Bao giờ có hai người Việt Nam nhận Giải thưởng Trần Nhân Tông?
Một
giải thưởng quốc tế đầu tiên mang tên Việt Nam
và hàm chứa các giá trị Việt Nam
phổ quát tới toàn nhân loại đã chính thức được trao cho hai chính khách Myanmar. Điều
đáng nói là hai người này thuộc hai phe đối lập, đó là Giải thưởng Trần Nhân
Tông về Hòa giải.
Chỉ
vài năm trước đây thôi, ít có người dám nghĩ tới điều này: sự bắt tay và cùng
nhau hành động vì tương lai và lợi ích quốc gia Myanmar của hai người vốn được coi
như là thù địch về chính trị. Một người là thủ lĩnh quân đội, nay là tổng thống
Myanmar; còn người kia là nhà đấu tranh chính trị dân sự đối lập vì mục tiêu tự
do và dân chủ cho Myanmar, thường xuyên bị giam cầm trong lao tù.
Đây
là 2 nhân vật được cả hội đồng cố vấn và xét giải thưởng cùng nhất trí cao để
trao giải trong số những gương mặt sáng giá được giới thiệu, đề cử đến Uỷ
ban giải thưởng Trần Nhân Tông về Hòa giải. Hội đồng cố vấn và xét giải thưởng
quyết định chọn Tổng Thống U Thein Sein và Chủ tịch Đảng đối lập – Aung San Suu
Kyi với tiêu chí của giải thưởng này trao cho 2 người ở 2 phía đối lập, xung
đột, bắt tay, hoà giải với nhau. Hòa giải chỉ thực sự được diễn ra khi mỗi bên
sẵn sàng bước tới với sự khoan dung, với một tấm lòng cao cả và điều chỉnh để
tiến tới sự tương đồng.
Tổng
thống Myanmar, ông U Thein Sein và Chủ tịch Đảng đối lập NLD – bà Aung
San Suu Kyi chính thức được trao tặng giải thưởng Trần Nhân Tông về Hòa
giải
Trong
năm qua Tổng thống Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi đã có những nỗ lực ban đầu
để đưa đất nước Myanmar biến chuyển tốt đẹp về chính trị, được thế giới trân
trọng, ghi nhận. Đồng thời, giải thưởng Trần Nhân Tông về Hoà giải cũng muốn
gửi đến lời chúc các vị lãnh đạo Myanmar
tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa cho đất nước Myanmar và thế giới.
“Hòa
giải là hành động hàn gắn, mang những phái đối lập lại với nhau. Để hòa giải
thực sự được diễn ra, cả hai phía phải sẵn sàng hợp tác và nhượng bộ, mặc dù
trong một số trường hợp một bên đã đàn áp bên kia. Chỉ khi mỗi bên sẵn sàng
bước tới với cái ôm hôn cho bên kia, hòa giải thực sự xảy ra. Hòa giải là
hành động song phương, và điều này tạo nên sự khác biệt giữa giải thưởng Trần
Nhân Tông và giải thưởng Nobel”- GS Thomas Patterson – Chủ tịch
giải thưởng quốc tế Trần Nhân Tông về Hòa giải nhấn mạnh. Hòa giải, ngay
cả với cựu thù, là con đường để đạt được hòa bình vĩnh cữu và sự hòa hợp, cho
nội tại mỗi cá nhân và trong quan hệ giữa con người với nhau. Cuộc đời
Trần Nhân Tông có sự thu nhỏ của sự hòa giải, và điều này phù hợp với giải
thưởng mang tên ông.
