải trên báo nguoiviet.de và E-Mail tới từng Tác giả. 
Cũng trong ngày này, chị PNA lại mua chịu tiếp 60 cuốn, nói là để “bán hộ” CLB Thơ Berlin


II.Từ nhận thức nông nổi về “Bản quyền” và 2 bài thơ “nhậy cảm”  đến âm mưu cướp quyền  in ấn và xuất bản của VIPEN.   


   1/- Chỉ vì trang đầu và cuối cuốn sách có in:
„Bản quyền tiếng việt thuộc về NXB VIPEN“  (Có nghĩa: không ai hay NXB nào khác có quyền tái bản cuốn Thơ này, ngoài VIPEN, để chống nạn hàng nhái) mà một tác giả vì lo lắng cho quyền tác giả đối với thơ của mình trong đó bị phủ quyết, đã viết thư phản đối và đòi „bỏ Thơ“ mình ra khỏi quyển sách đã bắt đầu được phát hành(?) Anh ta nhầm lẫn về „Tác quyền“ của tác giả và „Bản quyền“ cuốn sách của NXB (việc  này đã được ghi rõ trong thư mời : „Mỗi tác giả có thể gửi tối đa là 7 bài thơ (nên đánh số thứ tự từ 1 đến 7) và tự bảo đảm bản quyền của mình.“ (Có nghĩa là Tác giả phải tự bảo vệ Tác quyền của mình, nếu bị ai đó đáo thơ đem đi in tại nơi khác, VIPEN sẽ không chịu trách nhiệm).  


   2/- Một âm mưu cướp quyền in ấn và xuất bản của VIPEN mà không phải tốn nhiều công sức, được bắt đầu bằng cuộc họp „Ban chủ nhiệm mở rộng“ của một CLB cũng không có đăng ký chính thức (gồm 10 người vào ngày 12.01.2014), nhưng không có mặt đại diện NXB, và cuộc họp đã không hề có thông báo trước cho các Tác giả cũng như thành viên CLB Thơ Berlin (có nghĩa cuộc họp này không có giá trị pháp lý), mặc dù vậy họ vẫn ra quyết định „Thu hồi“ trái phép tài sản của NXB VIPEN.
Những gợi ý “thu hồi” vì “chưa ký hợp đồng” trong cuộc họp này lại chính từ chị Lê Hoài Phương và chị Như Anh – Hai người có những bài viết mang tính xúc phạm, chỉ trích anh Sa Huỳnh và anh Thế Dũng nặng nề nhất, cũng như đứng tên trong các lá  đơn kiện vô lối. Do vậy, tôi không thể không nghĩ  đó là một “Âm mưu” có dàn dựng bài bản ngay từ  đầu. 


„Chị Như Anh góp ý về việc VIPEN không có một Hợp đồng nào thỏa thuận về việc in tập thơ với các tác giả mà lại in như vậy trong tập thơ.“
„Chị Như Anh phát biểu, BCN CLB thơ chưa ký Hợp đồng với VIPEN nên cần thu hồi lại tập thơ này.“
„Chị Phương đề nghị BCN nên thu hồi tập thơ này, chọn lọc lại những bài chất lượng và in một quyển khác để các tác giả không thất vọng“ 
(Trích Biên bản cuộc họp „mở rộng“)  


Đại diện „Ban chủ nhiệm tạm thời“ do anh Lê Xuân Đính „tạm quyền“ và chị Phạm Thị Như Anh tự xưng danh là “được cử phụ trách” chịu trách nhiệm về việc tìm hiểu Luật pháp, In ấn và Xuất bản lại cuốn Thơ Việt ở Đức này (Ai cử chị ta làm việc này, khi trong biên bản cuộc họp không hề có? Tại sao chưa gì đã có ý đồ đụng chạm đến Pháp luật, để “in lại“ quyển Thơ? Đây là một „Âm mưu“ chăng?). Hai người này đã tới nhà TS Knost (trong khi anh Dũng – Giám đốc VIPEN đang ở Việt Nam) đòi mang toàn bộ số sách Thơ ở đó đi, nhưng không được anh Thế Dũng đồng ý. Điều này cũng chứng tỏ mọi quyết định thuộc về GĐ Thế Dũng. Ông Knost chỉ chứa sách giùm, và hoàn toàn không có quyền quyết định giao cho ai. 


   3/- Khởi sự  „Cuộc chiến quyết liệt“ (như trong bài viết của mình trên trang  www.nguoivietdiendan.de) bà Lê Hoài Phương (từ đây tôi xin được dùng từ “bà” thay chữ “chị”) không chỉ khẳng định một cách liều lĩnh là „Nhà Xuất Bản VIPEN không có môn bài ở đâu cả, đó là Nhà Xuất Bản không có thật.“ Và „tất cả những gì ông VTD nói, viết về nhà XB này đều là không phải là sự thật“, rồi quay sang chỉ trích Ban biên tập và nhà xuất bản VIPEN „chưa thỏa thuận với tác giả đã in“.
Không thỏa thuận mà có „Thư mời“ ghi quá rõ ràng từ điều kiện gửi bài, Tác quyền, Nhuận bút, thời hạn nộp bài, thời hạn biên soạn và thời gian nộp lưu chiểu cho nhà xuất bản để in và tháng dự kiến phát hành sách? Có lẽ bà ta phải kiểm tra lại hệ thần kinh mắt của mình liệu có bị lão hóa khi đọc lá „Thư mời“ này chăng?
Đơn vị xuất bản và phát hành:
Sách được xuất bản và phát hành bởi Buchverlag VIPEN (http://www.vipen.de/)
với mã số ISBN (Internationale Standard Buch Nummer – Xin nhấn mạnh trong thư mời này chưa có mã số xuất bản, vì nó còn đang được đặt đơn và trong chờ đợi - TG), phát hành tại Đức và các nước EU.
Hạn chót để gửi bản thảo cho Ban tuyển chọn: 30 tháng 06 năm 2013
Ngày giao bản thảo cho Ban biên tập Buchverlag VIPEN : 30 tháng 07 năm 2013
Dự định phát hành sách vào tháng 09 hoặc tháng 12 năm 2013.



Trân trọng
Thế Sáng (thesang57@yahoo.de)   
Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thơ Berlin
     


Trân trọng
Thế Dũng (the.dung@vipen.de)  
Giám đốc Buchverlag VIPEN



Bà ta đã chê bai, diễu cợt dữ dội anh Sa Huỳnh, anh Thế Dũng bằng những ý từ cay cú, ác độc, mất hết tình người. Phủ nhận toàn bộ công lao của Ban biên tập, cũng như Ban tuyển chọn và NXB VIPEN do chính vị Chủ nhiệm hợp pháp CLB Thơ Berlin Thế Sáng, ủy nhiệm, xác định một lần nữa qua lá thư ngày 28.10.2013:          
4-     Đề nghị tất cả các tác giả (khoảng 25 người) đã rút thơ nay lại tiếp tục (coi như không có chuyện gì xảy ra)
          
5-     Cá nhân tôi (Thế Sáng) xin lỗi tất cả các tác giả về những thiếu sót của mình trong khi ứng xử những phát sinh không lường trước!
          
6-     Công việc tuyển chọn thơ tiếp theo do anh Sa Huỳnh và anh Thế Dũng đảm nhiệm, việc phát hành thơ do Ban chủ nhiệm cùng với VIPEN bàn cụ thể sau


Câu này cũng bị bà Như Anh hiểu hoàn toàn sai, là cuốn Thơ trước khi đưa đi in phải đưa cho Ban chủ nhiệm duyệt bàn cụ thể. Nhưng trên thực tế, khi quyển thơ in xong rồi, người ta mới nói đến từ “Phát hành”. Tôi có điện thoại hỏi về vấn đề này, thì anh Sa Huỳnh nói là các anh gồm Thế Sáng, Thế Dũng và Sa Huỳnh đã ngồi bàn tới các phương án phát hành (có nghĩa là đem bán) cuốn Thơ đến tay bạn đọc như thế nào cho hiệu quả nhất. Người đề nghị mang gửi các cửa hàng bán sách của người Việt, người thì đề nghị nhờ các Tác giả có thơ in nhận mỗi người một ít bán giùm…. Mỗi người một ý kiến, nhưng chưa thống nhất được với nhau, nên mới thỏa thuận để “bàn cụ thể việc phát hành” sau. Chứ không phải như bà Như Anh nghĩ!  


