Nhãn

Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012

Cái vòi


Cái vòi
                            Truyện ngắn của Đặng Văn Sinh

  N
gọc Hoàng ngự ở tầng trời thứ chín, xung quanh có mây ngũ sắc bao phủ. Khí hậu thiên cung trong lành, cả năm lúc nào cũng là mùa xuân dịu dàng, trăm hoa đua nở. Còn độ dài thời gian lại tuỳ ở mỗi vị thần. Nó vừa là khoảnh khắc vừa là vô tận để cho ngay cả người trần tục có diễm phúc được sống ở đấy cũng trẻ mãi không già. Thượng Đế là chúa tể của các thần cũng như con người nên chỉ ngài mới có quyền năng sáng tạo ra muôn loài trên Thiên Giới cũng như trong Cõi Nhân Gian.
Tuy là bậc siêu thánh, toàn thiện toàn năng, Ngọc Hoàng cũng có những kẻ ghen ghét, đố kỵ. Một trong những kẻ như thế là Mộc Giác Tiên, vị bán thần chuyên làm việc vô công rồi nghề là thổi bùng ý tưởng vụn vặt của chúng sinh dưới hạ giới thành những đam  mê kỳ quặc.

Chuyện nhảm ở triều đình

Chuyện Nhảm Ở Triều Đình

(01/30/2012)
Bùi Tín Viết Riêng Cho VOA, Thứ Bảy, 28 Tháng 1 Năm 2012: Chuyện Nhảm Ở Triều Đình
"Đại tướng" búng ra sữa Kim Jong Un

N
ước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Chỉ riêng tên nước đã không bình thường. “Cộng hòa” mà không có công dân tự do; “dân chủ” mà chỉ có một đảng duy nhất; “nhân dân” mà người dân chết đói hàng loạt. Nước “thần tiên” mà như địa ngục trần gian, đa số nhân dân chỉ muốn bỏ nước ra đi. Danh xưng một nước chứa đến 4 điều phi lý to đùng.
Chưa hết. Cha truyền con nối 3 đời làm lãnh tụ tối cao, tự phong cho nhau làm “nguyên soái” và “đại tướng”, 3 đời làm vua giữa triều đình cộng sản; thế là nhảm, giữa thời đại dân chủ văn minh.
Bên phải đại tướng lãnh tụ tối cao má búng ra sữa là cụ đại tướng cậu ruột, bên trái là bà đại tướng dì ruột, một bộ ba “Tam đại tướng”. Cháu cậu dì cùng được phong một lúc, trông thật khôi hài.

Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2012

Cái chết của văn hóa Việt và...

Cái chết của văn hóa Việt và mong điều lạ xảy ra

Phạm Thành



C
hẳng biết các bạn bloger khác khai bút đầu năm con Rồng thế nào, bađamxoe tôi khai bút đầu năm và cũng chính thức khai chương blog badamxoe.wordpress.com bằng bài viết này. Hẳn nhiên bài viết có nhiều khiểm khuyết, mong có ai đọc thì lượng thứ. Phạm Thành

1.Cái chết văn hoá.

