Nhãn

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013


KIẾN NGHỊ VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992




Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (dưới đây gọi tắt là Dự thảo), chúng tôi, những người Việt Nam ký tên dưới đây, xin trình bày với Quốc hội và Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 một số kiến nghị, đồng thời mong mỏi toàn thể đồng bào trong và ngoài nước thẳng thắn nói lên ý kiến để nhân dân ta có một Hiến pháp bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ và sự phát triển bền vững của đất nước, mang lại tự do hạnh phúc cho các thế hệ hiện tại và tương lai.
Hiến pháp của một quốc gia do dân làm chủ bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân và được hình thành từ sự thỏa thuận giữa các thành phần đa dạng trong xã hội. Dự thảo chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực. Kiểm soát bên trong giữa các nhánh quyền lực nhà nước bằng các cơ chế đối trọng kiềm chế lẫn nhau, các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp không thể vượt quá giới hạn được ấn định. Kiểm soát từ bên ngoài đối với công quyền được thực hiện bởi nhân dân với vai trò quan trọng của xã hội dân sự mà tiền đề là các quyền tự do về ngôn luận, báo chí, lập hội, hội họp, biểu tình,...

Chẳng nhẽ độc quyền cả nói dối hay sao?


Hoàng Xuân Phú


Chúng ta đang chứng kiến các cuộc tấn công vào "Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992" và những người ghi tên ủng hộ. Chương trình thời sự ngày 20/3/2013 của VTV là một ví dụ điển hình. Nó công bố kết quả "điều tra sự thật" ở Thái Bình và Hà Tĩnh. Ngay trong câu mở đầu, người xem đã có thể nhận ra thái độ của VTV đối với bản kiến nghị đó:
"Thưa quý vị và các bạn, thời gian gần đây, trên một số trang mạng đã xuất hiện cái gọi là Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do một nhóm người soạn thảo và sau đó bản kiến nghị này được cho là đã có nhiều người ký tên ủng hộ, trong đó đông nhất là ở Hà Tĩnh và Thái Bình."
Nếu phỏng theo phong thái của VTV thì có thể mở đầu bài đáp lễ như sau:
Thưa "cái gọi là" VTV, "cái gọi là Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992" không chỉ "xuất hiện" "trên một số trang mạng", mà đã được một đoàn đại diện gồm 15 người (không đến nỗi vô danh) chính thức trao cho ông Lê Minh Thông, là Phó Chủ tịch Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và Phó Trưởng Ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, vào sáng ngày 4/2/2013 tại Văn phòng Quốc hội, 37 Hùng Vương, quận Ba Đình, Hà Nội. Đó là một hoạt động công khai, với tinh thần xây dựng và trách nhiệm cao, hưởng ứng đợt lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đang được tổ chức trên toàn quốc. Sự kiện trao kiến nghị ấy đã được dư luận rất quan tâm và được báo chí "chính thống" đưa tin, ví dụ như báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh và báo Dân trí. Đặc biệt, báo Người lao động đã tường thuật với tiêu đề trang trọng: "Cơ hội tạo sức mạnh dân tộc". VTV không thể không biết sự kiện ấy, và lẽ ra phải đưa tin để "phản ảnh kịp thời ý kiến đóng góp của nhân dân", như đã viết trong Chỉ thị số 22-CT/TW của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Thế nhưng, cái "được cho là" "đài truyền hình quốc gia" và mang tên là "Đài Truyền hình Việt Nam" lại tỏ ra không hay biết, khi đó thì không hề đưa tin, và nay lại nhắc đến một cách miệt thị.