Thầy
Thích Nhất Hạnh trong thư chúc mừng hai vị được trao giải thưởng đầu tiên này
đã tóm tắt rất cô đọng những điểm quan trọng nhất trong cuộc đời Trần Nhân Tông
và cũng là cơ sở nền tảng để hình thành nên giải thưởng độc đáo này: “Cùng với
việc luyện tập và trau dồi ngôn ngữ về tình yêu thương, Trần Nhân Tông đã luôn
lắng nghe người dân từ tất cả các tầng lớp xã hội ở đất nước của ngài. Trần Nhân
Tông đã tổ chức trưng cầu dân ý và tập hợp toàn dân tộc để đánh bại hàng trăm
nghìn quân của Hốt Tất Liệt và những cận thần của hắn. Sau sự rút lui của quân
xâm lược, vua Trần Nhân Tông đã phát hiện ra nhiều tài liệu bí mật tiết lộ sự
hợp tác giữa một số cộng sự của ngài và quân đội Hốt Tất Liệt, nhưng ngài đã ra
lệnh đốt các tài liệu dưới sự chứng kiến của tất cả mọi người. Ngài nói: “Đất
nước ta cần sự hòa giải và hàn gắn chứ không cần sự trừng phạt”. Khi đất nước
đã ổn định, Vua Trần Nhân Tông bàn giao ngôi cho con trai của ngài là Trần Anh
Tông và trở thành một tu sĩ, tu hành trên núi Yên Tử. Ngài đi trên khắp đất
nước với đôi chân trần, giảng dạy người dân của mình để tu hành Ngũ tắc và từ
bỏ việc mê tín dị đoan. Ngài cũng đi đến các nước láng giềng để thúc đẩy quan
hệ hòa bình giữa hai quốc gia”.
GS Thomas
Patterson – Chủ tịch giải thưởng quốc tế Trần Nhân Tông về Hòa giải chia sẻ thêm: “Nhiều năm trước, tôi là một
người lính Mỹ tới Việt Nam
và tôi đã đem lòng yêu đất nước, con người và lịch sử của các bạn. Đó là thời
điểm lần đầu tiên tôi nhận biết về Trần Nhân Tông, vị Vua đã hoàn thành được
điều mà nhiều người không làm được: chiến thắng quân Mông Cổ. Tuy nhiên, mãi
đến năm 2010 tôi mới có được một sự hiểu biết đầy đủ về tầm vóc của ông khi tôi
tới Việt Nam cùng vợ và có cơ hội thăm Yên Tử ở Quảng Ninh. Đó là nơi tôi bắt
đầu ngưỡng mộ sự hy sinh không chút vị kỉ của ông đối với đất nước. Đó là sự vô
tư không vị kỉ, sự khiêm tốn mà chúng ta tìm thấy ở cuộc đời Hồ Chí Minh hay
George Washington”.
Còn
nhớ cuối năm 2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng khuyên Tổng Thống U Thein
Sein là Myanmar nên mở cửa với thế giới bên ngoài như “tấm gương Việt Nam”.
Trên thực tế Myanmar ngày
nay chỉ trong thời gian ngắn ngủi đã làm được rất nhiều điều cụ thể theo tinh
thần lời khuyên đó của Thủ tướng Việt Nam. Cựu tướng quân Thein Sein đã
khởi động tiến trình cải cách dân chủ, thả bà Aung San Suu Kyi và bầu cử tự do,
công nhận sự hợp hiến của phe đối lập. Hàng ngàn tù nhân chính trị đã được thả.
Mới đây, ông còn thay tới 16 bộ trưởng, trong đó có bộ trưởng Thông tin. Không
kiểm soát báo chí và cho phép báo tư nhân ra đời. Quyền lực thứ tư sẽ giúp cho
xã hội minh bạch và trong sạch hơn.
Tháng
trước Aung San Suu Kyi thăm khắp châu Âu và được chào đón nồng
nhiệt. Mấy hôm nay, cựu tù nhân lương tâm, khôi nguyên Nobel hòa bình,
đang thăm Mỹ 18 ngày. Ngoài việc nhận Huy chương Vàng Quốc hội Mỹ, gặp Hillary
Clinton, và các nhà lập pháp, Obama tiếp tại Nhà Trắng, rồi Tổng Thư ký UN
chào đón, với lịch thăm thú dầy đặc, bà Aung San Suu Kyi được Tổng thống Thein
Sein, người từng giam giữ bà hàng chục năm, giao nhiệm vụ nặng nề là đàm phán
với Mỹ để nới lỏng các biện pháp trừng phạt kinh tế. Mới đây có tin cho hay,
phía Mỹ đã bỏ lệnh trừng phạt cá nhân Tổng thống Thein Sein và chủ tịch Quốc
hội Myanmar.
Bà Aung San Suu Kyi đã nói rất rõ với phía Mỹ, cải cách chính trị tại Myanmar không
thể phụ thuộc vào cấm vận của bất kỳ ai, mà phải dựa vào nội lực của chính quốc
gia ấy.