Cái chết ấy chẳng biết từ khí nào? Từ gần 70 mươi năm  hay từ hàng ngàn năm trước đây? Có lẽ là cả hai?
Từ ngàn năm nay người Trung Hoa luôn luôn không muốn có một Đại Việt độc lập. Các cuộc tàn sát văn hoá Việt nói riêng đã diễn ra liên miên. Không có triều đại nào của Trung Hoa lại không có một lần tàn sát văn hoá Việt, dân tộc Việt. Tàn sát về chủng tộc thì có gì tàn độc bằng, hiếp, giết đàn bà, con gái và hoạn của đàn ông. Còn về văn hoá, đốt, cướp những tác phẩm văn hoá, lịch sử, nghệ thuật cả vật thể và phi vật thể, như “nhổ cỏ phải nhổ tận gốc” luôn là chiến lược không thay đổi của các triều đại Trung Hoa, cũng đã diễn ra cùng với sức mạnh của cuộc xâm lăng hoặc không trực tiếp xâm lăng. Bởi thế, một dân tộc có tới 4 ngàn năm lịch sử mà văn hoá còn lại chỉ là đấu tích. Nhan nhản những dấu tích còn lại. Ta có triều đại Triệu, bây giờ cố đô chỉ như một gò mối, như một vạt đồi đủ rộng cho chó ỉa. Ta có vương triều Đinh – Lê mà dấu tích còn lại chỉ là vài ba câu đối, vài ba nền móng ngôi nhà, một vài đền thơ nhỏ nhỏ, giống như khu một của một gia đình thường thường bậc trung bên Thái, bên Tầu. Ta có vương triều Lý dài  dài 216 năm, dấu vết còn lại cũng chỉ là một mảnh vườn nho nhỏ, trong đó có Khuê Văn Các chỉ đủ rộng cho một bàn trà ngồi đủ 4 người. Ta có vương triều Trần hiển hách với ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông, dài tới 175 năm, dấu tích còn lại cũng là “lai rai” vài căn miếu nhỏ. Ta có vương triều Lê oai phong, tồn tại tới 360 năm, dấu tích còn lại, chỉ là một tấm bia đá cỏn con nơi lăng mộ vùng sơn cước xứ Thanh. Ta có nhà Nguyễn, khởi nghiệp từ năm 1802 và kéo dài cho đến năm 1945 với chiến công mở cõi Đại Việt, dấu tích còn lại cũng chỉ là một khu thành nhỏ nhoi, giống như một khu doanh trại của một thủ lĩnh giang hồ.

Thứ Năm, 26 tháng 1, 2012

Có phải tại vì lỗi hệ thống?

Có phải tại vì lỗi hệ thống?

Tô Văn Trường

T
rên các phương tiện thông tin đại chúng đã và đang thảo luận sôi nổi nhiều vấn đề có tính chất thời sự của đất nước. Ngay cả Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương Đảng vừa qua cũng nói nhiều về suy thoái đạo đức lối sống, và an nguy của chế độ. Người ta đang đặt ra câu hỏi: Do lỗi hệ thống hay đã đến mức hỏng hệ thống?
Có hai hệ thống trên hành tinh của chúng ta đang sống được con người đặc biệt quan tâm đó là hệ thống nhân tạo và hệ thống tự nhiên. Hệ thống nhân tạo muốn nói ở đây là hệ thống kinh tế xã hội do con người tạo nên.
Có ý kiến cho rằng quy luật tồn tại khách quan, nhất là trong tự nhiên, nhưng quy luật cũng có biến đổi (phát triển), nhất là trong xã hội. Quy luật của thế giới tự nhiên dễ thấy và tương đối ổn định hơn, còn qui luật trong xã hội loài người thì khó phát hiện và hay biến động, nhất là định danh cái nào là quy luật, cái nào là phạm trù, cái nào là cái chung - cái riêng, rất khó xác định chân lý vì quy luật còn chịu tác động của thời gian và không gian, nhất là của hoạt động con người là trung tâm của xã hội - phát triển. Tuy nhiên, có một quy luật phổ biến và cơ bản nhất là con người dù thuộc dân tộc, quốc gia nào, quá trình phát triển, dù có nhanh chậm, tuần tự trước sau nhưng cũng phải có những bước đi tương đối giống nhau, tuy có thể bước dài, bước ngắn khác nhau nhưng tuyệt nhiên không ai có thể chưa biết đi mà lại biết chạy.