Vì anh Sa Huỳnh đã viết rất chi tiết trong các „Thông báo“ liên tiếp và cũng nhắc hạn nộp thơ là 30.06.2013. Lịch đưa NXB biên tập lại đem in là 31.07.2013, để kịp cho lời hẹn khoảng tháng 9 hoặc tháng 12.2013 sẽ phát hành. Anh Sa Huỳnh chỉ có thêm đúng 1 tháng nữa đọc, duyệt, chọn lựa và sắp xếp cho hoàn chỉnh. Đó là cả một công việc lớn lao, hao tâm, tổn sức, tốn thời gian vô cùng.
Đáng lẽ thay vì chỉ trích những sơ xuất nhỏ, chúng ta phải biết ơn công sức và lòng nhiệt tình của anh ấy mới phải! 


Đây là những trích đoạn thông báo của anh Sa Huỳnh trong các lá thư liên tiếp: 
«  Anh chị thân mến,
trên đây là kết quả tuyển chọn trong giai đoạn 1, tương đối chính xác và bền vững, nhưng chúng tôi sẽ còn một đợt rà soát lại lần cuối cùng trước khi đưa bản thảo vào nhà in, vì vậy nếu có gì thay đổi, chúng tôi sẽ thông báo kịp thời. »
và « hôm nay, sau khi hoàn thành giai đoạn 1, là việc tuyển chọn thơ, để bước vào giai đoạn 2, là thiết kế hình thức để chuyển đến nhà in, chúng tôi vui mừng thông báo danh sách những tác giả và số lượng thơ đã được tuyển vào tập „Thơ Việt ở Đức“, gồm 313 bài thơ của 73 tác giả, 
Sa Huỳnh Trưởng ban Tuyển chọn
Phó Chủ Nhiệm CLB Thơ Berlin” 


Ngay cả trong lá thư sau đó (Thông báo lần 5):
Ngày 30.06.2013 cũng là ngày Ban Tuyển Chọn chấm dứt việc nhận thơ tham gia vào Đề án "Thơ Việt ở Đức", đi tiếp qua giai đoạn chuyển bản thảo đến nhà in. Chúng tôi sẽ cố gắng ra mắt tập thơ, đánh dấu một kỷ niệm chung của cộng đồng người Việt tại CHLB Đức, vào cuối tháng 8/2013 tại Viethaus - Berlin, dù trước mắt công việc còn rất nhiều việc.” 


Để phục vụ ý đồ của mình cho hoàn hảo, bà Như Anh phủ nhận hoàn toàn cả quá trình làm việc, cũng như các „Thông báo“ chi tiết mọi việc của anh Sa Huỳnh, bà ta vu khống anh SH „làm việc không bài bản“, không thông báo tên bài được chọn, nhưng thực tế người ta dễ dàng tìm thấy tất cả danh sách chi tiết các bài thơ của những Tác giả được tuyển chọn lần 1 nằm ở đây  Trong bài « Thông báo lần 3 về Dự án tuyển tập "Thơ Việt ở Đức" » ngày 13.04.2013 
và Thông báo lần 5 ngày 02.06.2013 của anh Sa Huỳnh :
Có đọc lại mới thấy anh ấy đã bỏ rất nhiều công sức,làm việc tỷ mỉ, chi tiết và cụ thể.  


4/- Sau đó là lá đơn tố cáo của bà Phạm Thị Như Anh và bà Lê Hoài Phương gửi đến Luật sư mạo danh „Một nhóm tác giả“ đòi„Kiện“ ông Knost, Giám đốc cũ NXB VIPEN dám xuất bản tập Thơ Việt ở Đức trong khi đã giải thể Doanh nghiệp vào ngày 31.12.2012.
Lá đơn này đã bị LS phía VIPEN „bác bỏ“ vì „nhầm địa chỉ vụ việc“ và đòi bồi thường danh dự cho ông Knost, vì ông không đứng ra xuất bản cuốn Thơ này. Ông cũng thông báo đã chuyển giao Nhà xuất bản cho anh Vũ Thế Dũng làm Giám đốc từ tháng 01.2013, ông chỉ là Bạn giúp anh Thế Dũng trong giai đoạn khởi nghiệp thôi. Và lá đơn kiện „sai địa chỉ“ này đã phải rút lại. Số Tác giả „bị lôi vào“ đứng tên trong đơn kiện mà không hề được biết (Vi phạm luật Tố cáo) đã phẫn nộ nhờ anh Sa Huỳnh công khai đòi xóa tên họ ngay trong vụ kiện tụng này. Như vậy, đứng nguyên đơn chỉ còn bà Phạm Như Anh cùng chồng bà ta, và bà Lê Hoài Phương liên đới chịu trách nhiệm. 


   5/- Tới vụ  ép bức anh Thế Dũng phải „Trình Giấy phép hành nghề“ một cách trái pháp luật của 1 số  người như anh TMT, bà  Phạm Như  Anh, Lê  Hoài Phươngđã không thành công, vì không ai có đủ thẩm quyền và tư cách pháp nhân trong việc này.
Sau đó 2 người đàn bà này đã dấn sâu vào việc chỉ trích, thóa mạ tư cách pháp nhân của VIPEN, xúc phạm cá nhân 2 anh Sa Huỳnh - Trưởng ban giám khảo cuộc thi thơ 2013, cũng là Trưởng ban tuyển chọn tập Thơ, và anh Thế Dũng - phụ trách biên tập cũng là Giám đốc NXB VIPEN, qua mấy bài viết ác ý, bóp méo sự thật rồi đăng trên trang nguoiviet.de cũng như loan tải rộng rãi qua E-Mail. Vi phạm Quyền riêng tư khi nhắc tới 2 người vợ vô tội của 2 người đàn ông này trong các bài chỉ trích.
Mặc dù trong Biên bản cuộc họp „mở rộng“ ngày 12.01.2013 có ghi :
„Anh Sa Huỳnh nêu lên việc anh đã làm việc tốn rất nhiều công sức chỉ vì muốn cho ra đời tập thơ của cộng đồng. Những vấn đề phát sinh anh không lường trước được do không phải lĩnh vực chuyên môn. Anh mong muốn không nên để một cá nhân nào phải chịu trách nhiệm mà tập thể phải có cách giúp đở, bảo vệ cho nhau.“ 


   6/- Do bị „đập đòn chí mạng“ vào đầu một cách vô cớ. Quá bức xúc, anh Thế Dũng đã viết bài báo dài «TỪ SỰ HOANG TƯỞNG QUYỀN LỰC ĐẾN NHỮNG HÀNH VI PHẠM PHÁP» đăng trên trang www.nguoivietdiendan.de  và gửi qua E-Mail để nhằm trình bày lại mọi sự việc chứ không có mục đích «thóa mạ» cá nhân. Trong bài báo này có 1 bức ảnh gia đình bà Như Anh đứng cùng bà Lê Hoài Phương với anh Lương Đình Cường, Tổng biên Tập báo nguoiviet.de đóng dấu bản quyền của trang nguoiviet.de làm hình minh họa giới thiệu những gương mặt đang đứng tên kiện anh Thế Dũng và NXB VIPEN. (Những bức ảnh này được đăng công khai và rất nhiều trên mạng, giới thiệu ngày ra mắt CLB quí bà yêu thơ của bà Như Anh, ai cũng có thể xem). Đây cũng „là cớ“ để bà ta kiện anh Thế Dũng sau này(?)
Chúng ta có thể thông cảm với anh Dũng, khi đặt mình vào chỗ của anh ấy sẽ thấy phẫn nộ như thế nào. Khi Doanh nghiệp của mình có  đăng ký, có quyền xuất bản sách. Bản quyền Tác giả cũng như Sản phẩm nhuận bút đã được ghi rõ trong Thư mời như là một thỏa thuận mặc định trước khi các tác giả quyết định gửi bài để in, mà tự dưng bị một kẻ nào đó kiện và bóp méo hoàn toàn sự thật, thóa mạ nhân cách. Như vậy các Bạn sẽ phản ứng thế nào? 