Mới
đây, nhận xét về câu chuyện hòa giải ở Myanmar qua hai nhân vật đối lập cùng
các lợi ích to lớn mà đất nước này đang có được từ cộng đồng thế giới thông qua
tiến trình hòa giải hữu hiệu từ bên trong nội bộ quốc gia đó, tác giả Hiệu Minh
bình luận về trường hợp bà Aung San Suu Kyi đã cho rằng: “Dùng tù nhân lương
tâm để giải thoát quốc gia trên thế giới đã từng xảy ra và có những ví dụ
về hòa giải tuyệt vời. Nam Phi có Nelson Mandela, ngồi sau song sắt 27 năm trời
và sau thành lãnh tụ yêu mến của cả da trắng lẫn da đen, bởi vị tổng thống da
trắng Frederik Willem de Klerk đã biết hòa giải. Ba Lan có thủ lãnh công đoàn
Đoàn kết Lech Wałęsa bị tù, giam lỏng, rồi lên đến Tổng thống bởi vị lãnh
đạo cộng sản Wojciech Jaruzelskilúc đó hiểu thời thế. Thời cách mạng văn hóa,
Đặng Tiểu Bình vào tù ra tội, nhưng chính ông đưa nước Trung Hoa lên hàng thứ
hai trên thế giới vì thuyết mèo đen mèo trắng. Niềm hy vọng tiếp theo, cả thế
giới đang trông chờ vào sự khéo léo của người phụ nữ tưởng rằng yếu đuối
như Suu Kyi. Chính nữ tù nhân lương tâm này sẽ thay đổi Myanmar”.
Huân chương được trao cho Tổng thống Myanmar, ông U Thein Sein và Chủ tịch Đảng đối lập NLD – bà Aung San Suu Kyi.
Giải
thưởng Trần Nhân Tông về Hoà Giải được xác lập bởi Hội đồng cố vấn và Uỷ ban
giải thưởng là những nhà lãnh đạo, những Giáo sư, học giả có uy tín của
Harvard , của nước Mỹ và thế giới như Giáo sư Michael Dukakis, Cuự Ứng viên
Tổng thống Mỹ, Cựu Thống đốc bang Massachusetts, bà Ann Mc Daniel, Phó Chủ tịch
Washington Post, Giáo sư Thomas Patterson, Trường Quản lý nhà nước Kennedy ,
Đại học Harvard, bà Robin Sproul Phó Chủ tịch hãng truyền hình ABC News,
Giáo sư Thomas Scanlon, nhà triết học lớn ở Đại học Harvard, nhà báo nổi tiếng
Giáo sư Thomas Fiedler, hiệu trưởng trường truyền thông, Đại học Boston, cựu
Tổng biên tập Miami Herald, ,nhà lãnh đạo danh tiếng Giáo sư Vaira
Vike-Freiberga, cựu Tổng thống Latvia ….
Những
nhà lãnh đạo, những học giả danh tiếng muốn thông qua Giải thưởng Trần Nhân
Tông về Hoà Giải góp một tiếng nói khiêm nhường vào hành trình tìm kiếm hoà
giải, yêu thương cho nhân loại, với hy vọng lòng bao dung và vị tha, sự hoà
giải, giải phóng con người khỏi hận thù sẽ ngự trị trên trái đất thân yêu này.
Tuy
nhiên, có lẽ một điều mong chờ mà cũng là niềm khao khát vô biên của mọi người
Việt Nam ngày nay rằng đến
bao giờ mới xuất hiện hai người Việt Nam đủ các điều kiện để nhận Giải
thưởng quốc tế mang tên Trần Nhân Tông?
Một
giải thưởng quốc tế mang tên một người Việt Nam đã làm rạng danh lịch sử dân
tộc với nội hàm sâu sắc về hòa giải, yêu thương, đoàn kết để cùng phát triển các
giá trị, di sản của người Việt mà biết bao thế hệ đã phải đổ xương máu giữ gìn
cho tới tận hôm nay, bao giờ sẽ được trao
cho hai người Việt Nam hiện tại. Hai người sẽ thật sự chân thành bắt tay nhau và
cùng nhau hành động vì tương lai, vì lợi ích quốc gia - dân tộc, cho dù trước đó ít lâu họ có thể được coi như
là thù địch về chính trị.
Biết
tới bao giờ?