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013


    Trí thức lỏng

             Nguyễn Hiếu


        Thế hệ trên dưới 60 được xem như thế hệ bắt đầu của một nền giáo dục dưới chính thể mới. Dạo đó không ít các nhà quản lý giáo dục hể hả tuyên bố một câu xanh rờn: chúng ta tự hào khi có thể giảng dậy tiếng Việt trên bục trường đại học. Hậu quả của sự tự mãn quá lớn này đã để lại hậu quả là hầu hết các trí thức của ta được đào tạo trong nước từ năm 1954 đổ lại đây đều không sử dụng thành thạo nổi một ngoại ngữ. Điều này làm ta chạnh lòng khi nghĩ đến thế hệ cha ông ta thời Pháp chỉ mới ở trình độ sơ học yếu lựơc - tương đương lớp 5 hiện nay - đã có thể nói và đọc tiếng Pháp như tiếng mẹ đẻ. Nhưng thôi, tạm coi hiện trạng mù ngoại ngữ này như một tồn tại lịch sử của một thời ấu trĩ trong giáo dục. Còn hiện nay trong xu thế người ta thích tự hào, kiêu hãnh, thích lập kỉ lục ở nhiều lĩnh vực nên Việt nam ta trong một vài năm gần đây thường oang oang những danh từ tự phong như cường quốc thế giới về đóng tàu khi Vinasin chưa bị đổ bể. Rồi gần đây các nhà quản lý văn nghệ lại hào phóng hô to: Việt nam ta là cường quốc thơ khi phong trào nhà nhà, phố phố, ngưòi ngưòi làm thơ dẫn đến tình trạng lạm phát thơ. Trở lại lĩnh vực giáo dục. Gần đây các nhà quản lý ngành này lại kiêu hãnh khoe Việt nam là quốc gia đứng đầu Đông nam Á về số lưộng giáo sư, tiến sĩ. Tinh sơ sơ Việt nam ta hiện nay với gần 90 triệu dân thì đã có tới 24000 tiến sĩ , 9000 giáo sư. Nếu chia bình quân số ngưòi có học vị này so với thế giới thì quả là đáng tự hào. Nhưng đáng buồn thay sau con số hoành tráng các nhà trí thức có học vị này là cả một thực tế thê thảm về trình độ học vấn của Việt nam ta cũng như trình độ thực của các nhà trí thức nước ta. Theo con số được công bố thì Việt nam có tới gần 400 trường đại học, cao đẳng thuộc các ngành nghề , các viện tương đương …nhưng tệ hại thay không có trường nào lọt vào danh sách 500 trường đại học nghiêm chỉnh và danh giá trên thế giới. Đã gọi là các nhà trí thức có học vị cỡ tiến sĩ, giáo sư thì tiêu chuẩn đầu tiên là bài báo, công trình công trình nghiên cứu khoa học hàng năm và qui chuẩn nhất là các nghiên cứu này được đăng kí bằng sáng chế tại Mỹ. Tình hình nay ở Việt nam ta ra sao?. Với 33 nghìn vị trí thức có học vị giáo sư, tiến sĩ đó nhưng giai đoạn từ 2000 đến 2006 nứơc ta vẻn vẹn có 19 bằng sáng chế. Giai đoạn từ 2007 đến 2010 Việt nam chỉ còn 5 bằng sáng chế. Năm 2011 với xấp xỉ 90 triệu dân, 33000 giáo sư, tiến sĩ thì số bằng sáng chế của Việt nam ta  đăng kí tại Mỹ lại là còn số không tròn trĩnh. Cũng trong năm 2011 này chưa nói đến các nứơc có trình độ kinh tế hiện đại, trí thức tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc… Mà chỉ so sánh với các quốc gia trong khu vực thì Đài Loan với 23 triệu dân có tới 8781 bằng sáng chế, Israel vẻn vẹn 7,3 triệu dân đã đăng kí 1981 bằng sáng chế. Còn các nứơc vùng Đông Nam Á thì năm 2011 cũng là năm bội thu về số lượng bằng sáng chế đăng kí tại Mỹ. Singapo với 4,8 triệu dân có tới 647 bằng. Malaixia với 27,9 triệu dân có 161 bằng, Thái Lan với 68,1 triệu dân có 53 bằng….

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

Gã tép riu, văn hóa, tình dục và tình yêu


      "Gã tép riu":  văn hóa, tình dục và tình yêu   

              
              Đặng Văn Sinh


V
ẫn trung thành với phong cách Luật đời và cha con cũng như Lửa đắng, Nguyễn Bắc Sơn luôn có lối viết dựa trên những nguyên tắc truyền thống của tiểu thuyết cổ điển mà phần truyện là một đại tự sự bao quát các mối quan hệ đa chiều của hệ thống nhân vật, tạo thành những trường đoạn kể hoặc hồi ức. Có lẽ bởi đã có một thời gian khá dài giảng dạy bộ môn ngữ văn ở trường trung học nên cách viết của tác giả luôn chính tắc. Nói cách khác, Gã tép riu* chẳng những không mới mà lại còn rất cũ nếu chỉ được thẩm định qua hình thức.
Toàn bộ tác phẩm được phát triển theo trình tự thời gian tuyến tính qua 51 mục, phản ánh một cách hiện thực cuộc sống đương đại với vô số những pha gay cấn, từ đó tác giả mạnh dạn cảnh báo những vấn nạn xã hội, mà một trong số đó là vấn đề văn hóa. Có thể nói hiện trạng văn hóa, nhất là trong lĩnh vực quản lý, đang vận hành với mô hình chứa trong lòng nó những yếu tố bất ổn, từ đó đẻ ra lắm hệ lụy, có nguy cơ làm lu mờ những giá trị tốt đẹp trong khi chưa xác lập được những giá trị mới, làm xáo trộn cả một nền văn hóa.

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013


Lao động xuất khẩu: một chấm đen trên trang danh dự

Nguyễn Văn Huy


“...Tại Việt Nam, nhân dân không có may mắn đó, họ là nguồn hàng hóa mang lại lợi lộc cho các cấp chính quyền, do đó đang được khai thác triệt để bất kể mồ hôi và nước mắt của những nạn nhân...”
Từ một vài năm trở lại đây, cộng đồng người Việt hải ngoại đã được dư luận thế giới phương Tây nhắc tới trở lại, nhưng với những lời phê bình không lấy gì làm vinh quang: vai chính trong những vụ buôn người và trồng cây cần sa lậu.
Nạn nhân của những vụ buôn lậu người
Hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam ra nước ngoài đã có từ lâu nhưng chưa bao giờ danh dự của người lao động bị xúc phạm nặng nề như hiện nay.
Trong thập niên 1980, dưới hình thức hợp tác lao động xã hội chủ nghĩa (một hình thức trả nợ bằng sức lao động), gần 300.000 lao động Việt Nam đã được gởi sang các quốc gia cộng sản Đông Âu, tất cả đều được đối xử tử tế và làm việc ngang hàng với người lao động bản xứ. Cùng thời gian đó, hơn 25.000 lao động khác cũng được gởi sang các quốc gia Bắc Phi, Phi Châu và Trung Đông làm việc và được đối xử như những chuyên gia.