   7/- Sau khi kiện ông Knost không thành công, bà Như Anh chính thức công khai đứng đơn cùng ông chồng Tây và bà Lê Hoài Phương (bởi „nhóm tác giả“ đã rút lui hết) kiện Nhà Xuất Bản của anh Vũ Thế Dũng là „Không có giấy phép hành nghề“, và mã số IBSN in trong cuốn sách là của ông Knost đã không hành nghề từ 31.12.2012, vì thế cuốn sách không có giá trị „hợp pháp“ để xuất bản. Tự tiện„điều tra“ trái pháp luật về một Doanh nghiệp có giấy phép đăng ký và công khai các dữ liệu chưa được thẩm định cho phù hợp này (bởi sự nhầm lẫn của nhà in trong khi VIPEN của Giám đốc Dũng đang phải chờ mã xuất bản mới) lên mạng, nhằm đạt được mục đích hủy đi danh tiếng của Giám đốc Vũ Thế Dũng và „bức tử“ NXB VIPEN cũng như „bóp chết“ cuốn sách Thơ đầu tiên của Người Việt ở Đức, để bà ta „soạn lại“ rồi đem in quyển mới. Vi phạm nghiêm trọng luật Bản Quyền của nước CHLB Đức khi công khai ý đồ giành quyền được in ấn và xuất bản tập thơ đầu tiên này, mà không hề phải mất công sức cả năm trời như Ban biên tập đã làm (trực tiếp là anh Sa Huỳnh và anh Vũ Thế Dũng).  


Bà ta ra lệnh:
“Đã đến lúc các anh Sa Huỳnh, Thế Dũng…tuyển chọn lại, với sự đồng ý của từng tác giả được chọn. Rồi trao lại cho Ban Chủ nhiệm CLB Thơ để họ đem in.
Ta cùng xem thử „Ban chủ nhiệm CLB Thơ“ này là ai nhé. Tôi khẳng định là chính bà ta, khi bà tự xưng: „Phụ trách về in ấn và luật pháp, sau khi bàn kỹ với luật sư, tôi….”   


Ô hay, bà ta là ai mà hống hách thế? Có ai trong số 70 tác giả còn lại (Trừ ông Lê Xuân Đính, bà Như Anh và bà LHP) muốn bà ta đại diện cho mình để in lại Thơ không nhỉ? Chắc chẳng mấy người lại muốn “đem trứng cho ác”, vì bà ta coi Thơ “có là cái quái gì” đâu?
„Một cuốn sách in nhầm, in hỏng thì in lại, sửa lại mà in, chỉ tốn ít tiền in, chứ có quái gì mà thai nhi với chả Nàng Thơ, Thơ vẫn còn đó chứ đi đâu mà mất.“ - Như Anh 


Lá đơn kiện này cũng bị phía LS của VIPEN bác bỏ với bằng chứng ông ta đang hiện có trong tay bản đăng ký của anh Vũ Thế Dũng chính thức tiếp nhận VIPEN từ ngày 03.01.2013. Có nghĩa, Nhà XB VIPEN là có thực, liên tục hành nghề từ 2010, chỉ chuyển đổi tên chủ sở hữu và mã số xuất bản. (Tôi đã gửi cho Cộng đồng lá thư này). Ngay trong bài viết lộn xộn của mình, bà Như Anh cũng phải công nhận ông Knost kết thúc Doanh nghiệp của mình vào ngày 31.12.2012, anh Dũng tiếp tục đăng ký hành nghề dưới tên NXB VIPEN từ 03.01.2013. 


   8/- Không chịu dừng lại, ngẫm những lời can ngăn của mọi người, bà Như Anh tiếp tục làm đơn khiếu kiện anh Dũng tội „vu khống“ qua bài viết của anh, „dám“ lấy tấm ảnh gia đình riêng bà ta đưa lên báo mạng công khai. Việc này cũng bị LS phía VIPEN bác bỏ và nêu ra những việc làm của bà Như Anh giả danh „Một nhóm tác giả“ khơi mào khiếu kiện, vu khống VIPEN hoạt động không có giấy phép và xúc phạm nhân cách của Giám đốc nhà xuất bản VIPEN Vũ Thế Dũng, cũng như Trưởng ban biên tập Sa Huỳnh trước. Bác bỏ việc sử dụng tấm ảnh „riêng tư“ của gia đình bà ta, vì nó có đóng dấu nguoiviet.de trong đó. 


   9/- Giờ  đây bà ta lại mượn danh „Một nhóm tác giả“ quay sang tấn công ông Knost, chỉ vì ông đã để cho nhà xuất bản VIPEN tiếp tục sử dụng mã số „đã mua“ của mình in thêm vài đầu sách trong năm 2013 và rao bán trên mạng AMAZON. Bà ta đòi ông Knost „bồi thường tác quyền“ của bà ta và của bà LHP cho giá mỗi bài „rẻ nhất“ là 500 €. (Đọc đến đây tôi bật phì cười vì sự ghê gớm, mất hết lý trí và cả tình người chỉ vì tiền của bà ta.) 
Bây giờ thì chân tướng đã bộc lộ hoàn toàn về mưu đồ tiếm quyền in sách hòng mang về bán ở Việt Nam và tiếm quyền tái bản sau này để kiếm tiền một cách trắng trợn của bà Như Anh.
Lá đơn kiện này chắc chắn cũng sẽ bị bác bỏ, bởi ông Knost để E-Mail giao dịch và tên chẳng qua chỉ nhằm giúp anh Thế Dũng giải quyết một số việc trong năm đầu khởi nghiệp còn bỡ ngỡ thôi.
Riêng Trung tâm cấp phép cho các Nhà xuất bản xét thấy quá trình liên tục hành nghề của VIPEN từ trước tới nay không có vấn để gì, đã chấp nhận cho phép các đầu sách đã in và nộp lưu chiểu (kể cả cuốn Thơ Việt ở Đức) trong năm 2013 đã và đang rao bán, chỉ cần kẹp thêm vào 1 tờ đính chính mã số mới của anh Vũ Thế Dũng là được. Cốt là anh ta không trốn thuế. Không ai có quyền thu hồi quyển sách ngoài nơi cấp phép xuất bản! 


Thật kinh khủng ! Những người có mặt trong cuộc họp ngày 12.01.2013 đã bị bà ta lái theo mục đích riêng của bà, vội vã hành động mà không điều nghiên kỹ càng trước khi quyết định, đã đánh mất đi hoàn toàn chữ tín của chính CLB Thơ Berlin. 
Đáng lẽ họ phải tự hỏi: Tại sao bà ta lại xin tham gia cuộc họp „mở rộng“ này? Tại sao bà ta lại „giới thiệu“ bà Lê Hoài Phương cùng họp, mà không phải người khác? Tại sao bà ta lại nhận trách nhiệm „Thu hồi“, „Kiện VIPEN“ và „In lại cuốn sách“? Tại sao bà ta lại hăng hái „thái quá“ trong chuyện này? Và có thực anh Sa Huỳnh và anh Thế Dũng là loại người có ý đồ xấu khi làm nên cuốn „Thơ Việt ở Đức“ này không? 


Bà ta nhấn mạnh anh Thế Sáng là Chủ nhiệm CLB Thơ BL và có quyền „tối thượng“ quyết định số phận cuốn thơ này. Nhưng trên thực tế, anh Thế Sáng đã nhấn mạnh qua lá thư gửi cộng đồng đề ngày 28.10.2013 như sau : 
Berlin ngày 28.10.2013
Thư gửi các tác giả đã gửi thơ „Thơ Việt ở Đức“
Thưa các anh chị!
Như chúng ta đã biết, sau khi tổ chức Cuộc thi thơ lần thứ nhất và đêm thơ Nguyên tiêu lần thứ 4 thành công…anh Thế Dũng có gợi ý in tập thơ của các tác giả trong cộng đồng Việt Nam tại Đức. Theo đó anh Thế Dũng có chắp bút viết thư mời (có thông qua ban tuyển chọn), Ban chủ nhiệm đã gửi đăng trên các báo điện tử trong cộng đồng tại Đức (tới thời điểm này hầu hết các bạn yêu thơ hiểu rằng lời mời gửi thơ in là do CLB Thơ kêu gọi còn VIPEN là đơn vị xuất bản).“ 


Như vậy có nghĩa là ngay từ đầu ý đồ in sách Thơ là của anh Thế Dũng mời BCN CLB Thơ BL kết hợp và Ban Chủ nhiệm đã ủy quyền cho Ban tuyển chọn làm việc với anh Thế Dũng để in, chứ không như mọi người lầm tưởng là do CLB Thơ kêu gọi, còn VIPEN là đơn vị đứng ra „xin“ được in và xuất bản. Trưởng ban, người có quyền quyết định bài nào được chọn vào vòng 1 chính là anh Sa Huỳnh, còn anh Thế Sáng chỉ là Phó ban mà thôi. Như vậy, quyền quyết định tối cao là anh Thế Dũng, Giám đốc nhà xuất bản, cũng là người chịu trách nhiệm Biên tập, và anh Sa huỳnh là Trưởng ban Tuyển chọn, chứ không phải là anh Thế Sáng! Mặc dù anh ấy là Chủ nhiệm CLB Thơ BL, nhưng trong việc này, anh ấy chỉ là người hưởng ứng và đứng „Phó“ mà thôi. Thêm nữa, khi xuất bản sách, nếu thua lỗ, chính NXB chịu thiệt chứ không phải là CLB Thơ Berlin như bà Như Anh nghĩ. 


