Nhãn

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Ký ức làng Cùa




                                       Ký ức làng Cùa

                                   Tiểu thuyết của Đặng Văn Sinh

                                                           (Tiếp theo)
 


                             Chương sáu


                                                                  1


            Hơn một năm sau Khúc Thị Nhân mới từ Đậu Khê về làng Cùa. Đậu Khê là quê ngoại Khúc Kiệt. ở đấy ông ta còn một bà chị họ góa chồng. Nhìn thấy cô em, Khúc Luận lúc ấy chưa đầy mười ba tuổi nhưng đã thấy xốn xang trong lòng. Những biểu hiện giới tính của cậu ta phát triển quá sớm mà con gái ông chú thì lại đẹp rực rỡ như một bông hoa đồng nội còn hàm tiếu dưới nắng ban mai. Khúc Luận học trường huyện trông đã ra dáng một gã trống choai. Dạo này cậu ta đang được nghỉ hè, ngày nào cũng sang nhà Nhân giúp cô dọn dẹp.
Việc dựng túp lều đối với Nhân phức tạp hơn cô nghĩ vì không những thiếu vật liệu cần thiết mà bản thân cũng chưa từng làm quen với loại công việc này. Khúc Luận là chàng công tử bắt cào cào châu chấu, nghịch ngợm thành thần, nhưng để trở thành thợ mộc, thợ đấu hoặc lợp nhà thì xem ra còn tốn nhiều thời gian và cơm gạo. Lúc đầu Nhân nghĩ Khúc Luận có lòng tốt, thương cô em họ gặp hoạn nạn, nhưng dần dần thấy cậu ta có những biểu hiện của một kẻ si mê mình thì bảo:
- Từ mai anh phải ở nhà học, cứ lêu lổng là bác Cả đánh đòn.
Khúc Luận cười lấy lòng:
- Bây giờ đang nghỉ hè bài vở có gì đâu.
- Nhưng anh cứ sang bên này làm quẩn chân tôi.
- Nhân đuổi đấy à?
- Không dám. 
          Vào lúc ấy Lý Quỳnh sang. Nhà Lý Quỳnh với nhà Khúc Kiệt cách nhau không xa. Từ hồi mất cả vợ lẫn con, ông ta hay uống rượu rồi la cà khắp nơi trong làng. Nhìn thấy Ngô Quỳnh, Khúc Luận tức lắm, cậu ta hứ một tiếng rồi về, chẳng thèm chào một lời. Sáng hôm ấy, Nhân tắm sớm, chưa kịp mặc yếm thì Khúc Luận đã sang, đành phải khoác tạm chiếc áo cánh nâu, thành thử mỗi cử động, cặp vú tròn căng như hai trái dừa xiêm đánh đu trước ngực vô cùng khêu gợi. Thoáng nhìn cặp vú trinh nữ, người Ngô Quỳnh phút chốc như nổi gai. Ông ta cảm thấy phía trước như có dải sương mù chắn mất tầm nhìn. Trong cái khối bùng nhùng màu trắng đục như khói ấy hình như có mùi mồ hôi ngai ngái cùng với hương bồ kết nồng nồng từ mái tóc óng như mây chiều và chút sữa hoi hoi thấm qua lần áo mỏng. Ngô Quỳnh hít một hơi dài giấu vẻ lúng túng bởi những liên tưởng hoàn toàn không tương xứng với tư cách của một ông Lý trưởng xấp xỉ ngũ tuần, rồi mới ngập ngừng bảo:
- Tôi sang giúp cô làm lại gian nhà.

Thời nay không đọc là chết



          Thời nay không đọc là chết

    Truyện ngắn Từ Sâm

Tôi có thằng bạn, lâu không gặp nhau thì nhớ, mà gặp thì chào hỏi, bắt tay, bai bai không sao chứ năm mười phút tâm sự là bắt đầu sinh chuyện.
Y như vợ chồng thường cãi nhau thì sống với nhau cả đời, còn vợ chồng nào không cãi nhau một tiếng, mà đã cãi nhau rồi là to chuyện, có khi cãi nhau trước tòa không chừng. Tôi không bỏ nó, và nó cũng chẳng bỏ tôi. Nó làm ở Ban Tuyên giáo tỉnh. Đúng là trời sinh voi sinh cỏ. Nó học khoa Nuôi, tôi học Hàng hải cùng trường Đại học. Những năm tám mươi học nuôi trồng ra trường là thua vì người ta nuôi heo nuôi gà chứ làm gì nuôi tôm nuôi ốc như bây giờ.