Thứ Tư, 25 tháng 1, 2012

Bí mật của nhà "ngoại cảm"

      Bí Mật Của Nhà “Ngoại Cảm”

    V
ụ cháy ngôi biệt thự Hồng Dương vào ngày Mùng Một Tết không chỉ làm chấn động Thành phố Đà-lạt mà còn gây xôn xao cả nước. Ngay sau khi hỏa hoạn xảy ra, các cơ quan an ninh và thông tin văn hoá đã nhanh chóng làm nhiệm vụ, ngăn chặn việc phổ biến tin này, nhưng chỉ ngày hôm sau, trong hệ thống đảng, từ trung ương tới các cấp bộ địa phương, mọi người đều hay biết với những tin tức khá đầy đủ.
Ngôi nhà hai mươi phòng của Tướng Vũ Sơn đã bốc lửa vào lúc nửa đêm Mùng Một Tết, cháy cho đến chiều hôm sau, khói vẫn còn âm ỉ bốc lên từ những gì còn lại. Sở Phòng Cháy Chữa Cháy thành phố đã huy động tất cả phương tiện cơ hữu để cố đàn áp ngọn lửa nhưng chính họ đã bị ngọn lửa đẩy lui để bảo vệ khu rừng thông bên ngoài và các ngôi nhà chung quanh khỏi bị cháy lan.
Thiệt hại vật chất rất to lớn, chưa thể biết chính xác. Bốn năm trước, Thượng Tướng Vũ Sơn đã cho khởi công xậy dựng ngôi biệt thự này trên một đồi thông nhìn xuống Hồ Tuyền Lâm thơ mộng. Việc xây cất đã kéo dài hai năm mới hoàn tất với những vật liệu hiếm quý đắt tiền, với những tiện nghi xa hoa hiện đại. Các phòng ốc được trang trí với những báu vật mà Biệt điện của Vua Bảo Đại trước đây cũng chưa có. Tất cả nay đã thành tro than.
Nhưng thiệt hại nhân mạng cũng rất hãi hùng. Sau cơn tung hoành của lửa khói, khi các nhân viên chữa cháy đầu tiên vào được bên trong, họ đã chứng kiến một cảnh tượng giống như nơi đây vừa là mục tiêu của một trận pháo kích. Quá nhiều xác chết. Xác chết rải rác khắp nơi, nhưng nhiều nhất là tại căn phòng lớn được gọi là “hội trường”, nơi tổ chức những cuộc liên hoan, ca vũ.
Khi hoả hoạn xảy ra, căn phòng này có khoảng năm mươi người đang tham dự tiệc liên hoan đầu năm. Vợ chồng Tướng Vũ Sơn và người con trai, tổng giám đốc một công ty vận chuyển, cũng nằm trong số nạn nhân. Những nạn nhân khác đều là những người có quyền thế và có nhiều triệu đô-la mà ngôn ngữ thời thượng gọi là các “đại gia”, không những chỉ ở Đà-lạt mà còn từ Hà-nội và Sài-gòn lên đây ăn Tết do lời mời của gia chủ.

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2012

Dân tộc, đất nước hay chế độ?

Dân tộc, đất nước hay chế độ?


Trần Minh Thảo

1/ Quy luật lịch sử… tất yếu?

Cách nói “quy luật tất yếu”, “sứ mệnh lịch sử”… thường gây tranh cãi về mặt học thuật không có hồi kết. Nhưng sau hội nghị TƯ 4 của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhất là sau biến cố Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng thì cách nói ấy theo thiển ý lại hợp thời. Vụ việc gây chấn động dư luận, nhân tâm ở Tiên Lãng, Hải Phòng – tạm gọi là biến cố Đoàn Văn Vươn – không gây ngạc nhiên vì đã được cảnh báo từ rất lâu, từ khi cuộc “khởi nghĩa nông dân” do các đảng cộng sản lãnh đạo giành được thắng lợi: loại nhà nước nông dân sẽ phải đối diện với các cuộc khởi nghĩa nông dân dù thế lực cai trị có tàn bạo đến mức nào đi nữa. Biến cố ấy là qui luật tất yếu của mọi chế độ đẩy người nông dân, người dân nói chung đến chỗ “không có miếng đất cắm dùi” nhân danh công hữu, là biến cố hợp với quy luật phát triển của lịch sử, của xã hội loài người có áp bức.

