Nhãn

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long (chương 2)




 

Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long
Thụy Khuê
 Chương 2
  Giới thiệu bộ sử Nguyễn Văn Tường của Nguyễn Quốc Trị
 Bộ sách lịch sử "Nguyễn Văn Tường (1824-1886) và cuộc chiến chống đô hộ Pháp của nhà Nguyễn" xin gọi tắt là Nguyễn Văn Tường của Nguyễn Quốc Trị, do tác giả xuất bản năm 2013 tại Maryland, Hoa Kỳ, đáp ứng đúng nhu cầu nhìn lại và viết lại lịch sử.
Cảm tưởng đầu tiên của người đọc là sự ngạc nhiên trước một công trình nghiên cứu mới mà từ lâu những người quan tâm đến lịch sử vẫn hằng chờ đợi, không chỉ đối với giai đoạn hiện đại, mà cả về cuộc chiến chống Pháp của nhà Nguyễn, bởi hầu hết chúng ta, vì thiếu sách sử, vì không đọc được chữ Hán, vì kém Pháp văn, đã trưởng thành trong tình trạng thiếu hiểu biết lịch sử nước mình.

Nguyễn Quốc Trị, sinh năm 1929, xuất thân Đại học Quốc gia Hành chánh và Đại học Luật khoa Sài Gòn. Là viện trưởng cuối cùng của Học viện Quốc gia Hành chánh. Là cháu đời thứ ba của quan phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường. Với mục đích tìm hiểu những gì "ông cố" đã làm để gây tiếng xấu trong lịch sử, Nguyễn Quốc Trị không những đã truy tìm hành trình đích thực của Nguyễn Văn Tường mà còn điều tra lại những sự kiện lịch sử xẩy ra dưới triều Nguyễn, đánh đổ những thành kiến sai lầm về các vua Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức. Ông tố cáo những giả trá trong cách hành xử của các nhà chính trị, quân sự, giáo sĩ Pháp, sự bóp méo lịch sử của những ngòi bút thuộc địa và giáo hội thừa sai, sự cố tình bôi nhọ triều Nguyễn nói chung, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết nói riêng, cốt để trình bầy một bộ mặt lịch sử có lợi cho chế độ thực dân. 

Hậu Chuyện kể năm 2000 (kỳ 10)



HẬU CHUYỆN KỂ NĂM 2000
(Thời biến đổi gien)

Kỳ 10


Bùi Ngọc Tấn


Trở lại với bản thảo  Chuyện kể năm 2000.
Tôi đã bị công an Hải Phòng tịch thu khoảng 1500 trang bản thảo — hoàn toàn viết theo trường phái tụng ca — nên lần này tôi rất cảnh giác. Ngoài bản phô-tô của nhà xuất bản Hà Nội mà Lê Bầu thực hiện và đưa cả cho tôi, tôi còn hai bản đánh máy. Tôi gửi bản phô-tô ở nhà Nguyên Bình trên Hà Nội. Một bản đánh máy tôi cho vào một túi giả da có khoá kéo để chống dán và con dài đuôi, đem gửi anh Thành, anh thứ hai tôi.
Sự cẩn thận ấy không thừa. Chị Hoàng Ngọc Hà cho tôi hay: Công an đã biết có một bản thảo viết về nhà tù gửi đến chị. PA25 đến gặp chị, hỏi về tập bản thảo. Chị bảo có. Và lấy ngay từ tủ sách của nhà xuất bản tập tiểu thuyết viết về nhà tù của... Mỹ đã in. Họ bảo không, quyển Mộng Du cơ. Chị lại lấy ra quyển Mộng Du nào đó của nước ngoài cũng đã được dịch in.
Trong nhà tôi chỉ có một bản. Tôi “đánh bóng mạ kền” bản ấy mỗi khi rỗi rãi. Với cái máy chữ của Hoàng Hưng gửi từ thành phố Hồ Chí Minh ra cho, tôi mổ cò những đoạn sửa, cất đi một bản để ghép vào bản gửi anh Thành tôi. ([1]) Tập tiểu thuyết của tôi sau này khi in ra, được các nhà phê bình nhận xét viết theo phương pháp đồng hiện. Thú thật khi viết nó, tôi không nghĩ đến phương pháp nào hết. Mở đầu truyện là một anh tù được tha, được về với gia đình, về với xã hội. Nhưng nhà tù, trại giam, xà lim cứ theo anh ta từng bước, ám ảnh không rời. Những ngày ở tù, những người bạn tù, những chuyện tù cứ trở về bám lấy anh, ăn ngủ cùng anh. Cả những ngày anh còn là một người bình thường trước khi bị bắt, trước khi đi tù cũng về cùng anh. Lối viết ba kiếp sống cùng một lúc, dích dắc thời gian, dích dắc không gian này bắt tôi phải thật nhuyễn trong lúc chuyển ý, những đoạn chuyển phải thật tự nhiên để dắt bạn đọc theo mình mà bạn đọc không biết đã rẽ vào kiếp khác của nhân vật từ lúc nào. Những đoạn chuyển ý và cả những khúc ráp mối khi quay trở lại cũng vậy. Một công việc khó khăn nhưng cũng thật hấp dẫn. Nó bắt tôi cố gắng tối đa, phải “đồng hiện” suốt non nghìn trang tiểu thuyết và không được lặp lại cách làm. Hình như tôi đã đạt kết quả. Một bạn viết văn bảo tôi:
– Những mối hàn lắp ghép của anh không một vết gợn. Nó cứ phẳng lì.