Trại Súc Vật


George Orwell

Trại Súc Vật
(Chuyện ở nông trại)

Chương 9

Cái móng bị thương của Chiến Sĩ chữa mãi vẫn không khỏi. Trong khi đó lũ súc vật tiến hành khôi phục cối xay gió ngay sau lễ mừng chiến thắng. Chiến Sĩ không nghỉ ngày nào, nó rất tự hào là đã không để cho những con khác thấy nó đang bị đau. Chỉ đến tối nó mới bảo với Bà Mập là bị vết thương hành hạ. Bà Mập phải nhai lá cây và đắp vào vết thương cho Chiến Sĩ. Nó cùng với Benjamin thuyết phục Chiến Sĩ hãy tự bảo trọng.
"Phổi loài ngựa không được khoẻ đâu", Nó nói.
Nhưng Chiến Sĩ không nghe. Nó bảo chỉ có một ước nguyện duy nhất là được trông thấy cối xay gió hoàn thành trước khi nghỉ hưu mà thôi.
Ngay từ khi mới thiết lập luật lệ của Trại Súc Vật, đã có qui định tuổi nghỉ hưu của ngựa và lợn là mười hai, của bò là mười bốn, của chó là chín, của cừu là bảy, còn của gà là năm. Chúng cũng đã thống nhất là sẽ không để cho những con về hưu phải thiếu thốn bất cứ thứ gì. Thực ra thì cho đến nay cũng chưa có con nào nghỉ hưu cả, nhưng thời gian gần đây vấn đề này rất hay được đem ra bàn thảo. Bây giờ, khi miếng đất cạnh khu vườn được đem đi trồng lúa mạch rồi thì lại có tin là một góc bãi cỏ dài sẽ được rào riêng ra cho những con già cả. Cũng có tin nói rằng ngựa hưu sẽ được lĩnh hai cân ngũ cốc mỗi ngày, đấy là mùa hè, còn mùa đông thì được bảy cân cỏ khô, ngày lễ thì còn được phát thêm một củ cà rốt hay một quả táo nữa. Sang năm Chiến Sĩ sẽ tròn mười hai tuổi.

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

Trại Súc Vật


George Orwell

Trại Súc Vật
(Chuyện ở nông trại)
  
Chương 6

Suốt năm đó lũ súc vật phải làm lụng quần quật không khác gì nô lệ. Nhưng làm việc đối với chúng là một niềm vui, chúng không tiếc sức, chúng sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh vì chúng biết rằng chúng đang làm việc cho mình và cho con cháu mình chứ không phải cho một lũ người lười biếng, trộm cắp nữa.
Suốt mùa xuân và mùa hè chúng đã làm việc sáu mươi tư tiếng một tuần, nhưng sang tháng tám thì Napoleon tuyên bố là sẽ làm cả chiều chủ nhật. Công việc này là hoàn toàn tự nguyện, nhưng con nào vắng mặt sẽ bị cắt một nửa khẩu phần. Mặc dù vậy, chúng vẫn không hoàn thành được kế hoạch đã đề ra. Năm nay thu hoạch kém hơn năm ngoái, chúng cũng không kịp trồng củ cải trên hai khu ruộng vì cày bừa quá chậm. Có thể thấy trước rằng mùa đông tới sẽ có nhiều khó khăn.
Việc xây dựng cối xay gió cũng gặp không ít rắc rối. Ngay trong trang trại đã có một mỏ đá vôi tốt, cát cũng không thiếu, còn xi măng thì sẵn trong kho; mọi vật tư xây dựng đều có đủ. Nhưng có một vấn đề mà lũ súc vật không thể giải quyết ngay được, đấy là làm thế nào đập được đá thành những viên có kích thước như ý. Có vẻ như chỉ có một cách là dùng cuốc chim và xà beng; nhưng không con nào biết sử dụng những thứ ấy vì chúng không thể đứng trên hai chân sau được. Phải mất mấy tuần lễ mày mò chúng mới biết cách lợi dụng lực hút của trái đất. Những tảng đá lớn, không thể dùng được nằm dưới đáy mỏ đá vôi. Lũ súc vật lấy dây quấn xung quanh những hòn đá, sau đó cả bọn, nào bò, nào ngựa, nào cừu, bất cứ con nào có thể bám vào dây đều có mặt, khi khẩn cấp cả bọn lợn cũng nắm lấy dây và kéo từ từ theo bờ dốc, rồi chúng thả rơi hòn đá xuống đáy cho vỡ thành những mảnh nhỏ. Việc vận chuyển những viên đá vỡ không phải là khó. Ngựa vận chuyển bằng xe con, cừu thì mang từng viên một, ngay cả Muriel và Benjamin cũng tự thắng vào chiếc xe hai chỗ và tham gia chuyên chở. Đến cuối mùa hè thì chúng đã kiếm được đủ đá, công việc xây dựng bắt đầu, lũ lợn đóng vai giám sát và đốc công.