Trong khi đó, bà Như Anh suy nghĩ hoàn toàn sai lạc, hoặc cố tình bóp méo sự thật để quyết cướp quyền ấn bản cuốn Thơ:
BCN CLB Thơ Berlin được thay mặt các thành viên CLB tổ chức việc này nên viết thư mời cho tất cả các thành viên biết, đó là một trong những việc họ đảm nhận.
Nhà XB VIPEN chỉ là đối tác xung phong xuất bản sách của CLB Thơ và sẽ được CLB Thơ thuê để in thành sách.“ – Như Anh (Chẳng biết bà ta dựa vào văn bản nào mà khẳng định như „đinh đóng cột“ thế nhỉ?) 


Ngoài ra để tạo cớ hợp lý cho việc „Tiếm bản quyền“ của mình, bà ta nhấn mạnh:
Họ đều muốn in tập thơ này từ khi mới thành lập CLB năm 2009, đã nói bàn với nhau. Mà những buổi đầu tiên đó tại nhà anh Sa Huỳnh không hề có mặt của anh Thế Dũng, một nhà thơ chuyên nghiệp. Có lẽ vì thế mà anh Dũng không biết là cái nguyên thủy của nó xuất phát từ những hôm đó vậy.“
Những người thích làm thơ ở Đức mới gặp nhau, mới thành lập các CLB Thơ như ở Berlin, Leipzig, Chemnitz... mới kêu gọi nhau phải in chung thành một tập, để trở thành một „bản giao hưởng thơ“- Như Anh 


Tôi tự hỏi: Khao khát thế, mong muốn thế, sao từ 2009 tới nay, bà ta không đứng ra mời tuyển chọn và in để xuất bản đi? Sao phải chờ khi anh Thế Dũng và anh Sa Huỳnh hoàn thành xong quyển sách rồi, mới viện đủ mọi cớ kiện cáo, vu khống người ta, đòi „hủy“ để in quyển khác? Vậy mà cũng có người tin được ư? 


Trong khi tiến hành đâm đơn khiếu kiện liên tiếp, hết về mặt này, tới mặt khác NXB VIPEN, bà Như Anh vẫn tiếp tục viết bài, và lời bình trên mạng, với những trích dẫn „nửa vời“ và các văn bản „không còn mang tính thời sự“ bằng giọng văn cay độc, vu khống, giá họa cho anh Sa Huỳnh, anh Thế Dũng, cố ý gán ghép họ tội đã chạm vào vấn đề „nhậy cảm“ về mặt chính trị. 


III.Bàn về vấn đề  „nhậy cảm“: 


Thưa các Anh, các Chị,
Tôi chỉ muốn hỏi Bà con là: Chúng ta đang định cư trên đất CHLB Đức, trong một thể chế Dân chủ, Tự do thực sự dưới chế độ đa Đảng, mà Chính phủ hết lòng vì nền an sinh xã hội tốt đẹp cho nhân dân (bất kể nguồn gốc nào)?, hay Bà con đang sống trên đất Cộng hòa Dân chủ Đức cũ hoặc là đang ở Việt Nam đây?
Hãy xem bà Như Anh khẳng định:
“ Những người Việt Nam đến đây đại đa số là những người Việt Nam đi từ Bắc Việt Nam – một Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đến ở Đông Đức – một Cộng hòa dân chủ Đức.” 


Bà ta có bị ”nhiễu sóng” hay không, khi lẫn lộn thời CHDC Đức do ông Erich Honecker lãnh đạo đã qua từ 24 năm nay, với hiện tại là nước CHLB Đức dưới quyền bà Angela Merkel? Có lẽ bà mắc bệnh già, nên lẫn lộn giữa quá khứ và hiện tại chăng? Cuốn Thơ  được thu thập và xuất bản vào năm 2013 kia mà, có phải là những năm 1983 đâu?.
Thời gian đủ cho một thế hệ mới trưởng thành vững vàng với cách suy nghĩ tự do, phóng khoáng. Nếu họ muốn tìm hiểu lại thế hệ cha mẹ, thì điều chắc chắn, họ muốn biết về những tình cảm, tâm tư, những xáo động rất đời, rất người trong dòng thời gian đã qua tại nước Đức. Chứ không phải là những gì thuộc về Lịch sử Việt Nam, quá xa lạ với họ, thế hệ thứ 2 sinh ra và lớn lên tại nơi này! 


Thiết nghĩ, mỗi công dân đang sinh sống, học tập và  làm việc tại CHLB Đức (dù xác định là ở nhờ) cũng phải có trách nhiệm tôn trọng nhà nước Dân chủ Pháp quyền nàyAi sống ở đây cũng phải hiểu về cấu trúc Nhà nước, Pháp luật và con đường theo định hướng riêng của họ. 
Vì vậy, khi sống ở đây, trong thể chế này, mà ca ngợi chế độ Cộng Sản toàn trị tại Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, ca ngợi Hồ Chí Minh, Stalin, Lenin, Mao Trạch Đông hay Kim Nhật Thành, và tất nhiên nếu vẫn cứ “khoác vào người bộ quân phục quá khứ”, nhắc tới cuộc chiến “Giải phóng Miền Nam” trước đây, sẽ bị coi là “khiêu khích” và  đụng vào vấn đề “nhậy cảm” đối với hàng triệu bạn đọc khác nhau trên khắp thế giới.
Ngay tại Đức hiện giờ hay cả trong thời CHDC Đức cũmà bạn ca ngợi Hitler, người đã cho nước Đức vang bóng một thời cũng bị coi là “nhậy cảm” vì sự dã man trong khi tôn sùng chủ nghĩa Dân tộc cực đoan, làm hại những sắc tộc khác. 


Cũng như, nếu bạn đang sống tại Việt Nam, mà viết những bài ca ngợi các Lãnh tụ hay ủng hộ chế độ đa Đảng (mặc dù bạn biết là rất ưu việt) của các nước Tư bản phương Tây và  Mỹ, phê phán chuyện tham nhũng, hành dân của nhà cầm quyền VN (dù đó là sự thực),  dám biểu tình chống Trung Quốc chiếm Biển đảo, biên giới, đất liền của Viêt Nam (để bày tỏ lòng yêu nước), tham dự lễ Tưởng niệm những liệt sỹ, đồng bào đã hy sinh trong các trận đánh chống quân Trung Quốc xâm lược (để nói lên lòng biết ơn và nhắc nhở con cháu luôn coi chừng TQ), đều bị cho là “có tội” vì dám đụng đến những vấn đề “nhậy cảm”.  


Nói như vậy, để chúng ta phân biệt ở hoàn cảnh nào, thì Thơ loại nào bị coi là „nhậy cảm“, và khi quyển Thơ Việt ở Đức muốn đánh dấu mốc lịch sử thăng trầm của người Việt đang sinh sống tại Đức trong bối cảnh “đầy sử tính” của sự lột xác một nước CHDC Đức XHCN, để trở thành một nước CHLB Đức thống nhất theo con đường Tư bản CN vững mạnh nhất Châu Âu, thì nó không thể giống như một cuốn sách Thơ được in và phát hành tại Việt Nam. 