Nói theo cách bình dân thì biến cố ấy đã được thấy trước. Những lãnh tụ khởi nghĩa nông dân thành công như Lê Lợi, Quang Trung… đã xây dựng một chế độ sản sinh ra những nông dân có thể chưa thành công nhưng thành danh như Phan Bá Vành, Nguyễn Hữu Cầu… và nay là Đoàn Văn Vươn. Người này tạo ra người kia là qui luật của thứ chế độ chính trị mà nhà văn Trung Hoa Lỗ Tấn đã cảnh báo: “người ăn thịt người”, có thể hiểu nhận định của nhà văn cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Sau sự biến Đoàn Văn Vươn, có dự đoán rồi ra sẽ có một tên đường, một tên trường Đoàn Văn Vươn như ở miền Nam sau 1975 đã từng có tên đường Nguyễn Hữu Cầu thay cho tên đường Phạm Đình Trọng. (Trích vài đoạn về khởi nghĩa nông dân Nguyễn Hữu Cầu trong Wikipedia.org: [Chúa Trịnh] Giang tiêu dùng xa xỉ, vì thế thuế má một ngày một nhiều, sưu dịch một ngày một nặng khiến nhân dân Đàng Ngoài vô cùng cực khổ. Do đó nông dân Đàng Ngoài đồng loạt đứng lên khởi nghĩa […] Nguyễn Hữu Cầu, tục gọi là quận He, người huyện Thanh Hà (Hải Dương), trước vì nghèo nên đi làm cướp, sau theo Nguyễn Cừ khởi nghĩa. Khi Nguyễn Cừ bị bắt, Nguyễn Hữu Cầu đem thủ hạ về giữ núi Đồ Sơn và đất Vân Đồn. Năm 1743, quận He giết được Thủy Đạo đốc binh là Trịnh Bảng, tự xưng làm Đông Đạo Thống Quốc Bảo Dân Đại Tướng Quân, thanh thế lừng lẫy. Sau đó bị Hoàng Ngũ Phúc đem binh đến vây ở núi Đồ Sơn, Hữu Cầu phá vây ra, về đánh lấy thành Kinh Bắc. Trấn phủ là Trần Đình Cẩm và Đốc đồng là Vũ Phương Đề đánh thua ở Thị Cầu phải bỏ ấn tính mà chạy; ở Thăng Long, được tin ấy rất lấy làm báo động […] Năm 1751, Phạm Đình Trọng đem quân vào đánh phá trại. Hữu Cầu chạy đến làng Hoàng Mai thì bị bắt, đóng cũi đem về nộp chúa Trịnh và bị hành hình.)

Bài viết này vốn để góp ý với Đảng về việc “chỉnh đốn Đảng”. Người viết chần chừ vì thấy có góp ý cũng chẳng thay đổi được gì. Rồi lại bị thúc bách phải viết vì có vụ Đoàn Văn Vươn – là hệ quả tất yếu của chế độ chính trị hình thành sau thắng lợi của mỗi cuộc khởi nghĩa nông dân, không chỉ là hệ quả của quan tham lại nhũng vì quan tham lại nhũng tràn lan cũng là hệ quả tất yếu của một thứ chế độ chính trị nào đó.