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Tìm mọi cách móc túi dân


Tìm mọi cách móc túi dân 

Văn Quang


    
Bằng mọi cách, mọi thủ đoạn, một số cơ quan, doanh nghiệp hết đường xoay xở kiếm chác tiền của nhà nước quay ra soi mói, tìm cách móc túi dân. Họ cho rằng đó là cái kho vô tận, khai thác tối đa để giải quyết những khó khăn của cơ quan hoặc doanh nghiệp của mình. Và cách nhanh nhất, hiệu quả nhất khiến anh dân cứ trơ thân cụ ra để họ móc túi là ban hành một nghị định, một thông tư nào đó có tính pháp lý là đám dân đen chỉ việc thi hành. Khi đã thành luật, thành quy định thì anh nào không thi hành sẽ phạm tội “chống đối”, có khi còn là tội “phản động”… những cái tội được đưa vào cái trại được gọi là “trại cải tạo”, tù mọt gông. “Cải tạo” cho những thằng khác sợ phải lòi tiền ra, phải ngậm miệng để trở thành những con cừu ngoan ngoãn nằm xuống cho người ta xén trụi lông.
Tất nhiên ngoài khó khăn ra, họ còn làm giàu trên những đồng tiền xương máu của người dân. Bởi vậy gần đây mới có những “đề xuất” những “kiến nghị” cực kỳ phi lý và ngay cả những quyết định, dự thảo luật đôi khi cũng không nằm ngoài mục đích móc tiền của dân. Có thể đây cũng chỉ là hành động “tung đòn gió” để đo lường phản ứng, nếu xuôi chiều mát mái thì làm tới, không lọt thì rút lại, đâu có mất mát gì.


    Những vết thương không bao giờ thành sẹo

Truyện ngắn của Đỗ Trường (CHLB Đức)

T
ôi quen chị vào một ngày đầu năm Qúy Tỵ, dịp Meister Nam mời đến Võ đường của anh, nhậu nhẹt và thưởng thức các tiết mục văn nghệ ngẫu hứng, do anh chị em khu vực Leipzig thực hiện. Tôi và ca sỹ Việt Hà đến hơi bị muộn. Bước chân vào Halle, không chỉ tôi mà cả Việt Hà cũng phải sững người lại, bởi một người đàn bà hát, có giọng khàn lạ, đang say sưa thả hồn trên sân khấu. Và nếu không có bàn tay cứng như sắt của Nam Võ, từ phía sau bóp mạnh vào bả vai, có lẽ tôi còn đứng lặng, chắn giữa cửa ra vào cho đến khi chị hát xong.
-Nghệt mặt ra rồi phải không? Hạ, nguyên cô giáo dạy nhạc, cùng quê Bắc Ninh, tôi đã nhiều lần kể với ông...
Vâng! Sự xáo động ấy trong tôi, không hẳn vì đứng trước người đàn bà đằm thắm đang ở độ chín lại. Nhưng nhạc và lời ca chị viết với giọng hát truyền cảm, như kể lại câu chuyện của đời mình, làm tôi xúc động mạnh…

George Orwell

Trại Súc Vật
 (Chuyện ở nông trại)

Chương 3

Phải công nhận là chúng làm việc rất chăm, không quản mệt mỏi, chỉ cốt thu hoạch cho xong! Công khó của chúng đã được đền bù, chúng thu được nhiều hơn dự kiến.
Đôi khi chúng cũng gặp một số khó khăn vì tất cả công cụ đều được làm để dành cho người chứ không phải cho súc vật, mà muốn sử dụng công cụ đó thì phải đứng được trên hai chân sau. Nhưng phải nói bọn lợn là một giống thông minh - khó đến đâu chúng cũng có cách. Còn lũ ngựa thì hiểu rõ từng thửa ruộng, mà cắt và vun cỏ thành đống thì chúng làm thạo hơn ông Jones và gia nhân nhiều. Bọn lợn không làm mà chỉ hướng dẫn và kiểm tra các con khác. Với kiến thức như thế thì việc chúng nắm vai trò lãnh đạo là đương nhiên. Chiến Sĩ và Bà Mập tự khoác lên mình máy cắt hoặc máy bừa cỏ (dĩ nhiên là không cần hàm thiếc, cũng chẳng cần cương) và kiên nhẫn đi khắp cách đồng, trong khi một con lợn nào đó bước theo sau, thỉnh thoảng lại kêu "Đi thẳng, đồng chí!" hoặc "Quay lại, đồng chí!". Tất cả các con vật, không kể lớn nhỏ, đều tham gia cắt và xếp cỏ. Ngay đến bọn gà vịt cũng phơi mình dưới nắng suốt ngày để tham gia vận chuyển từng lọn cỏ nhỏ bằng mỏ. Chúng đã hoàn tất công việc một cách nhanh chóng, phải nói là nhanh hơn người, nếu ông Jones và gia nhân làm thì phải hai ngày nữa mới xong. Hơn nữa đấy lại là một vụ mùa năng suất nhất từ trước đến nay. Không có chuyện rơi vãi vì bọn gà, vịt rất tinh mắt, chúng nhặt đến từng cọng một. Và cũng không có con nào ăn vụng, dù chỉ một miếng ngoạm.