Những người Việt Nam đang cư trú tại đây, cũng đến từ mọi miền Tổ Quốc trong mọi hoàn cảnh hoàn toàn khác biệt về tư tưởng, nguồn gốc, định hướng và trình độ. Có những người là Dân Hợp tác Lao động cũ, ở lại vì kinh tế gia đình hay vì nhận ra chế độ này ưu việt hơn hẳn chốn Quê hương. Có những người phải rời bỏ Tổ Quốc chỉ vì một giai đoạn lịch sử của Dân tộc đã biến họ thành những người, mà Chính phủ hiện hành tại VN gọi là “Ngụy”, trong khi trái tim họ vẫn dành cho Quê hương. Có những người ra đi, vì khác biệt chính kiến, không chấp nhận chế độ Cộng Sản. Có cả những Đảng viên ĐCS ra đi vì không còn muốn bị ràng buộc hoặc không chịu được những bất công. Có những người chỉ vì “đoàn tụ gia đình”, thực ra cũng vì lý do kinh tế. Nhưng cho tới giờ vẫn còn nhiều người tiếp tục rời bỏ Tổ Quốc ra đi vì “ở đó khổ quá”. Chữ “khổ quá” ở đây bao hàm nhiều nghĩa: Kinh tế khó khăn, tham nhũng tràn lan, xã hội rối ren, bất ổn, “bị hành” đủ thứ vào bất cứ lúc nào, đi tới đâu cũng phải “có tiền mới xuôi”, không được nói và viết những điều mình nghĩ ..vv…. 


Nói chung, nhóm Người Việt ở Đức là vô cùng phức tạp và khác biệt hoàn toàn với người Việt đang cư trú trong các nước Đông Âu, hay nhóm Người Việt tại các nước Phương Tây khác. Chính vì vậy, “sử tính” nơi này cũng đặc biệt hơn các nơi khác.
Vậy thì do đâu mà bà Như Anh dám khẳng định một cách hồ đồ là :
“Trong khi  99% các tác giả là những người đã trải qua cuộc chiến tranh và trái tim bị day dứt bởi hình ảnh của cuộc chiến tranh này, là những người ra đi từ miền Bắc, họ có những tình cảm rất tự nhiên với Bác Hồ, là những người lính ra đi cứu nước ngày nào đâu dễ gì họ quên được thời lá đỏ của mình, quên được lòng tự hào ngày chiến thắng... “ 


Trên đây chắc chắn chỉ là cách „suy bụng ta ra bụng người“ theo chủ quan của bà Như  Anh mà thôi. Thực ra bạn đọc (chỉ riêng ở Đức) còn rất nhiều thành phần như Thuyền Nhân, Tỵ nạn, Sinh viên, Lưu học sinh đi du học…v..v… Và cuốn Thơ là một Tập hợp Thơ của Người Việt ở Đức, nên nó không chỉ nhằm phục vụ những người trong độ tuổi mà bà NA đóng khung và có cùng cách nghĩ như thế, do vậy anh Sa Huỳnh đã cẩn thận loại bỏ những bài thơ đó là đúng, để cuốn Thơ được người ta cầm trên tay trân trọng, chứ không ném vào sọt rác của sự thù hận hay ghét bỏ. 


Trích dẫn câu chuyện trao đổi với anh Sa Huỳnh, bà Như Anh chỉ nói đến một nửa ý, và làm méo mó nghĩa, nên sẽ làm cho người đọc hiểu sai đi hoàn toàn tâm ý tốt đẹp về cuốn sách của anh ấy. 
Một nửa ý tưởng, không có nghĩa gì cả. Một nửa câu nói không thể chuyển tải hết ý đồ. Một nửa sự thật, không phải là sự thật! 


“- Do cuốn sách này sẽ đi từng ngang cùng ngõ hẻm của các nơi trên thế giới, để có thể đi tới những bạn đọc phía bên Mỹ, Canađa, là những người tị nạn chính trị phía Việt Nam Cộng hòa trên, anh chủ trương không tuyển chọn những bài theo đề tài yêu nước có hướng cộng sản đỏ như vậy.“ – bà Như Anh viết là ghi lại lời anh SH, nhưng thực ra không hết câu. 


Bà ta vẫn kêu gọi „dịch thì phải dịch cho trọn“, còn bà thì lại viết 1 nửa câu. Bà ta viết như thế này nhằm mục đích gì? Ai đã từng quen biết, trao đổi với anh Sa Huỳnh, đủ biết anh ấy có phải là con người „độc đoán“, „phản động“ như thế không? Tôi phải nói, hiếm có người đàn ông nào sử sự bình tĩnh, vui vẻ và hòa nhã như anh Sa Huỳnh! 


Tôi cũng có 1 bài nói về đề tài có lẽ là „nhậy cảm“ và bị loại, nên chỉ còn 6 bài, cũng có điện thoại hỏi anh Sa Huỳnh. Anh ấy giải thích cho tôi là:
Anh muốn tránh, không đụng tới vấn đề “nhậy cảm”, vì quyển Thơ này được in và xuất bản tại các Quốc gia Châu Âu, có thể sang Mỹ, Canada, và ngay tại Đức cũng có nhiều loại người đọc khác nhau. Anh không muốn cho những bài ca ngợi Đảng, Bác, những bài đụng chạm tới quá khứ đau thương của lịch sử Dân tộc, cũng không muốn cho những bài nhắc đến hận thù, chống phá nhà nước, gây hiềm khích, chia rẽ vào. Vì không muốn cuốn sách bị “Bên này”, hay “Bên kia” xé bỏ vứt sọt rác và để nó còn có cơ hội tái bản.
Tốt nhất là không có những bài viết sách động lòng hận thù Dân tộc, để ai cũng có thể nâng niu và trân trọng nó.
Tôi nghĩ đó là 1 định hướng hợp lý. Vì ông Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn đi các nước cũng nhằm mục đích kêu gọi Hòa giải và Hòa hợp dân tộc cơ mà. 


Còn những bài nói lên hiện trạng chua xót vì nguy cơ bị Trung Quốc gặm dần Biển đảo, đất liền của Tổ Quốc , nhằm thức tỉnh lòng yêu nước trong nhân dân khắp nơi trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam, theo tôi cho vào là đúng, vì chúng ta đang ở nước Đức và phải có trách nhiệm nhắc nhở cháu con không quên nguy cơ bị xâm lăng luôn cận kề trong thời kỳ Trung Quốc đang gây hấn liên tục và đòi chiếm hết Biển Đông trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thế này. Không thể gọi đó là “nhậy cảm” mà tránh né mãi được. 


Tôi vô cùng ngạc nhiên thấy bà ta lúc thì viết thế này, lúc viết thế khác. Bà ta viết:
„Vì họ (những tác giả - ĐT) chẳng cần có quyển sách này để khởi sắc và cũng chẳng nghĩ đến việc đầu cơ chính trị làm gì, cũng chẳng đòi hỏi bản quyền từng bài Thơ.“
Không “đầu cơ chính trị”, sao bắt phải cho những bài viết mang tính „nhậy cảm“ cho „Bên này“ hay „Bên kia“ vào làm gì? Hãy để cho Thơ được an lành có hơn không? “Chẳng đòi bản quyền từng bài thơ” mà đi kiện người ta, đòi “bồi thường mỗi bài “rẻ nhất” cũng 500 €? Trong khi chính mình gửi đến xin được in và còn bì tỵ anh Dũng gửi những 8 bài? (Thực tế anh ấy rút bài này, thay bài kia vào thôi) 


Ý đồ của anh Thế Dũng và anh Sa Huỳnh đẹp như thế, Nhân văn như thế, mà chỉ vì ích kỷ, thích tôn vinh những gì mình đã trải qua mà bà ta không biết trân trọng những suy tư của tất cả các tác giả khác có thơ in cùng, và không coi trọng bạn đọc thuộc các tầng lớp cư dân khác đang hiện hữu khắp nơi trên Thế giới hay đang sống ngay quanh bà ta tại nước Đức này. Có phải tất cả họ đều nghĩ giống như bà Như Anh không? 


