Nhà thơ Duy Phi tạ thế
Nhà thơ Duy Phi , Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, sinh ngày 10-8-1940 .
Quê quán : Mão Điền , Thuận Thành , Bắc Ninh .
Do bị bệnh hiểm nghèo, ông đã từ trần hồi 8 giờ, ngày 28 tháng 01 năm 2013 tại nhà riêng, Số 82, phố Chợ Thương , thành phố Bắc Giang .
Lễ viếng : 12 giờ ngày 28-1-2013 . Đưa tang 14 giờ , ngày 29-1-2013 . An táng tại Nghĩa trang Thành phố Bắc Giang .
Thay mặt Gia dình NT Duy Phi
VŨ TỪ SƠN
Quê quán : Mão Điền , Thuận Thành , Bắc Ninh .
Do bị bệnh hiểm nghèo, ông đã từ trần hồi 8 giờ, ngày 28 tháng 01 năm 2013 tại nhà riêng, Số 82, phố Chợ Thương , thành phố Bắc Giang .
Lễ viếng : 12 giờ ngày 28-1-2013 . Đưa tang 14 giờ , ngày 29-1-2013 . An táng tại Nghĩa trang Thành phố Bắc Giang .
Thay mặt Gia dình NT Duy Phi
VŨ TỪ SƠN
Duy Phi, "Hạt nhớ"
Khác với Tô Hoàn và Tân Quảng, tứ
tuyệt của Duy Phi được cấu trúc như là những bức phác thảo tâm trạng của chủ
thể trữ tình. Trong cái khoảnh khắc thời gian ấy, ý tưởng vụt lóe sáng tạo nên
một khung cảnh nhập nhòa giữa hiện thực và hư ảo. Vì thế, nhịp điệu thời gian,
gam màu không gian cứ bàng bạc một màn sương lãng đãng giăng mờ trên sườn núi
lúc ban mai. Có điều không gian và thời gian vật lý ở đây chỉ có tính quy ước.
Không gian và thời gian tâm lý mới là những đại lượng tác giả muốn ký thác vào
thơ mình. Cho nên, khi đọc hai câu: "Xõa tóc soi tìm mình chẳng thấy/ Lạ
lùng ai đó bóng thời gian" trong bài "Nhà xưa", ta cần phải mở
rộng biên độ cảm xúc đến bài "Hạt nhớ": "Biết ai đang bồn chồn
trên mỗi chữ/ Tôi gửi trời muôn hạt nhớ long lanh". "Hạt nhớ" là
cách nói hình ảnh, đồng thời cũng là một kiểu chơi chữ độc đáo trong quá trình
tìm tòi sáng tạo ngôn ngữ thi ca. Nó thực hiện chức năng dẫn dắt sự liên tưởng
ngoài văn bản, có thể là vô lý, nhưng là sự vô lý trong cái hợp lý của tổng thể
nghệ thuật.
Hình ảnh trong thơ Duy Phi, nếu căn
cứ vào hệ thống từ ngữ xem ra khá rậm rạp, đa sắc thái, nhưng thật ra, nhìn
dưới góc độ hội họa, lại có vẻ nhạt màu, thậm chí không màu, bởi phần lớn chỉ
là những bức ký họa chì than. Màu sắc của Duy Phi thực chất cũng là màu sắc tâm
trạng, cho dù anh đã hơn một lần thăm xứ Thái chiêm ngưỡng vẻ đẹp thuần khiết
của hoa ban Tây Bắc: "Câu quan họ nợ vòng quay cọn nước/ Trăm màu rực rỡ
nợ hoa ban"("Nợ").
Tứ tuyệt của Duy Phi cũng có không
ít bài thiên về sự suy tưởng. Anh thường ký thác vào thơ những số phận như là
một thứ định mệnh, đôi khi cắt rời ra, nhưng
giống như mảnh gương vỡ, vẫn mang trong mình câu hỏi muôn thuở của thế
gian là "món nợ tuần hoàn" không bao giờ trả được. Bài "Nợ"
được tác giả viết ở Điện Biên mở đầu bằng hai câu rất đáng suy ngẫm:
"Ngược đường lên Mường Thanh, Mường Than/ Chợt biết biển sông nợ núi
ngàn". Mới hay, cuộc sống này là một chuỗi vòng vo của sự vay trả vô thủy
vô chung. Mảnh đất ta sống đây chẳng qua chỉ là diễn trường của trò chơi tạo
hóa. Cái vòng quay cọn nước với câu quan họ hẳn là có duyên kiếp với nhau từ thời
hồng hoang nên "trăm màu rực rỡ" của các loài hoa mới nợ màu trắng
hoa ban chăng?
Đến bài "Cờ" thì những nét
ký họa dường như đã bị nhòe mờ trước sự xâm thực của yếu tố duy lý. Văn bản chỉ
có 14 chữ nhưng chính xác là một đại tự sự bởi khuynh hướng triết luận. Về hình
thức, tác giả nói đến một thế cờ hiểm, nhưng nội dung của nó lại đa nghĩa, chứa
đựng tư tưởng thời đại. Trong các cuộc chiến tranh, cho dù tướng cầm quân nhân
danh ngọn cờ nào, thì cuối cùng, kẻ trắng tay vẫn là đám tốt đen, tốt đỏ:
"Phá thế cờ/ Tướng sĩ loanh quanh/ Ghê tay thí tốt..." Đằng sau mỗi
con chữ tưởng như lạnh lùng, vô cảm là tâm trạng ưu tư của nhà thơ với thân
phận con người trước bàn cờ thế sự thiên biến vạn hóa. "Cờ" là bài tứ
tuyệt ý tại ngôn ngoại, gieo vào tâm trí người đọc những băn khoăn về lịch sử
như là một câu hỏi muôn thủa, khó tìm lời giải.
(Trích trong
bài phê bình "Phận đèn, tứ tuyệt
thi Kinh Bắc", phần Hạt nhớ của nhà thơ Duy Phi, tạp chí Sông Thương số 3
năm 2012)
Đặng Văn
Sinh