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013


  Thời sinh viên ở Sài Gòn

C
ác anh các chị, có thể không phải là thủ phạm nhưng không thể phủ nhận là những người đã góp phần gây ra những điêu tàn đổ nát hôm nay. Xin đừng im lặng nữa. Nếu không đủ sức để hành động, hãy viết, hãy nói, hãy kể lại cho các thế hệ trẻ những bài học dù thất bại, những ước mơ dù bị phản bội, những kinh nghiệm dù được đổi bằng xương máu của mình.
 Là những người có lương tâm, hôm nay, không có tòa án nào kết án các anh chị nặng bằng tòa án lương tâm của chính các anh chị.
Là những người vốn nặng tình cảm, hôm nay, không có tình cảm nào cấu xé các anh chị bằng tình cảm các anh chị đã từng dành cho đất nước. Xã hội Việt Nam băng hoại, trụy lạc, tha hóa ngày nay là chiếc gương, các anh chị hãy soi vào đó để thấy lại chính mình...
*
Nhân dịp đọc bài viết của Hoàng Thanh Trúc trên Dân Làm Báo và qua đó đọc thêm các bài viết khác Không hổ thẹn về một thời trai trẻ của một nhóm tác giả và Cuộc họp mặt “có một không hai” của Huỳnh Tấn Mẫm trên báo Tuổi Trẻ sau buổi hội thảo “tầm vóc và ý nghĩa của phong trào đấu tranh của sinh viên – học sinh trí thức, văn nghệ sĩ… tại các đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1975” được tổ chức tại Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) trong hai ngày 19 và 20-5-2012, tôi chợt nhớ lại một bài thơ tôi viết từ lâu lắm cũng có nhắc đến các anh chị này.

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

Phê bình kiểu tấu hài trên báo Văn nghệ


Phê bình kiểu tấu hài trên báo Văn nghệ

Trần Mạnh Hảo

T
rên báo Văn Nghệ hai số 7 và 8 / 2013 có in bốn bài viết ca ngợi ba tập thơ được giải và một tập phê bình được giải văn học của Hội nhà văn Việt Nam 2012 : QUAY VỀ LỜI NỀN TẢNG – Đọc “trường ca chân đất của Thanh Thảo của Nguyễn Chí Hoan, Phạm Đương người đi trên dây của Đặng Huy Giang, Trần Quang Quý và sự ám ảnh hiện hữu  của Mai Vũ và  Mấy suy nghĩ cùng  Đa cực và điểm đến viết về tập phê bình được giải của Nguyên An…
Nếu thày giao chấm điểm văn là bạn đọc ra bốn đề văn như sau :
 “Em hãy phân tích và chứng minh  Trường ca chân đất của Thanh Thảo hay hay dở ? Vì sao hay, vì sao dở”?

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013


George Orwell



Trại Súc Vật

   (Chuyện ở nông trại)

George Orwell


Chương 2

Ba đêm sau Thũ Lĩnh già bình thản ra đi. Xác nó được chôn ở cuối khu vườn.
Chuyện đó xảy ra vào đầu tháng ba. Lũ súc vật tăng cường hoạt động ngầm liên tục trong ba tháng tiếp theo. Bài diễn văn của Thủ Lĩnh đã tạo ra một quan niệm sống hoàn toàn mới nơi những con thông minh. Chúng không biết khi nào thì cuộc Khởi Nghĩa mà Thủ Lĩnh tiên đoán sẽ xảy ra, chúng cũng không nghĩ sẽ được chứng kiến cảnh tượng đó, nhưng chúng biết rõ một điều là có trách nhiệm tiến hành công việc chuẩn bị. Công tác giáo dục và tổ chức dĩ nhiên là được giao cho bọn lợn vì chúng vốn được coi là loài thông minh nhất. Hai con lợn đực giống trẻ tên là Tuyết Tròn và Napoleon đang được ông Jones vỗ béo để bán là hai con nổi tiếng nhất. Napoleon là một con lợn đực, trông hung dữ, giống Berkshire duy nhất trong Điền Trang, nó vốn kiệm lời nhưng nổi tiếng kiên nhẫn. Tuyết Tròn thì hoạt bát, dẻo miệng hơn, có nhiều sáng kiến hơn, nhưng đa số cho rằng tính cách không được sâu sắc bằng Napoleon. Số còn lại đều là lợn thịt. Con nổi bật nhất trong số đó tên là Chỉ Điểm, một con lợn nhỏ, khá béo nhưng lanh lợi, hai má phính, đôi mắt đảo lia lịa còn giọng nói thì the thé. Nó là một diễn giả có hạng, khi cần chứng minh một vấn đề khó khăn thì nó nhảy qua nhảy lại và vẫy đuôi, trông rất thuyết phục. Đồn rằng nó có thể biến đen thành trắng dễ như chơi.