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Tổng thuật thói hư tật xấu người Việt (Phần cuối)



Tổng thuật thói hư tật xấu người Việt (Phần cuối)
Trần Văn Chánh

Xét tật người Việt hiện đại
Về việc xét tật mình để cầu tiến bộ cho dân tộc thì giới trí thức Việt Nam ta cũng đã có làm, coi như song song và cùng thời với Trung Quốc, chủ yếu từ đầu thế kỷ XX. Như ở một phần trên, chúng tôi đã tóm tắt lại những ý kiến nhận xét của các bậc tiền bối liên quan thói hư tật xấu của người Việt từ công trình sưu tập của nhà văn Vương Trí Nhàn, và cũng từ công trình có thể gọi đầu tiên và độc đáo này trong thời hiện đại, mặc dù chưa xuất bản chính thức chúng ta thấy giới trí thức Việt Nam hiện nay đã bắt đầu có không ít người chú ý đặt lại vấn đề đổi mới đất nước nhằm thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu theo hướng tiếp cận cội nguồn văn hóa, lịch sử vốn là nguyên nhân gây nên những thói hư tật xấu như là căn tính của người Việt để tìm cách sửa chữa từ căn bản, thay vì cứ tiếp tục công kích vào những hiện tượng tiêu cực xã hội lẻ tẻ cứ ngày một phát sinh, gia tăng, kéo dài, và hầu như vô phương cứu chữa.
Vũ Kiều Trinh, con gái nguyên Tổng Giám đốc Vũ Văn Hiến,  có "thành tích" 3 lần ăn cắp đồ ở siêu thị nước ngoài, nhưng vẫn được bổ nhiệm chức danh Trưởng phòng biên tập Đài THVN

Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

TỰ DO HAY LÀ CHẾT MỖI NGÀY !



TỰ DO HAY LÀ CHẾT MỖI NGÀY !

Trần Mạnh Hảo

 ( Viếng em trai con bà cô và đồng đội trong nghĩa trang quân đội Việt Nam cộng hòa Biên Hòa)
Hình như anh đã nhìn rõ em qua đầu ruồi súng AK bang gấp
Bóp cò nhanh
Viên đạn xuyên tim bà cô anh
Em chết !
Trận đánh Bù Đăng năm 1969 ác liệt
Anh em mình chĩa súng vào nhau
Hôm nay mẹ em dắt cháu trai đi viếng mộ con mình
Nghĩa trang quân đội Biên Hòa 16 nghìn ngôi mộ
Tôi làm sao có đủ nhang
Thắp cho các anh một đời chưa đủ
Anh quỳ trước mộ em đẫm cỏ
Chưa dám nói thật với cô
Anh em mình bắn vào nhau đêm đó
Quân mình bắn giết quân ta
Núi xương sông máu mới là quê hương
Đưa dân tộc tới chân tường
Vào địa ngục ngỡ thiên đường quắt quay
Em nằm đây hóa đất này
Chết cho điều có thật
Là đất nước đắng cay
Anh cầm súng cho điều hoang tưởng
Cỏ như chợt khóc sương dày
Tàn tro nhang bật máu
Những nấm mồ trùng trùng đồi núi
Từng bia mộ
Nhú một bàn tay
Một vạn sáu trăm nghìn bàn tay
Giơ lên mặt đất này xin nói :
Tự do hay là chết mỗi ngày !
( Bài thơ rút trong sổ tay, viết tại nghĩa trang quân đội Biên Hòa ngày 19-6-1990)
T.M.H.
Nguồn: Tác giả gửi trực tiếp từ Sài Gòn

Thứ Bảy, 2 tháng 8, 2014

Tổng thuật thói hư tật xấu người Việt (Phần 2)



Tổng thuật thói hư tật xấu người Việt (Phần 2)

Trần Văn Chánh

Nhìn sang nước “đồng văn”: người Trung Quốc xét tật mình
Các cụ ngày xưa thường gọi lân bang Trung Quốc là nước “đồng văn”, không chỉ vì Trung Quốc với Việt Nam đều cùng nằm trong khu vực Đông Á, mà còn có một số điểm tương đồng về mặt chủng tộc, văn hóa và tâm lý nữa.
Trong thời hiện đại, cả hai nước lại tiếp tục tương tự nhau về thể chế chính trị, nên thực tế mà nói, trong việc “xét tật mình”, Việt Nam cũng nên chịu khó tìm hiểu cách làm của Trung Quốc, để từ đó tham khảo, soi rọi lại mình.
Tương tự tình hình ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, các nhà Nho tiến bộ và trí thức tân học của Trung Quốc (như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Đàm Tự Đồng, Hồ Thích, Lỗ Tấn…) cũng đã từng làm cái việc cấp thiết ấy rồi, nhưng trong thời hiện đại thì chúng tôi chỉ muốn nhắc đến cuốn sách tiêu biểu Người Trung Quốc xấu xí (Xú lậu đích Trung Quốc nhân) của Bá Dương một thời gây xôn xao dư luận, đã có bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Hồi Thủ ở Paris năm 1998. Bản dịch ra tiếng Nhật cũng rất được người Nhật quan tâm theo dõi. Sách gồm 3 phần: 1) Những bài nói chuyện; 2) Những bài viết; 3) Những bài phê bình (của người khác) về hai phần đầu. Tác giả sinh năm 1920 ở Trung Quốc, sang định cư Đài Loan từ năm 1949, từng bị Đài Loan cho ngồi tù 10 năm vì tội “phạm thượng”. Ông được nhiều người biết đến như một nhà thơ, nhà văn, nhà báo, và nhất là nhà viết lịch sử thông tục. Quyển sách nêu trên của Bá Dương là tập hợp bản thảo những bài diễn giảng trong một số trường hợp công khai khác nhau, từ năm 1977, nhưng những bài viết và diễn giảng của ông phát biểu ở hải ngoại thì đều chú trọng nói huỵch toẹt ra những mặt xấu xí cũng như căn tính kém cỏi của người Trung Quốc.