Nhãn

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

Việt Nam "đời đời nhớ ơn các liệt sĩ Trung Quốc"

Nghĩa trang liệt sĩ Trung Quốc trên đất Việt Nam...

            Mời quý vị xem các văn bản và những tấm ảnh dưới đây để thấy được mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trên tinh thần "Mười sáu chữ vàng" và "Bốn tốt" ngày khăng khít:

                                  

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

Goodbye Vietnam

         Goodbye Việt Nam

                Ed. Oshiro, MPH
                Trần Trúc Lâm chuyển ngữ

                Ed Oshiro hiện về hưu và ngụ tại Mereer Island (thành phố Seattle , tiểu bang Washington ) nguyên là Phụ Tá Giám Đốc Chương Trình Giáo Dục Y Tế của Group Health Cooperatives.

                Ba mươi phút sau khi chuyến bay của hãng Hàng Không Việt Nam chở chúng tôi rời khỏi phi trường Tân Sơn Nhất thuộc thành phố Hồ CHí Minh, chúng tôi nhìn xuống những đồng bằng màu đỏ trơ trụi của xứ Cambodia, tôi và vợ tôi bỗng dưng có một cảm giác kỳ lạ của sự thoải mái và tự do. Hú vía, chúng tôi thực sự đã thoát khỏi những sự sách nhiễu, hăm dọa và tham nhũng thường nhật của các giới chức Việt Nam, và cái gánh nặng đè trên vai trong ba tháng qua chợt trút mất.
                Mọi chuyện như bắt đầu từ mùa thu năm ngoái, khi tôi nhận làm quản lý hải ngoại vụ cho Cơ Sở Đông Gặp Tây (East Meets West Foundation) hiện đang trông coi một bệnh xá toàn khoa cho “kẻ nghèo nhất trong đám nghèo” và một cô nhi viện với 125 trẻ em ở ngoại ô thành phố Đà Nẳng, Việt Nam. Tôi đã quyết định chụp lấy cơ hội hưu trí sớm với đầy đủ cấp dưỡng do Group Health đề nghị và về hưu vào đầu tháng Giêng với ý định đi phục vụ tình nguyện khoảng một đến hai năm tại Việt Nam , bắt đầu vào giữa tháng Giêng.
                Công tác của tôi là giúp bệnh xá hoạt động được hữu hiệu hơn và hướng dẫn những chương trình về giáo dục y tế công cộng cho bốn làng hẻo lánh. Vợ tôi thì được giao việc ở cô nhi viện như là giáo viên mỹ thuật và dạy Anh ngữ cho các nhân viên.

Tình người ở Trung Cộng...

Tình nguời ở Trung Cộng: Bé gái 2 tuổi bị xe cán rồi bỏ mặc trên đường

Luân Nguyễn

          Gần hai chục người đi ngang qua đã bỏ mặc một bé gái hai tuổi bị thương nặng vì tai nạn giao thông nằm ngay giữa lòng đường phố, hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc loan tin hôm thứ Hai.
         Vụ việc xảy ra hôm thứ Năm đã làm dấy lên một làn sóng tức giận trên các trang mạng xã hội ở nước này.
         Vụ việc xảy ra hôm thứ Năm khiến nhiều người lên án xã hội Trung Quốc.Các camera an ninh cho thấy cảnh hàng loạt người thờ ơ đi ngang qua bé gái Vương Duyệt Duyệt sau khi bé bị một chiếc xe tải nhỏ đâm ngã ra đường, rồi sau đó lại bị một chiếc xe tải lớn hơn chạy ngang qua người lần nữa ngay bên ngoài cửa hàng của gia đình bé tại thành phố Phật Sơn, thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011

ĐÀI RFI PHỎNG VẤN CÁC NHÀ VĂN VỀ GIẢI THƯỞNG VĂN CHƯƠNG TRANNHUONG.COM

Trannhuong.com: giải thưởng độc lập đầu tiên ở Việt Nam dành cho văn xuôi

Trọng Thành

                          
Ông Trần Nhương (thứ ba trái), ông Hoàng Quốc Hải (giữa), ông Hoàng Minh Tường trong lễ trao giải, Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc, Hà Nội, 26/9/2011 (Ảnh : Nguyễn Xuân Diện-blog)


Cuối tháng 9 vừa qua, trong giới văn chương ở Việt Nam có một sự kiện đáng chú ý. Đó là sự xuất hiện của trannhuong.com - giải thưởng tư nhân đầu tiên dành cho các tác phẩm văn xuôi. Vì sao giải trannhuong.com tháng 9/2011 lại được trao cho hai tác phẩm « Bão táp triều Trần » và « Thời của thánh thần » ? Giải thưởng này có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống văn học Việt Nam hiện nay ?
Đối với các quốc gia hiện đại, giải thưởng văn học do tư nhân tổ chức là chuyện rất phổ biến, tuy nhiên, ở Việt Nam, chí ít kể từ sau 1954 ở miền Bắc và sau 1975 trên cả nước cho đến những năm rất gần đây, các giải thưởng như vậy hoàn toàn vắng bóng trong sinh hoạt văn chương.
Giải thưởng mang tên trang web trannhuong.com, do nhà văn Trần Nhương tổ chức, đã được trao cho hai nhà viết truyện, nhà văn Hoàng Quốc Hải, tác giả bộ tiểu thuyết dài 6 tập  Bão táp triều Trần  và nhà văn Hoàng Minh Tường, tác giả cuốn Thời của thánh thần.