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2012

Cải cách và sự phát triển

Nền văn hóa phi tự nhiên hay sai lầm chính trị của thế giới thứ ba

Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult Group

V
ăn hoá, nhìn chung, hình thành từ sự tích lũy kinh nghiệm sống của một cộng đồng, một dân tộc, do đó văn hóa chính là cuộc sống, nó có mặt trong tất cả các lĩnh vực của đời sống. Quá trình hình thành văn hóa là một quá trình tự nhiên và khách quan. Chất xúc tác cho quá trình hình thành của văn hóa không gì khác chính là tự do. Vì nếu không có tự do thì đời sống tinh thần của con người không phát triển; đời sống tinh thần của con người không phát triển thì không có đời sống văn hóa lành mạnh. Tính đa dạng tự nhiên của cuộc sống chính là tiêu chuẩn để phân biệt giữa một nền văn hóa lành mạnh và một nền văn hóa không lành mạnh.
Chúng ta đều biết rằng, bản chất của cuộc sống chính là tính đa dạng tự nhiên và tự do là điều kiện quan trọng nhất để không chỉ đảm bảo mà còn phát huy tính đa dạng ấy. Tính đa dạng tự nhiên của cuộc sống tạo ra một sự cạnh tranh bình đẳng giữa các khuynh hướng của cuộc sống và sau khi trải qua quá trình sàng lọc một cách tự nhiên, những khuynh hướng còn lại là những khuynh hướng hợp lý. Nếu con người áp đặt một khuynh hướng nào đó một cách tuyệt đối thì có nghĩa là đã tiêu diệt sự cạnh tranh giữa các khuynh hướng, cũng tức là tiêu diệt tính đa dạng của cuộc sống. Như vậy, một nền văn hóa lành mạnh là một nền văn hóa hình thành và phát triển một cách tự nhiên từ bản chất đa dạng của cuộc sống. Ngược lại, một nền văn hóa không lành mạnh là nền văn hóa mà ở đấy người ta sử dụng công cụ nhà nước để áp đặt các giá trị.

Hội viên - Ôi hội viên!

Hội viên - Ôi hội viên!

Đỗ Ngọc Yên

 
          Bạn đọc thân mến! Trong danh sách 41 hội viên mới được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam, có những tác giả lâu nay thấy lạ hoắc với văn chương mà không hiểu sao Hội đồng thơ lại bỏ phiếu(!?). Điển hình như nhân vật xếp thứ 10 trong danh sách Hội viên thơ. Nay vì tò mò, tôi đã thử tìm trên trang tìm kiếm google.com.vn, tôi đọc được bài viết này của tác giả Đỗ Ngọc Yên, mới hiểu thơ của hội viên “mới cóng” . Nay Bùi Văn Bồng xin mời bạn đọc cùng  tham khảo để nhận rõ chất lượng kết nạp hội viên:
Tư Suối Zứa đọc trên trang Web Lê Thiếu Nhơn- có thấy gì khác ơ quê tớ đâu.
  LỤC BÁT, ÔI LỤC BÁT!
   ĐỖ NGỌC YÊN

T
rước đây tôi cứ tưởng rằng chỉ có những người quanh năm ngồi bóc lịch trong tù mới khổ. Nhưng có một lần bỗng nhiên anh bạn bảo rằng chính ông mới là người khổ nhất vì suốt ngày toàn thấy ông hết đọc lại bình thơ. Tôi ngơ ngác và sờ tay lên gáy thấy rơm rớm mồ hôi. Tuy vậy, tôi vẫn tặc lưỡi cho qua và tự mình an ủi rằng âu đấy cũng là nghiệp chướng. Đến khi đồng nghiệp dúi vào tôi tập thơ lục bát “Hát với dòng sông” của Trần Huy Tản, thì tôi cảm thấy cái nghiệp chướng sao mà nó ghê gớm đến như vậy. Cũng may mà “Hát với dòng sông” làm cho cả nhà tôi được một bữa cười no nê, đến mức ai cũng chảy nước mắt sống giàn giụa.

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2012

Biện pháp hại dân

Biện pháp hại dân

Nguyễn Quang Lập

M
ình bị viêm họng nằm bẹp ở nhà, thế mà bao nhiêu người email hỏi mình: Khi vụ nổ súng xảy ra ở đầm Cống Rộc, anh Vươn ở đâu? Khổ, mình chả biết nhiều hơn mọi người, cũng chí biết thông tin qua báo chí mà thôi.  Mệt lắm nhưng vẫn gắng ngồi dậy mày mò cả giờ mới tìm được bài "Ngôi nhà xảy ra nổ súng có thể nằm ngoài đất cưỡng chế" của VnExpress, trong đó có đoạn: “…trước hôm cưỡng chế, ông Vươn đã mang toàn bộ giấy tờ, văn bản tới nhà bạn ở trong xã ngủ. Sáng sớm, khi vụ cưỡng chế diễn ra, ông không có mặt ở khu đầm mà vẫn tới kêu với cơ quan chính quyền, Viện Kiểm sát. Khi tới Viện KSND thành phố thì ông bị bắt.”  Mừng cho anh Vươn, nhờ thế tội anh sẽ nhẹ hơn.