MỘT XÃ HỘI NGẬP TRÀN NỖI SỢ

BÙI VĂN BỒNG

Cựu dại tá Bùi Văn Bồng

           BVB - Sau thắng cuộc 1975, Việt Nam nổi tiếng trên thế giới là dân tộc anh hùng, một dân tộc kiên cường gan góc chống giặc ngoại xâm, một dân tộc có lòng yêu nước nồng nàn, đã mấy nghìn năm không bao giờ chịu khuất phục trước mọi thế lực ngoại bang xâm lược, thôn tính.
             Thế nhưng, hiện nay cả dân tộc đang đặt trước nhiều nỗi sợ, thậm chí bạn bè quốc tế còn đánh giá là hèn kém. Trước hết, người dân cả nước đã thấm đậm hết cuộc chiến tranh này đến cuộc chiến tranh khác, nay rất yêu chuộng hòa bình, và dĩ nhiên sợ chiến tranh. Chiến tranh đối với dân tộc Việt Nam là nỗi đau, dày đắp hy sinh xương máu hết đời này sang đời khác. Nay tuy đã 24 năm lặng tiếng súng kể từ sau hải chiến Trường Sa (1988), nhưng đất nước vẫn chưa có hòa bình. Nguy cơ chiến tranh vẫn rình rập cận kề. Rõ nhất là những ẩn chứa tiềm tàng những nguy cơ bùng phát chiến tranh biển-đảo, biên giới. Vì thế, nối sợ chiến tranh, nỗi sợ mất đi cuộc sống hòa bình cứ thường trực ngày đêm, canh cánh không yên lòng dân Việt.

          Đó là nỗi sợ lớn nhất.
       Về giới lãnh đạo, đảng cầm quyền đang rất sợ Đảng Cộng sản bị tiêu vong, và đã rõ những nguy cơ tiêu vong cận kề. Nguy cơ này, gần đây đã liên tục được báo động trong các nghị quyết, các hội nghị của Đảng. Đảng càng sợ mất Đảng, lại càng ra sức cảnh giác, đề phòng với những gì bị coi là nguy cơ làm mất đi vai trò lãnh đạo của Đảng. Vì thế, từ Ủy viên Bộ Chính trị, các Ủy viên Trung ương, đến đảng viên thường đều sợ mất Đảng, nhiều người đã tin là khó giữ được sự “tồn”, mà hiện trạng thế này rồi thì tình huống “vong” của Đảng xảy ra bất cứ lúc nào. Một đảng mà "một bộ phận không nhỏ lãnh đạo có chức có quyền suy thoái, biến chất" thì còn đâu sức sống? Tồn tại càng lâu thì tác hại đến xã hội càng lớn, chưa nói đến sức chiến đấu, vai trò lãnh đạo xã hội!
            Suy cho cùng, nhất là sau Hội nghị Thành Đô 1990, Đảng ta cứ liên tục đưa ra, có khi hô toáng lên nào là “diễn biến hòa bình”, nào là “thế lực thù địch”, nào là “ý chí phục thù bên thua cuộc”, nào là mầm mống phản động”, nào là phong trào dân chủ tự phát, đòi “đa nguyên đa đảng”…Nghĩa là, Đảng ta không yên tâm, toàn ý cầm quyền, mà lúc nào cũng sợ kẻ nào đó giật mất quyền của mình. Nhưng, gần đây,  những tiếng nói trung thực đã ít bị ruồng ép, khó bịt mồm, không dễ ngăn chặn, buộc phải công nhận. Đó là những đánh giá, nhận định, kết luận: Không ai phá, không có ‘diễn biến hòa bình”, “thế lực thù địch” nào khác, mà nguyên nhân chính là Đảng ta đã tự pha sbanh chính mình, từ trong nội bộ đã “tự diễn biến”, nghĩa là người cộng sản tự đào hố chôn mình! Phân tích cho rõ: “Diễn biến hòa bình” là sự mắc mưu Trung Quốc, họ muốn độc tôn với Việt Nam, muốn chính phục, chi phối Việt Nam từ chính trị đến đối ngoại, từ kinh tế đến van hóa-xã hội. Nghĩa là sự thôn tính thông qua cái gọi là “trỗi dậy hòa bình”, là thủ đoạn thâm độc của “xâm lược mềm”, chinh phục, thôn tính không cần chiến tranh. 