22 tháng 9 năm 2012
Nguồn: Hữu Nguyên Blog
Hổ thẹn thay kẻ lợi dụng danh tiếng Trần Nhân Tông để trục lợi07:50 Ngày 25 tháng 10 năm 2012
Trả lờiXóaKhi thấy Sài Gòn Tiếp thị, Việt Nam Net, thongcao55.blogspot.com, v.v... rầm rộ đưa tin về bài "Trần Nhân Tông - những số thành lịch sử và những thông điệp gửi cho hậu thế" của Trần Ngọc Vương tại Tran Nhan Tong Academy, tại Đại học Harvard(?) tôi tò mò vào trang:
http://en.trannhantongacademy.org/2012/06/23/tran-ngoc-vuong/
thì thấy một thứ tiếng Anh thảm hại, mà ngay cả người Mỹ vô học cũng không sử dụng (hãy đọc các đầu đề bài viết ngay cả tiếng Việt cũng đã ngô nghê và việc dịch ra tiếng Anh lại bội phần ngô nghê hơn nữa của Trần Ngọc Vương dưới đây để làm chứng. Căn cứ vào trang Website này tôi nghĩ:
1) Cái gọi là Tran Nhan Tong Academy thuộc Harvard University là bịp bợm, không có thật.
2) Một thứ tiếng Anh như của Website trannhantongacademy.org không đời nào là tiếng Anh của người có học.
3) Một [U]ỷ viên Hụi đồng Khoa học như Trần Ngọc Vương với các cái gọi là công trình được trưng ra bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh là một sự phỉ báng cái gọi là Tran Nhan Tong Academy.
4) Một người có học (Cử nhân Triết, Chính trị học, Kinh tế học của một trong những Đại học danh tiếng nhất và lâu đời nhất thế giới là Oxford University), có kinh nghiệm đấu tranh và ngoại giao như bà Aung San Suu Kyi khi vào một trang mạng kiểu "trannhantongacademy.org" với một thành viên xét giải thưởng cho hai nhân vật phương diện quốc gia và có tầm vóc quốc tế như bản thân bà và ông Thein Sein thì bà ấy sẽ nghĩ ngay đây là trò lừa đảo.
Để làm chứng, xin hãy đọc những từ tiếng Anh và tiếng Việt thậm phần ngô nghê dưới đây thì rõ tại sao Aung San Suu Kyi và Thein Sein đã chạy mất dép cái giải thưởng của ông Nguyễn Anh Tuấn, ông Trần Ngọc Vương và một số ông khác nữa (thật xấu hổ hết chỗ nói khi danh tiếng Trần Nhân Tông đã bị lạm dụng một cách ngu xuẩn như thế này!!!):
Associate Professor, Ph. D Tran Ngoc Vuong
Member of science council in Tran Nhan Tong Academy
• Year of birth: 1956
• Place of birth: Quảng Bình
• Education: Doctor
• Title: Associate Professor
• Working place: Faculty of Literature
• Time of current employment: sine 1976
Scientific works
Scientific articles
1. Idealism of a viewpoint on territory (Chủ nghĩa duy tâm của một quan niệm về lãnh thổ). Philosophic magazine No 4/1980.
2. Nguyen Trai: the embodiment of National character and bravery (Nguyễn Trãi với việc thể hiện khí phách và bản sắc dân tộc). Journal of Military Arts No 10/1980.
3. Epic and its natures (Về thể loại trường ca và tính chất của nó); Journal of Military Arts No 2/1981.
4. History and building the theory for transitional period in Vietnam (Tính cụ thể lịch sử với việc xây dựng lí luận cho thời kì quá độ ở Việt Nam). Journal of Philosophy No 2/1983.
5. The rules of literatural development through an author’s works (Những đặc điểm mang tính quy luận của sự phát triển văn học nhìn nhận qua sáng tác của một tác giả); Journal of Literary No 3/1992.
6. Limitation of the humanism in Confucian literature (Giới hạn của nội dung nhân đạo chủ nghĩa trong văn chương Nho giáo); Journal of Literary No 7/1996.
(Còn nhiều nữa, nhưng khuôn khổ dung lượng commenting không cho phép kê hết).