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2012

Gió đang xoan

Đặng Văn Sinh

      GIÓ ĐANG XOAN, CÁI ĐẸP TRONG                      THÂN PHẬN CON NGƯỜI

(Mấy dòng tản mạn nhân đọc tập thơ "GIÓ ĐANG XOAN", NXB Hội Nhà văn, 2004, của Trần Nhương)


Những suy tư về thân phận con người dường như là nỗi ám ảnh trong quá trình sáng tác của  Trần Nhương. Nhưng thân phận con người không nằm ở chủ đề mà nó ẩn sâu trong mạch suy tư rồi bất chợt  hiển lộ bởi một kích thích nào đó trong quá trình tương tác với hoàn cảnh, môi trường xung quanh.
Hãy cứ tạm thời để mười hai bức tranh khá ấn tượng ra một bên, chỉ tính riêng phần thơ, người đọc cũng có thể nhận diện được tác giả có vẻ như là một khách lãng du, xuôi ngược trên khắp dặm dài đất nước, đồng hành với những suy tư bất chợt, thích trò chơi ngôn từ trong khi vẫn một tay cầm cọ. Tôi mạo muội định danh chàng lãng tử một cách hàm hồ như thế bởi đã hơn một lần "ngộ" được qua mấy dòng tuyên ngôn của anh:
Ngược với chiều hạnh phúc
Người đi trong mộng du
Thơ buồn ngâm mấy khúc
Tê tái suốt tràn thu
                                 Bão

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2012

Rất nên quan tâm tới...lưu manh


Rất nên quan tâm tới… lưu manh

Nguyễn Quang Lập

Mình đọc bài Rất nên quan tâm tới… lưu manh của bác Vương Trí Nhàn thấy vui vui. Bác Nhàn viết bài này vì việc giải thích của họa sĩ Phan Cẩm Thượng (ông này cũng giỏi) về sự biến nghĩa hai chữ đểu cảng và lưu manh: “Ngày xưa đi buôn, thường phải thuê người gánh hàng, một người gánh hai thúng gọi là Đểu, hai người gánh chung một thúng hoặc một kiện hàng gọi là Cáng. Dân gánh thuê Đểu Cáng thi thoảng có trộm hàng của chủ buôn, nên chữ Đểu Cáng dần mang nghĩa xấu, cũng như chữ Lưu manh – người mù đi lang thang, đôi khi cũng trộm cắp, nên chữ này cũng mang nghĩa xấu”.  Bác Nhàn nói lại với PCT về chữ lưu manh, manh không phải là mù, mà là “mắt không có con ngươi, tối tăm”. Hi hi thì cũng như nhau chắc, dân mình gọi mấy kẻ mắt không có tròng đều là mù tuốt.
Nhưng có vẻ như bác Nhàn thiên về nghĩa bóng cái sự “mắt không có tròng” thì phải, bác tán  chữ lưu manh từ câu thơ của Nguyễn Trãi: “Yết can vi kỳ, manh lệ chi đồ tứ tập”- (Dựng gậy làm cờ, dân chúng bốn phương tụ họp) rồi bảo chữ manh là ở nghĩa ấy, hạng lưu manh “ban đầu chỉ dân lang thang vô nghề nghiệp, sau chỉ kẻ “bất vụ chính nghĩa, vị phi tác đãi’, tức là kẻ không biết chính nghĩa là gì, dám làm mọi việc phi pháp xấu xa”.

Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2012

Năm Rồng và triết lý của Rồng

Năm RỒNG và Triết lý của RỒNG 


Hà Sĩ Phu 


Trong 12 con giáp thì 11 con là Thực, chỉ có Rồng là Mộng, do con người tưởng tượng mà ra. Rồng được lấy gốc từ một loài bò sát như rắn nhưng lại có chân, na ná như thằn lằn, như con kỳ nhông, lại phảng phất một chú khủng long Dinosauria tiền sử.
Có lẽ lấy một thân hình như vậy làm “cốt” (armature draft) người ta dễ chế tác, dễ chắp thêm những cấu tạo, những chi tiết, những chức năng… tuỳ theo trí tưởng tượng của mình để tạc nên một hình tượng biểu trưng cho sức mạnh phi thường.
Con người thuở xưa mơ ước một hình tượng của sức mạnh là điều dễ hiểu, khi thấy mình quá nhỏ bé và yếu ớt trước những sức mạnh của thiên nhiên và những trói buộc của xã hội. Những sức mạnh của mãnh thú như hổ báo, như voi ngà, như tê giác, cá voi, như chim ưng… quả là đáng quý nhưng tất cả những sức mạnh có thật ấy không đủ để chế ngự những tai hoạ mà con người phải đương đầu, con vật mạnh mặt này thì yếu mặt khác. Con người hằng ước mơ có một “đấng sinh vật” hoàn thiện như thần thánh, tổng hợp được mọi sức mạnh của muôn loài gộp lại. Những thần dân lao động thấp cổ bé họng cần một sức mạnh như thế đã đành, nhưng giới vua chúa cũng cần một uy vũ tuyệt đối như vậy để bảo chứng, bảo kê cho cái ghế oai phong tột đỉnh của mình khỏi bị xâm phạm.
Được thúc đẩy bởi khát vọng ấy, con người từ thế hệ nọ sang thế hệ kia cứ mặc sức đem trí tưởng tượng mà tô vẽ, mà điểm xuyết vào cơ thể một con vật tưởng tượng, từ đó mà thành Con Rồng với những mẫu mã thiên biến vạn hóa.
Rồng trở thành một lối thoát tâm linh. Thật vậy, chỉ trong tưởng tượng con người mới có thể hoàn toàn tự do, không bị ràng buộc vào bất cứ quy luật thực tế nào, con người được bay lên khỏi mặt đất, thấy mình hoàn toàn sung sướng, thấy mình như có sức mạnh vô biên, như được làm chủ hết cả thế giới.               
Dạng rắn
Dạng kỳ nhông
Dạng khủng long

Một năm khủng hoảng niềm tin

Một năm khủng hoảng niềm tin
Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA Ngày 20111228

Khủng hoảng niềm tin vì thiểu số bất xứng trên thượng tầng....

* AFP photo - Phiến quân Libya đã sẵn sàng vũ khí và đạn dược tại Ajdabiya ngày 02 tháng 3 năm 2011 *
Năm 2011 mở đầu với vụ tự thiêu tại xứ Tunisia ở Bắc Phi, biến cố như tia lửa bật vào thùng thuốc súng trong cả khu vực Á Rập Hồi giáo và đến cuối năm, tình hình vẫn chưa thấy ổn định.
Rồi cuối năm, người ta lại thấy sự biến khác nổ ra ở thị trấn Ô Khảm thuộc tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc khi dân chúng nổi dậy cướp chính quyền địa phương trong nhiều ngày mà cuối cùng nhà chức trách đành nhượng bộ. Ở giữa hai biến cố tại Tunisia và Trung Quốc là hàng loạt những vụ xuống đường biểu tình xảy ra cùng lúc trong nhiều quốc gia, kể cả Liên bang Nga.
Nhân dịp cuối năm, Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu về những nguyên do sâu xa mà có khi tương đồng khiến người dân ở nhiều nơi đã nổi dậy phản đối.