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013


Huy Đức

Bên thắng cuộc
Phần I: Miền Nam
Chương 2a
Cải tạo
    
au hai mươi năm chia cắt, lịch sử đã đặt nhiều gia đình miền Nam vào những tình huống vô cùng nghiệt ngã. Có những gia đình trong khi vui mừng đón đứa con “nhảy núi” trở về thì đứa con “nguỵ” đang phấp phỏng nằm chờ trên gác; có những cán bộ cao cấp từ Hà Nội vô mới biết đứa con mà khi tập kết mình để lại đã trở thành “lính nguỵ”. Dù 175 nghìn khẩu súng các loại đã được giao nộp ngay trong mấy ngày đầu tiên sau 30-4, nhưng hơn nửa triệu sỹ quan, binh lính Việt Nam Cộng Hòa tan rã thì vẫn đang nhà ai nấy ở. Tất cả đều căng ra chờ đợi.
Những ngày đầu
Lữ đoàn 203 được lệnh rút về Long Bình lúc 5 giờ chiều ngày 30-4, nhường công việc chiếm đóng Dinh và bảo vệ Sài Gòn cho Quân đoàn IV. Nhưng, theo ông Bùi Văn Tùng, gần một trăm chiếc tăng của ông đã không thể di chuyển, vì giờ đóngười dân Sài Gòn bắt đầu đổ ra đường. Sau những giờ phút căng thẳng nhất, như sợi dây căng hết cỡ đã đứt tung ra, mọi người Việt Nam, kể cả những người lính, cho dù ở phía nào, đều cảm thấy chiến tranh kết thúc!
Chiến tranh kết thúc. Cái cảm giác ấy, thoạt tiên cũng im ắng như thành phố lúc vừa thôi tiếng súng, đột nhiên vỡ tung. Dòng người òa ra, tràn ngập đường phố. Một vài thanh niên, học sinh mạnh dạn tiến vào vườn hoa trước Dinh Độc Lập, sờ vào những chiếc tăng T54, những chiến xa bấy giờ đã không còn phải bắn, đang nằm lặng lẽ.
“Việt Cộng” trên những chiếc xe tăng vừa húc đổ cánh cổng cuối cùng, giờ đây, vừa có cái cảm giác viên mãn của những người chiến thắng, vừa có cái nhẹ nhõmcủa những người lính đã bước qua ngưỡng của sự khốc liệt, trở nên độ lượng, hiền lành. Thái độ này của các “chú bộ đội” đã kéo đoàn người đến với những chiếc T54 đông dần lên. Họ bắt đầu tìm hiểu những khái niệm về “Việt Cộng”, nhiều người“tiến lên”, hỏi thêm về “miền Bắc”. Chưa ai thực sự biết điều gì sẽ xảy ra cho thành phố, cho mình, nhưng vẫn thấy nhẹ nhõm và có không ít người còn cảm thấymừng.
Đêm 30-4, ở khu vực trường Petrus Ký mất điện một lúc. Một vài chiếc tăng của Quân Giải phóng được lệnh chạy ra đường để “thị uy”. Sáng 1-5, mới khoảng 7 giờ, công chức, giáo viên Petrus Ký thấy “Cách mạng” đóng trong trường, lục tục ra“trình diện”. “Quân quản” lúc bấy giờ ai nấy vẫn còn bận đồ bà ba đen, tỏ ra rất lúng túng. Ông Kiệt giao cho ông Dương Minh Hồ, cán bộ Văn phòng Thành ủy, đi kiếm bộ đồ “coi được” ra tiếp các thầy cô giáo.
Ngay trong đêm 30-4, những cán bộ của Đài Phát thanh Giải Phóng từ trên R về đã tiếp quản Đài Phát thanh Sài Gòn và phát sóng những mệnh lệnh đầu tiên của Ủy ban Quân quản về trật tự, an ninh, về thu nạp vũ khí chất nổ. Đa số các “lệnh”đã được ông Hà Phú Thuận, chánh Văn phòng Trung ương Cục, “soạn thảo” theo chỉ đạo của Đảng Uỷ Đặc biệt từ khi còn ở trên R.

Trại Súc Vật


George Orwell

Trại Súc Vật
   (Chuyện ở nông trại)

(Phạm Minh Ngọc dịch từ nguyên bản tiếng Anh, có tham khảo bản Nga văn của Лара Беспалова -2001г) 

Hoan hô nhà thơ Hữu Thỉnh và nhà văn Trung Trung Đỉnh đã đi cùng nhân dân chống chế độ độc tài khi cho in tuyệt tác Trại súc vật
Trần Mạnh Hảo

V
iệc nhà xuất bản Hội Nhà Văn của Hội Nhà Văn Việt Nam và nhà sách Phương Nam đã cho in và phát hành tiểu thuyết nổi tiếng Trại súc vật đầu năm 2013 với một cái tên khác là Chuyện ở nông trại của văn hào Anh George Orwell đã làm nức lòng người yêu văn học trong cả nước. Cứ tưởng cuốn sách được liệt vào hàng chống cộng nhất thế giới này sẽ không bao giờ được in ở Việt Nam khi nào chế độ cộng sản còn cai trị.
Trại súc vật đã bị cấm in ở tất cả các nước xã hội chủ nghĩa. Chỉ đến khi Liên Xô và khối Đông Âu sụp đổ cuốn sách mới được in ở các nước tân dân chủ tự do này.
 Báo Quân Đội Nhân dân đã hỗ trợ tinh thần dân chủ tự do của hai anh Hữu Thỉnh và Trung Trung Đỉnh, đã giới thiệu  Trại súc vật trên trang QĐND online rất trang trọng ( nhưng nay đã rút xuống). Nội dung cuốn sách mô tả các đồng chí súc vật xây dựng xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản rất nhiêu khê và hài hước, một tấn bi hài kịch vô cùng hấp dẫn .
Người viết bài này mấy chục năm trước đã nghe đài BBC đọc kiệt tác này nhiều ngày trên đài.
Gió đã xoay chiều chăng ? Tự do dân chủ đang đến trước cửa mỗi gia đình Việt Nam chăng ? Hi vọng đây là tín hiệu tốt lành cho quê hương đau khổ của chúng ta.

Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

Nhân ngày 8/3


Chúc mừng các bà các chị các em nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3


Ngoại trưởng Mỹ tặng giải bà Tạ Phong Tần


Ngoại trưởng Mỹ tặng giải bà Tạ Phong Tần


Bà Tạ Phong Tần là cựu đảng viên Đảng Cộng sản và từng làm việc trong ngành công an
Bà Tạ Phong Tần, bị Việt Nam tuyên án 10 năm tù hồi năm ngoái, được Ngoại trưởng Mỹ tặng giải Phụ nữ Can đảm của Thế giới.
Bấm Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói tân Ngoại trưởng John Kerry cùng Đệ nhất Phu nhân Mỹ Michelle Obama sẽ trao giải cho 10 phụ nữ vào ngày 8/3, đánh dấu Ngày Phụ nữ Quốc tế.
Được thành lập từ năm 2007, giải này được Bộ Ngoại giao Mỹ tặng cho những phụ nữ trên thế giới “chứng tỏ sự dũng cảm đặc biệt và khả năng lãnh đạo để vận động cho quyền và sức mạnh phụ nữ, bất chấp rủi ro cá nhân”.