„Một thế hệ sinh ra và lớn lên bằng phần hồn chứ chẳng bằng phần xác, một thế hệ được thai nghén trong cuộc chiến tranh chống Pháp, sinh ra trong hoà bình, lớn lên trong cuộc chuyển mình đầy máu và nước mắt để tìm đường đi đến tương lai của cả một dân tộc.” 


Người đàn bà này còn nỡ lòng vu cho anh Dũng tội “phản bội” lại bạn bè cùng trang lứa đã hy sinh khi loại bỏ những bài thơ dễ khơi lại hận thù. Còn vu khống cho anh Sa huỳnh tội “bóp méo” cuộc chiến tranh kết thúc vào ngày 30.04.1975 là “cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn”. Thật là khổ cho anh Sa Huỳnh, chỉ vì cái gốc Miền Nam sang đây học từ thời còn VNCH, mà bị người ta moi móc, giá họa, dù đã thực sự hết mình bằng tấm lòng chân thành!
Đúng là giọng lưỡi ác độc, nhằm khoét sâu thêm hố ngăn cách giữa lòng Dân tộc. 


“Vậy mà trong tập thơ này Thế Dũng không có một  lời nào cho cuộc chiến lúc anh là lính, mà còn thẳng thừng loại đi những bài thơ nhớ đến các bạn đã hy sinh cùng trang lứa như anh.
Thật đáng buồn.
Còn Sa Huỳnh thì xây dựng hình tượng cuộc chiến tranh dành thống nhất đất nước Việt Nam từ Mũi Cà Mâu đến địa đầu Móng cái của nhân dân hai miền thành một cuộc nội chiến, huynh đệ tương tàn.” - Như Anh 


Tôi cũng hay có dịp đi đó đi đây và tham dự các lễ hội công khai, thấy phần nhiều là mọi người hát những bài hát ca ngợi Tình yêu, ca ngợi Đất nước, Quê hương, và con người Việt Nam phù hợp với tất cả mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp. Bởi đại đa số lãnh đạo các Hội đoàn đều muốn tránh những điều gọi là “nhậy cảm” tại nơi này. Họ cũng phải cố gắng không gây xáo trộn cộng đồng, vì chỉ muốn mang lại niềm vui cho tất cả mọi người, không phân biệt chính kiến, tôn giáo, nhằm mục đích đoàn kết lại khối Người Việt tha hương để giúp đỡ lẫn nhau thôi. Chứ không muốn chia rẽ lòng người. 


Riêng bài thơ “Anh thương binh và bài vọng cổ” của anh Sa Huỳnh là 1 bài thơ rất hay cả về chất, về ý từ, vần điệu, rất ý nghĩa và cảm động. Trong lá thư bà Như Anh phổ biến trên mạng để gửi cho tôi, bà ta thanh minh giúp bà Lê Hoài Phương lúc đó đang bị độc giả phản đối vì cách viết quá độc ác và tàn nhẫn là: “bài thơ đó hay mới được LHP nhắc tới”. Bây giờ lại quay sang chỉ trích công khai vì nó viết về 1 phế binh của VNCH (!) là mang “hơi hướng chính trị đen ngòm”:
„Trái lại, trong cuốn sách chỉ xuất hiện ngang nhiên bài Thơ của Sa Huỳnh về người lính Cộng hòa què quặt, và một bài của Thế Dũng gọi hồn tất cả tổ tiên dân tộc về mà chứng kiến cảnh lũng đoạn, đục khoét của quan chức trong thâm cung chế độ đương thời. Nghĩa là những bài có hơi hướng chính trị đen ngòm.“
Thế nào là hơi hướng chính trị đen ngòm?“ Đúng là “lưỡi không xương!” và có lẽ bà còn quá non kém về nhận thức chính trị. Không biết phân biệt thế nào là đúng, sai ngoài việc chỉ biết ngợi ca theo bản năng.  


Bà Như Anh không biết là Chính phủ đang kêu gọi Hòa giải và Hòa hợp Dân tộc sao? Bà ở nước Đức Thống nhất, bà có thích không khi dân Tây Đức gọi bà là “Ossi”? Còn dân Đông Đức gọi bà là “Fitschi”?
Chẳng lẽ bà không nhận thấy sự căng thẳng trong mối quan hệ Đông – Tây tại Đức chỉ sau 10 năm Thống nhất, đã nhẹ nhàng mất dần và nạn “kỳ thị chủng tộc” dữ dội của dân Đông Đức làm cho khối Cộng đồng Người Việt ở lại khi “Đổ tường” khốn khổ và uất ức như thế nào, 20 năm sau hầu như không còn hay sao? Đó là gì? Đó là vì Lãnh đạo CHLB Đức đã thành công trong việc Hòa giải và Hòa hợp Dân tộc, hướng cả Đất nước vào Quyền lợi to lớn và Tương lai vững mạnh của Dân tộc họ


Chúng ta là những kẻ “ở nhờ” mà còn được thụ hưởng lây sự lãnh đạo sáng suốt đến tuyệt vời đó của Chính phủ Đức. Một cuộc chuyển giao quyền lực ôn hòa, không có tiếng súng, không có máu đổ, không có xáo trộn lớn trong cuộc sống và được Tự do hưởng nền an sinh xã hội tốt nhất Châu Âu. 


Không lẽ bà không muốn giúp Chính phủ  VN hoàn thành sứ mệnh của mình hay sao? Đó không những là trách nhiệm đối với Quê hương mà còn là Tình người đó, thưa bà! 


Bài thơ của anh Sa Huỳnh chính là “thông điệp hàn gắn vết thương chiến tranh” đã trôi qua cách đây gần 40 năm rồi. Một thời gian quá dài để làm được gì cho Dân tộc, cho Quê hương. Không lẽ bà cứ muốn khơi sâu lòng hận thù quá khứ, chia rẽ những đứa con cùng một mẹ Việt Nam hay sao? Bà không muốn Dân tộc VN đoàn kết, cùng góp tay xây dựng Nước nhà vững về kinh tế, mạnh về quân sự, để đứng vững  và đủ sức chống nạn ngoại xâm cận kề hay sao? Bà không muốn cho nhân dân Việt Nam nhanh chóng được hưởng nền an sinh xã hội Thịnh trị và An bình như chúng ta đang được hưởng tại Đức này hay sao?
Muốn có được như thế, trước hết phải hàn gắn được “vết thương chiến tranh” vẫn còn há miệng trong lòng mọi người cả 2 phía và đoàn kết lại cho tương lai Đất nước. Chính phủ VN có làm được điều tốt đẹp đó hay không, cũng còn phụ thuộc vào sự thức tỉnh của những người như chúng ta nhiều lắm. Chúng ta không được quyền u mê ôm hận giữa đồng bào mình, để VN mãi mãi phải phụ thuộc vào TQ! Sức mạnh Việt Nam nằm ở sự Đoàn Kết Dân tộc! Chính vì vậy, Bác Hồ cũng luôn phải hô hào nhân dân “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết!” kia mà. 


Chúng ta phải khép lại quá khứ đau thương mới vươn lên được. Trách nhiệm giúp nhà nước VN khắc phục phần nào hậu quả, đang là gánh nặng trên vai những đứa con Việt Nam trên khắp Thế giới, nhất là chúng ta, những Người Việt Nam đang sinh sống trong một Đất nước mang trên mình quá nhiều biến cố lịch sử, đã từng được trải nghiệm những bước thay đổi tốt đẹp tại nơi này, càng phải là những người đầu tiên dơ vai gánh lấy trách nhiệm hơn bất cứ ở đâu, vì tương lai của Tổ Quốc, của Dân tộc mình. 


Còn “bài của Thế Dũng gọi hồn tất cả tổ tiên dân tộc về mà chứng kiến cảnh lũng đoạn, đục khoét của quan chức trong thâm cung chế độ đương thời.”  Bà cũng gán luôn là “hơi hướng chính trị đen ngòm”. Thế có nghĩa là Chính phủ đang kêu gọi chống tham nhũng và hô hào “quyết liệt chống tham nhũng” để cứu nước, lấy lại lòng tin của nhân dân cũng là loại “Chính trị đen ngòm” hay sao? 