Khi đọc comment của bạn "Hổ thẹn thay kẻ lợi dụng...08:12 Ngày 25 tháng 10 năm 2012", tôi không tin có chuyện dối trá trong vụ Tran Nhan Tong Academy ở bên Mỹ, đặc biệt là nhận xét về tiếng Anh kém cỏi của trang trannhantongacademy.org/ của Harvard (?), như đáng tiếc là điều đó lại đúng khi tôi vô tình mở một mục
Trả lờiXóatrannhantongacademy.org/2012/04/08/viet-phuong thì thấy câu dưới đây:
“With all the respect to Royal Buddha Tran Nhan Tong, Viet Phuong – a prominent intellectual would like to share some stories inscribed in the history up to now”.
Và tôi thực sự không hiểu những người đọc tiếng Anh người ta hiểu thế nào được cái cụm từ kỳ dị này “Royal Buddha Tran Nhan Tong”? Tôi đoán là vì người viết tiếng Anh không có bất cứ kiến thức nào về Trần Nhân Tông và về Phật giáo, và vì tiếng Anh “củ chuối” theo đúng nghĩa của từ đó nên cứ word by word cụm từ tiếng Việt “Phật hoàng Trần Nhân Tông” thành Royal Buddha Tran Nhan Tong. Thật là một Academy bịp bợm khi dám khinh xuất như vậy đối với Trần Nhân Tông!
Bùi Tín tiền hậu bất nhất nên phải đính chính trên:
Trả lờiXóahttp://www.voatiengviet.com/content/dinh-chinh-ve-giai-thuong-tran-nhan-tong/1522581.html
như sau:
Bùi Tín - Vừa qua, theo nguồn tin trên mạng của Đại Học Trân Nhân Tông thuộc Đại học Harvard – Hoa Kỳ, tôi có viết bài về lễ trao Giải thưởng Hòa Giải Trần Nhân Tông cho bà Aung San Syu Kyi và ông Thein Sein tại trụ sở Đại học Harvard ngày thứ sáu 21-9 vừa qua. Ngay sau đó có bạn trong và ngoài nước cho biết tin này có một số nội dung sai, không có thật, cần cải chính để thông tin không bị nhiễu loạn.
Sự thật là Đại học Harvard có thư mời 2 nhân vật trên đây đến trao giải thưởng, nhưng đến giáp ngày, 2 nhân vật trên đây đã trả lời là «do chương trình hoạt động bận rộn nên không đến dự được». Do đó không có việc trao giải thưởng.
Tuy nhiên việc vắng mặt như trên không được ban tổ chức công bố trên mạng, không cải chính bài thông tin trước đó đã được viết sẵn, nên đã gây hiểu lầm cho những người không có mặt trong buổi lễ. Tôi đã hiểu lầm, không kiểm chứng kỹ, nên đã đưa tin sai. Tôi xin đính chính và xin lỗi bạn đọc về khuyết điểm này, xin các bạn thứ lỗi.
Ngay sau khi đưa tin trên, tôi chờ Harvard công bố ảnh về buổi lễ và phát biểu của 2 vị nhận giải – nếu có – mà không thấy, tôi cảm thấy có sự gì khác thường đã xảy ra.
Sự thật là buổi lễ vẫn được tổ chức chiều thứ sáu 21/9 tại Harvard Faculty Club, nội dung là giới thiệu về Đại Học Trần Nhân Tông, về Giải thưởng Hòa Giải Trân Nhân Tông, công bố chính thức về Giải đầu tiên năm 2012 được quyết định trao cho 2 chính khách Miến Điện nói trên. Vì 2 vị không có mặt nên không có việc trao Giải tại buổi lễ này.
Sự thật là có chừng hơn mươi người Việt Nam hoặc người Mỹ gốc Việt có mặt trong buổi họp, có các ông Ngô Vĩnh Long, Tạ Văn Tài, Trần Ngọc Vương, Lê Mạnh Thát, Nguyễn Anh Tuấn…Ông Trần Ngọc Vương trình bày một bản nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp, tư tưởng của vua Trần Nhân Tông. Một vài tờ báo trong nước có nói qua đến buổi lễ này, đó là báo mạng VN Net và báo tỉnh Quảng Ninh.
Lũ bịp13:48 Ngày 28 tháng 10 năm 2012
Trả lờiXóaKhông biết cái Tran Nhan Tong Harvard Academy bịp bợm của Nguyễn Anh Tuấn và Lan Anh con gái Tuấn bây giờ phá sản đến đâu rồi?
Trả lời