Thông cáo của chính phủ Mỹ nói bà Tần, với trang blog “ Bấm Công lý và Sự Thật”, lập ra năm 2006, thuộc số những blogger đầu tiên “viết và bình luận về các sự kiện chính trị từ lâu bị giới chức cấm đoán”.
Bà là cựu đảng viên Đảng Cộng sản và từng làm việc trong ngành công an.
Theo phía Mỹ, “sau khi đăng các bài trên mạng phê phán chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, bà bị đuổi khỏi ngành công an và khỏi Đảng”.
Bà bị bắt năm 2011 và bị kết án tù 10 năm trong phiên tòa tháng Chín năm ngoái xử chung với hai người khác, Nguyễn Văn Hải và Phan Thanh Hải.
Tòa phúc thẩm ở TP. HCM tháng 12 năm ngoái y án với ông Nguyễn Văn Hải 12 năm tù và Tạ Phong Tần 10 năm tù sau khi họ không nhận tội “tuyên truyền chống nhà nước”.
Trong phiên xử phúc thẩm, bị cáo thứ ba là ông Phan Thanh Hải được giảm án từ bốn xuống ba năm tù.
Bà Tần từng đăng một số bài báo và trả lời phỏng vấn phê phán Nhà nước Việt Nam và nhiều cán bộ thuộc ngành công an.
Báo Công an Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Bộ Công An, đã từng có bài viết lên án Tạ Phong Tần và gọi trang web của bà là ‘blog độc hại’.
Trong thời gian diễn ra các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc ở Việt Nam, bà Tần than phiền là "bị công an ngăn không cho ra khỏi nhà" khi bà muốn đi dự lễ nhà thờ.
Hồi tháng Sáu năm 2011, bà Tạ Phong Tần Bấm gửi thư đến các đại sứ Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu về việc bị nhà chức trách Việt Nam sách nhiễu.
Nhận giải vắng mặt
10 phụ nữ được Ngoại trưởng Mỹ vinh danh năm nay còn đến từ Afghanistan, Trung Quốc, Ai Cập, Honduras, Ấn Độ, Nigeria, Nga, Somalia, Syria.
Trong đó có nữ sinh 23 tuổi người Ấn Độ, được biết với tên Nirbhaya (Không sợ hãi), đã chết sau vụ cưỡng hiếp tập thể trên xe buýt của Ấn Độ.
Tội ác này đã làm bùng phát các cuộc biểu tình giận dữ trước điều kiện sống nói chung dành cho phụ nữ ở Ấn Độ và trước điều mà công chúng cho là ‘phản ứng yếu kém của cảnh sát’ trước các cáo buộc hãm hiếp.
Giống như bà Tạ Phong Tần, có những người sẽ không thể đến Mỹ nhận giải như bà Tsering Woeser đấu tranh cho nhân quyền của người Tây Tạng.
Một người khác cũng chỉ được ông John Kerry vinh danh vắng mặt là bà Razan Zeitunah, đang tham gia cuộc nổi dậy ở Syria. (BBC)

Bên thắng cuộc


Huy Đức
Bên thắng cuộc
Phần I: Miền Nam
Chương 1
Ba Mươi Tháng Tư
    
a mươi tháng Tư năm 1975 là ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam. Ngày mà những người anh em miền Nam buông súng đầu hàng miền Bắc. Ngày chấm dứt hơn hai mươi năm “da thịt tàn nhau, vạ trong tường vách”. Nhưng, không phải cứ súng ống vứt đi là sẽ có hòa bình.
Đi từ bưng biền
Sáng sớm ngày 30-4-1975, “cánh” của ông Võ Văn Kiệt về tới một khu “đám lá tối trời” thuộc huyện Bình Chánh. Hai mươi hai ngày trước, ông Lê Đức Thọ vào Trung ương Cục, sau đó, công bố quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh6, đồng thời trao quyết định cử ông Võ Văn Kiệt làm bí thư Đảng ủy Đặc biệt Ủy ban Quân quản Sài Gòn-Gia Định, cử ông Lê Đức Anh làm phó bí thư kiêm chủ tịch Ủy ban Quân quản, và ông Mười Cúc Nguyễn Văn Linh đảm trách lực lượng nổi dậy phối hợp với quân chủ lực.
Từ R, căn cứ Trung ương Cục ở huyện Lộc Ninh, ông Kiệt cùng một bộ phận phục vụ gọn, khoảng hai trung đội, chạy xe Honda 67 bọc qua phía Campuchia, tới cửa biên giới Mỏ Vẹt, Long An thì bỏ xe lại, đi bộ. Ông Kiệt không lúc nào rời chiếc radio ba làn sóng hiệu JVC của Nhật. Đài Hà Nội lúc đó gần như liên tục phát Bão Nổi Lên Rồi, một bài hát mà nhịp điệu thì hối hả, lời lẽ thì thôi thúc: “Từ Trị Thiên băng qua Tây Nguyên đi tới bưng biền lòng người bừng bừng, cùng tiến lên thời cơ đã đến rồi”.