Tôi thấy bà Như Anh chỉ trích anh Sa Huỳnh là không đúng, anh ấy đã làm trọn bổn phận vì Cộng đồng bằng cả tấm lòng của mình. Hãy nhìn lại những việc anh ấy đã làm. Anh ấy tỉ mỷ thông báo chi tiết và liên tục quá trình tuyển chọn thơ, đưa cả danh sách thơ và nhắc đi nhắc lại thời hạn sẽ đưa in sau khi duyệt lại lần cuối. Vì thực ra anh Sa Huỳnh chỉ là  “Trưởng ban tuyển chọn” còn anh thế Dũng mới là người chịu trách nhiệm biên tập.
Anh Dũng có quyền cắt tiếp cho phù hợp với quyển sáchVậy mà bị bà ta cho là : « lối làm ăn tự tiện, vô tổ chức, vô trách nhiệm, không bài bản, quá khinh thường tác giả » Tôi lại cho rằng bà ta và những người hấp tấp nghe bà ta đưa ra quyết định „Thu hồi“ sai trái và viết bài thóa mạ, xúc phạm, kiện cáo lung tung mới là „Khinh thường các tác giả“ và coi rẻ giá trị tinh thần của người khác. 


Bà Như Anh phê phán là quyển sách dầy và quá nhiều trang so với thông báo ban đầu. Nhưng bà phải hiểu: Công tác cộng đồng không bao giờ đặt ra được 1 con số chính xác. Bởi anh Sa Huỳnh không thể lường được có bao nhiêu người tham gia, không muốn và cũng không nỡ làm các tác giả yêu thơ buồn lòng, nên mặc dù đã có nhắc nhở trong thư cách viết sao cho ít lỗi chính tả và khuyên “trước khi gửi đi, nên nhờ vợ, chồng hay anh em bạn bè đọc trước giùm để tránh trường hợp “thơ không phải là thơ”, song vẫn còn nhiều bài chưa thể gọi là “Thơ”, nhưng anh “không nỡ” gạt ra, vì “vui là chính”, nên dầy chút cũng có sao đâu? 


Không thể vì muốn cướp công người ta, mà nỡ sổ toẹt tất cả như thế được! Tôi nghĩ bà đã hơi cực đoan, khi gán ghép suy nghĩ của mình cho tất cả các tác giả trong quyển Thơ này và những người sẽ đọc nó. Vì thực ra 20 người lúc đầu xin rút thơ ra, tôi tin không phải ai cũng nghĩ như bà: „Cuộc đời họ là một minh chứng sự phát triển, thử thách của thuở thiếu thời của hệ lý tưởng cộng sản Mác Lê nin áp dụng bởi tư tưởng Hồ Chí Minh trong cơn bão táp lịch sử thế giới (khi cả hệ thống các nước XHCN sụp đổ - ĐT) mà họ được may mắn trải qua nơi mắt bão – Berlin.“ 
Viết như vậy đáng lẽ bà càng phải hiểu: bây giờ họ và bà nữa đang sống ở đâu? Một nước CHDC Đức đã bị vùi sâu dưới đáy mồ? hay là nước CHLB Đức kiêu hãnh đang lãnh đạo Châu Âu? Thời thế nơi đây đã thay đổi từ cách đây 24 năm, mà bà vẫn còn như đang ngủ mê thế ư?  


Tôi cũng tin rằng: bằng nấy con người không phải ai cũng độc ác, muốn kiện cáo, chỉ trích, thóa mạ 2 anh và muốn „xé“, hay “thu hồi” cuốn sách như bà và bà Lê Hoài Phương. Bằng chứng là những người “được” bà tin tưởng lôi vào “liên minh kiện cáo”  đều lần lượt công khai đòi rút tên ngay khi biết bà  „lạm dụng“ họ.
Tôi cũng tin, khi đọc tất cả những gì bà, bà LH Phương, anh Vũ Thế Dũng và tôi viết, Bà con trong Cộng đồng (dù có ghét anh Thế Dũng hay anh Sa Huỳnh) cũng sẽ dần nhận ra Công lý, và không nỡ nào tiếp tục a hùa theo bà như khi chưa rõ ngọn ngành nữa.
Tôi tin ngay cả 10 người ngồi họp dơ tay “biểu quyết” 100% hôm đó, vì bị bà “đánh võng” từ việc này, sang việc khác và dọa lung tung, giờ cũng sẽ hối hận và không muốn đứng về phía bà để hại một NXB của Người Việt mình và chôn vùi „đứa con tinh thần“ của mình nữa.
Tôi tin, đại đa số tác giả có thơ in, là những CON NGƯỜI đúng nghĩa có tầm hồn và trái tim nhậy cảm, họ không nỡ vì tham những đồng tiền „chắc cua một lỗ“ theo cách bà tính, để đồng ý hủy đi công lao cũng như phá hoại tiền bạc, danh tiếng của một Doanh nghiệp còn non trẻ của Người Việt mình, đem đứa con tinh thần của mình trao vào tay một NXB Tây để hất đổ bát cơm đồng loại, nuôi Tây như bà kêu gọi:  


“Xin khiêm tốn tạm tính theo tỉ lệ sách in ở Đức để phát hành tại đây cho 1.000 cuốn cho 150.000 người Việt, nghĩa là 150 người bán được 1 cuốn, cho trên toàn thế giới độ 10% người mua so với số mua trong nước Đức, nghĩa là cứ 1.500 người có 1 người mua, số lượng in và xuất bản trong 50 năm sau cái chết của tác giả là  66.666 cuốn, nếu tạm tính là số người Việt Nam không thay đổi trong 70 năm đó, tuy từ1960 đến nay, kể cả chiến tranh huỷ diệt, dân số tăng gấp bai. Tiền nhuận bút không còn phải trả, bởi có hợp đồng gì đâu. Cứ mỗi quyển VIPEN thu theo giá bán là 20 €, tiền thu1.333.333 €.
Tiền nhuận bút tính ra là 10% =133.333 €.
Trị giá bản  quyền mất đứt cho VIPEN là 288 bài thơ, mỗi bài là 462 € đấy ạ. 


Dựa trên cách tính này, bà ta kiện, đòi “bồi thường” giá rẻ nhất là 500 € cho mỗi bài của bà ta và của bà LHP, thật là ngông cuồng và tự phụ! Tôi đọc tới đó bỗng bật cười vì lòng tham của con người này đang phản bội lại bà ta mất rồi. Chưa một quyển sách nào hay mà được tái bản tới 50 lần. Tôi còn đang sợ nó không bán hết 1000 cuốn đầu tiên. Thêm nữa, tiền “nhuận bút“ cũng được in rõ trong Giấy mời và được anh Sa Huỳnh nhắc lại rồi. Nếu bà sợ thiệt, sao không „mặc cả“ trước giá là như thế đi, để xem có NXB nào bị điên mà mua Thơ của bà không? Hay bà biết là không có ai mua, nên lẳng lặng chờ anh Thế Dũng in xong, mới la làng để kiếm tiền “bồi thường” cho chắc ăn? Ừ, mà cũng có khi vì bà tính thấy “Lãi to quá” mới điên cuồng tìm cách cướp quyền in ấn và xuất bản chăng? 


Là một Doanh nghiệp có giấy phép đăng ký chính thức, ngoài giá in sách chỉ là 3,50 €/ quyển, nhưng còn công thiết kế bìa cho họa sĩ ? Công trình bầy sách được tính theo số trang? Còn chi phí quảng cáo bán hàng qua mạng?, còn Thuế xuất bản?, thuế Doanh thu?, thuế thu nhập ở nước Đức cũng không nhỏ, chưa kể chi phí vận chuyển,  chi một phần làm vốn gây quĩ cho CLB thơ (nếu bán được hết sách). Còn nếu không bán được, thì chính nhà xuất bản chịu lỗ, bởi rủi do là khôn lường.
Nó hoàn toàn không giống với việc bà Như Anh tự đặt in thơ của bà, rồi đem tặng, đem cho (mà chưa chắc có ai đã muốn lấy). Nhà xuất bản mà bà  đặt in không tự bán sách của bà nhằm kinh doanh, nên không phải nộp thuế lưu chiểu. Họ chỉ lấy tiền công in, nên mới rẻ như thế. Bà hãy vào các hiệu sách mà tham khảo giá thành cho 1 cuốn sách dầy như thế đi.
IV.Những nỗ lực can ngăn của tôi: 


