Nhãn

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016

Hay đó là tiền âm phủ?




Bài discours bế mạc Hội nghị 4 “chống tự diễn biến” của ngài Tổng Bí thư với các con số thống kê toàn màu hồng. Sở dĩ có được tinh thần lạc quan như vậy là bởi, trước đó không lâu, ngài Thủ tướng cung cấp một thông tin vô cùng “hot”. Ấy là chính phủ vừa bỏ một số VNĐ khổng lồ mua 16 tỷ USD làm vốn dự trữ chiến lược. Nếu sự thực đúng như thế thì quả là tuyệt vời. Bởi lẽ, theo các nguồn tin chính thức, năm 2016, Việt Nam phải trả nợ nước ngoài 20 tỷ USD. Bây giờ đã là giữa tháng 10, như vậy, ở thời điểm cận kề năm 2017, chính phủ vừa hoàn thành kế hoạch trả nợ, vừa có nguồn dự trữ ngoại hối đáng kể, chứng tỏ nền kinh tế tăng trưởng rất đáng tự hào. Tuy nhiên, tạm thời không bàn đến chuyện hàng loạt “quả đấm thép” tan chảy thảm hại với những vụ bê bối động trời, làm thất thoát hàng trăm nghìn tỷ, nông nghiệp suy thoái, biển nhiễm độc do Formosa xả thải cùng với hàng ngàn tàu “nước lạ” khống chế khiến hàng chục vạn ngư dân không thể ra khơi, chỉ nói riêng nạn tham nhũng cũng đã đủ đưa đất nước trở lại thời kỳ đồ đá nếu không có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu.

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2016

Những thành ngữ gốc Tàu, nhầm lẫn hay cố ý?


           Đặng Văn Sinh



Tôi chả ưa gì cái cách ứng xử sặc mùi chauvinism của tay đảng trưởng họ Tập cũng như tập đoàn lãnh đạo Trung cộng với bàn dân thiên hạ, thậm chí bọn hậu Maoisme này đang là mối đe dọa thường trực với nền hòa bình thế giới, không chỉ bởi vũ khí hạt nhân mà còn bởi các học thuyết chính trị cực đoan bắt nguồn từ tư tưởng Đại Hán. Tuy nhiên phải công bằng trong việc đánh giá và vận dụng các thành tựu văn hóa của họ.

Từ thời cổ đại, Trung Quốc đã là một nhà nước phong kiến tập quyền, một ngôn ngữ phong phú, hơn nữa, lại có chữ viết từ rất sớm nên người Tàu kiến tạo được một nền văn hóa mạnh, có ảnh hưởng không nhỏ đến các quốc gia lân cận như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam. Trong nền văn hóa Hoa Hạ đặc thù ấy có các loại ca dao, tục ngữ, thành ngữ, mà một phần trong đó được ông tổ của đạo Nho là Khổng Khâu san định thành “Thi Kinh”. Ngoài tục ngữ, ca dao, người Hán còn sử dụng khá nhiều điển cố, mà phần lớn có nguồn gốc từ trước tác của những triết gia, học giả nổi tiếng từng được ghi chép trong chính sử.