Nguyên khia (chương 15)









  NGUYÊN KHÍ

Tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường


 
              15. VUA LÊ NHÂN TÔNG


                          Nhợ đứt khôn cầm bầy ngựa dữ
                          Quan cao nào đến dáng người ngây.

         (Bảo kính cảnh giới -10. Quốc âm thi tập - Nguyễn Trãi)



Tháng 8, ngày mồng 6, giờ dậu, đại lâu thuyền chở di hài vua Lê Nguyên Long có quan Hành quân Tổng quản, Thái uý Trịnh Khả và quan Nhập nội Thiếu uý Tham tri chính sự Lê Thụ cùng đội thuyền chiến hộ tống, cờ rủ, lặng lẽ không kèn không trống, về tới bến Đông.
Ngay đêm ấy lễ phát tang được cử hành tại  điện Phụng Thiên.
Tin dữ loan đi khắp kinh thành: Vua bị Nguyễn Thị Lộ giết.
“Ngày 12, đại thần là bọn Trịnh Khả, Nguyễn Xí, Lê Thụ nhận di mệnh cùng với bọn Lê Liệt, Lê Bôi tôn Hoàng Thái tử Bang Cơ lên ngôi. Lúc ấy vua mới hai tuổi. Lấy năm sau là Thái Hoà năm thứ nhất”.(1) 
                                              ***
Khi Bùi  La Việt dịch chương “ Thái phó Đinh Liệt”, có một chi tiết mà anh bỏ qua, nhưng giáo sư Hoàng Nguyên muốn lấy lại.
 Đó là  khi Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh vừa cất giọng đọc di chiếu của vua Lê Thái Tông thì “Hoàng Thái tử Bang Cơ cựa mình phịch một bãi ra hoàng bào, rồi ngỏng chim tè một đường cong vào mặt các quan đại thần đang quì mọp dưới sân rồng. Ai nấy đều cho là điềm lành, chứng tỏ Hoàng Thái tử rất đắc chí khi nhận di mệnh lên ngôi Hoàng đế”.
Giáo sư  Hoàng bảo:
- Chi tiết này có vẻ dung tục không xứng với một đấng quân vương, nhưng đó là sự thật lịch sử. Người dịch phải tôn trọng nguyên tác.

Ký ức làng Cùa (tiếp theo)


  Ký ức làng Cùa

   Tiểu thuyết của Đặng Văn Sinh



            PHẦN THỨ HAI



           Chương mười hai   

  

3

Ở Bắc Thoòng được gần hai năm, ông Quyển bảo Lê Văn Khải:

- Cháu phải đi học. Trình độ học vấn như thế mà ở mãi xó rừng này nó phí đi.

Khải lắc đầu:

- Cháu mà về làng Cùa bây giờ là bị bắt ngay làm sao dám mơ tưởng đến chuyện học hành.

- Ta đã có cách. - Ông cựu kiểm lâm bảo. - Ta sẽ nhận cháu làm con nuôi và nhờ ông Nông ích Nghiêm chứng nhận vào hồ sơ.

Khải xem ra không mấy tin tưởng vào cách làm đầy mạo hiểm của ông Quyển nhưng hoá ra ở vùng cao này sự việc được giải quyết đơn giản hơn nhiều. Chủ tịch xã Bắc Thoòng bảo ông bạn già:

- Trước hết phải nhập hộ khẩu cho nó vào xã rồi mới làm hồ sơ cử đi học được.

Thế là Khải thành người họ Lưu, tức là họ của ông Quyển. Từ lúc lên Bắc Thoòng đến nay, Khải chẳng nhận được tin tức gì của gia đình. Chuyện cả nhà dắt díu nhau đi ăn mày đến nỗi bà Hai chết dọc đường, còn Lê Văn Nghiên phải vào trại giam chịu tội thay mình gần một năm, thiếu chút nữa thì mắc bệnh tâm thần, chỉ sau khi về làng anh mới biết.