Chỉ vì quyển Thơ Việt ở Đức mà  đáng lẽ chỉ cần nhắc nhở nhau để rút kinh nghiệm lần xuất bản sau thôi, Bà Phạm Thị Như Anh đã đưa ra kiện cáo, viết thư theo thiển ý của mình rồi tung lên mạng, và vì thấy trong đó chứa quá nhiều suy nghĩ không đúng, nên dẫn tới nhiều lời qui chụp nặng nề lên những việc làm tốt đẹp của hai người có tâm huyết vì niềm vui chung cho Cộng đồng, như anh Trưởng ban tuyển chọn Sa Huỳnh và anh Vũ Thế Dũng, Giám đốc Nhà xuất bản VIPEN, vì vậy tôi đã viết 2 lời Comment mang tính can ngăn, nhưng bà ta không chịu dừng lại, đã vậy tôi còn bị một kẻ mạo danh nào đó (cùng 1 tên nữa phụ họa) chửi là „ngu, trẻ con và  láo“, nên có làm một bài thơ trả lời như sau: 


Hơn nhau
Hơn nhau ở một cái đầu
Hơn cách khu xử, đẹp câu chân tình
Hơn người – là biết nhún mình
Góp ý lịch sự, không khinh vẻ ngoài
Luôn biết phân biệt đúng, sai
Nhận chân Quân tử, hay loài Đầu Trâu
Hơn chẳng phải cậy ta giầu
Vênh vác vỗ ngực, phun câu chửi càn
Hơn nhau bởi sự khôn ngoan
Đặt ra câu hỏi, để toàn dân suy.
Hơn người ta chẳng nói gì
Ai lên tiếng chửi, hủy đi danh mình!
Biết trước - sau, chẳng bị khinh
Trọng Nhân, giữ Nghĩa Chân tình, Vị tha
Bạc tóc mà chẳng hơn ta
Lời thiếu nhã nhặn mới là trẻ con! 


V.Hai chị Lê Hoài Phương và Phạm Như Anh có thể làm một tuyển thơ khác theo tiêu chí riêng. 


Theo thiển nghĩ của tôi, nếu hai chị Như Anh  và Lê Hoài Phương „khao khát“ in một tuyển tập thơ theo ý riêng của mình, chỉ dành cho các tác giả và bạn đọc như các chị mong muốn, thì nên bắt đầu lại từ đầu. Kêu gọi mọi người tham gia gửi bài, rồi các chị chọn lựa, ký hợp đồng với từng tác giả, thỏa thuận trả nhuận bút cho từng bài cũng như từng lần xuất bản đầu sách trong vòng 50 năm nữa. Đưa các tác giả „ký bông“ trước khi nộp lưu chiểu. Hãy thực hiện mọi việc «một cách chuyên nghiệp, có bài bản, hợp pháp» như chị Như Anh viết đi, và xuất bản thử xem khi mình in sách để bán, liệu có chui được thuế bằng cái giá „rẻ bèo“ đó không? Chứ dở chiêu hại bạn này ra, xấu mặt lắm. 


Những người có lương tri, không ai  ủng hộ các chị làm việc này, vì ai cũng biết khâu chuẩn bị để làm ra một ấn phẩm có giá trị (dù chỉ là lưu giữ kỷ niệm của tất cả những hồn Thơ trong Cộng đồng) cũng không dễ dàng gì, mà cần phải có Tâm huyết, có máu nghệ sĩ thực sự và có tấm lòng mới làm được. Cho dù đó là cơ hội duy nhất như chị Như Anh viết: 


 „Thực sự, đó là một hiện tượng rất đặc biệt, hình như chỉ xẩy ra có một lần trên đất Đức. Liệu có xẩy ra nữa cho thế hệ sau không, khó lòng lắm.“ - Như Anh
Thì cũng không nên vì thế mà dùng những lời lẽ đao to, búa lớn kiện cáo, vu khống ý đồ tốt đẹp của người khác, phá đám công việc làm ăn của đồng hương khi đụng chạm tới NXB của người ta, hủy hoại đi danh tiếng của chính mình, gây xáo trộn lòng người và làm xấu đi bộ mặt của Cộng đồng Người Việt tại Đức khi đưa ra kiện cáo lôi thôi. 


Thử hỏi qua chuyện này, liệu những tâm hồn nhậy cảm, có còn ai hứng thú nữa không, khi biết sự thật về việc làm này của các chị? Một người thì cao ngạo tự xưng mình là: „Tứ Thập Lục Phương sư muội về Thơ Đường Luật“ mà viết lách hồ đồ, còn người kia mặc dù viết những lời ca ngợi về Thơ bay bổng:
„Thơ là ngôn ngữ, là từ, là âm thanh, là đúc kết của cái đẹp nhất, ngân nga nhất,  cái ý là đa dạng và thanh tao nhất. Nghệ thuật trong Thơ - đó là cái cao sang nhất của con người, của một dân tộc“
Nhưng lại hành động thiếu suy nghĩ và thô thiển ngay cả trong lời văn khi viết về bài thơ, bài mà anh Sa Huỳnh diễn tả cảm giác chua xót của mình khi phải quyết định chia tay „Vườn Thơ“, nơi chính anh là người đã từng gắn bó, hao tâm, tổn sức nhất, để rồi bị thóa mạ bằng những lời vu khống mất hết tình người: 


« Một cuốn sách in nhầm, in hỏng thì in lại, sửa lại mà in, chỉ tốn ít tiền in, chứ có quái gì mà thai nhi với chả Nàng Thơ, Thơ vẫn còn đó chứ đi đâu mà mất.»  


Qua câu này đủ biết chị Như Anh không hề tôn trọng giá trị tinh thần của bao nhiêu tác giả, coi tập Thơ như một mớ rau ít giá trị ngoài chợ, không thích thì „xé“ những bài thơ ra, „hủy“ sách đi, để in quyển khác, chỉ tốn ít tiền chứ «có quái gì»…. 


VI. Xa rời vườn Thơ 


Tôi quá thất vọng về những gì đang xẩy ra, không muốn dính dây với những người có tâm địa xấu, nên cũng quyết định xa rời „Vườn thơ“ này bằng bài họa lại bài thơ của anh Sa Huỳnh với nỗi buồn cho thế thái nhân tình, song vẫn thầm mong một ngày nào đó những hồn thơ thật sự trong sáng, vô tư, chất chứa đầy cảm xúc chân thành nảy sinh từ chính cuộc sống thực, không bon chen, vụ lợi, không lá hoa giả dối sẽ gặp lại nhau trong một Vườn Thơ Xuân tươi tắn, rạng rỡ thấm đậm tình người. 


Xa rời vườn thơ 
(Có sửa lại 1 chút, vì bài đăng trên nguoiviet.de là bài cảm tác tại chỗ)
Nàng Thơ bỏ đi, lòng nhân tàn tạ
Thế gian đảo điên, dối trá u sầu
Còn chi đâu nữa, để mà trao nhau
Tình thân ái bắc cầu cho thương mến!? 


Nàng Thơ dịu hiền, tâm mong điều Thiện
Ngỡ nối tay nhau, mang đến an lành
Đâu có ngờ, bão tố dậy trời xanh
Những cơn gió, giật cây cành tan nát 


Nàng thơ ra đi, ngậm ngùi  nước mắt
Thương người ở lại se thắt nỗi lòng
Giữa đám đá sỏi, khô cằn ước mong
Hãy lưu giữ tia nắng hồng ngày cũ. 


Vườn thơ xưa hoa tàn, cây héo rũ
Thương bóng đơn côi ấp ủ nỗi buồn
Giấc mơ này, thôi nhé, sẽ vùi chôn
Giữa tiếng chuông trong hoàng hôn khắc khoải.  


 Nàng Thơ dẫu xa, nhưng tình còn mãi 
Trái tim trinh vẫn lưu lại với đời
Xin nguyện cầu cho mai hậu người ơi!
Thơ trở lại, hương Xuân ngời ngợi thắm.  


Chúc các anh, chị Tác giả cũng như Bà con Cộng đồng Người Việt mình Bình an và vui vẻ! 


Đ.Tr.


1 nhận xét:

  1. Thật buồn cho nhóm yêu Thơ Việt ở Đức, có người chỉ vì lòng tham mà khiến Nàng Thơ đau lòng.

    Trả lờiXóa