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2011

Phấn đấu ký số 73

Phấn đấu ký số 73 (Nhật ký mở-Mở lần thứ 12)
 Chủ nhật (10/10/2011)

 



Chương 1 Hợp xướng "Tiếng hát người chiến sĩ biên thùy"

Những tên đồ tể văn nghệ lại xuất hiện

Mới post lên “phấn đấu ký”số 72 hôm qua. Hôm nay định nghỉ cái lưng vài ngày thì …vấp phải một chuyện không vui muốn vùng dậy ghi ngay vào nhật ký mở!
Đó là một cú điện báo cho mình biết về “tai vạ” đã rơi xuống đầu của ca-nhac-sỹ Tuấn Phong, trưởng bộ môn thanh nhạc Nhạc Viện t/p HCM! Anh đã bị gọi lên Sở Văn Hóa hỏi “tội” về việc dám cả gan dàn dựng lại bản cantate 4 chương “Tiếng hát người chiến sỹ biên thùy” (T H N C S B T) của mình viết từ những năm 1958 cho dàn nhạc giao hưởng và 4 bè hợp xướng!

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2011

Truyện cổ tích...

Truyện cổ tích “Ông vua tai lừa” và Internet

Hạ Đình Nguyên

Thuở xa xưa, chưa từng có chất độc dioxin gây đột biến dị dạng nơi cơ thể con người, thế mà vị Vua của một Vương quốc nọ, có đôi tai bỗng dưng biến dạng thành đôi tai của con lừa, đầy lông lá, dài ngoẵng, trông rất xấu xí. Dĩ nhiên ông giấu kín, không cho ai biết, từ Quan trong Triều đình cho đến thần dân của Vương quốc, chỉ trừ một người là ông thợ hớt tóc cho Vua.
Người thợ hớt tóc biết rằng đây là một bí mật rất hệ trọng liên quan đến mạng sống của mình, nếu nó bị tiết lộ. Giữ mãi điều kín trong lòng, ông cảm thấy bất an. Một ngày kia, không chịu nổi nữa, ông bèn đi vào rừng, chọn một hang đá hoang vu, vào bên trong và hét lớn nhiều lần:
 “Ông vua tai lừa! Ông vua tai lừa!...” cho đến lúc khản cổ và cảm thấy hết ức chế, mới chịu quay về. Ông tiếp tục làm công việc hớt tóc cho Vua và giữ kín điều bí mật như mũi kim châm trong lòng. Thỉnh thoảng ông lại một mình đi vào hang đá…

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

Người khổng lồ bị sập bẫy?

Người khổng lồ bị sập bẫy?
Bùi Tín viết riêng cho VOA
                                                                 Hình AP
Nhân ngày quốc khánh Trung Quốc 1-10- 1949 – 1-10-2011, trên báo chí quốc tế đang diễn ra cuộc bàn luận lý thú về triển vọng phát triển của Trung Quốc. Có những ý kiến trái ngược nhau.
Một bên là những ý kiến ca ngợi sự phát triển liên tục của Trung Quốc, từ một nước nghèo, lạc hậu, thực hiện 4 hiện đại hóa, trở thành nước công nghiệp ở mức trung bình, đang lao tới như một đoàn tàu tốc độ cao, gia nhập câu lạc bộ các nước phát triển, thành siêu cường.

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

Phấn đấu ký số 72

Phấn đấu ký số 72
Nhật ký mở (Mở lần thứ 11)

Nhạc sĩ Tô Hải

Ngày thứ bảy (1/10/2011)
Câm, mù, điếc, nhịn …chính nghề ..ngoại “Rao”.

 Hôm nay là ngày quốc khánh “nước bạn 4 tốt 16 chữ vàng”. Lướt qua các tờ báo của Đảng-Chính Phủ “Ta”, không có nhiều bài thậm chí không có đến nửa bài, một tấm ảnh đề cao cái ông bạn lớn đã để cho thông tin báo chí chính thống của họ chửi bới dân Việt Nam, hết gọi dân mình là đồ “vô ơn bạc nghĩa”, cần lấy máu để tế cờ tại Nam Sa. …đến gọi mình là những “con muỗi” gây phiền toái nhất trong những con muỗi ở Biển Nam Trung Hoa, đang định kéo con “Đại Bàng Mỹ” vào cuộc….và cần phải dậy cho con muỗi Việt Nam ngay một bài học thứ hai vv …và vv…
Cho nên cuộc chiêu đãi kỷ niệm 1-10 tại Sứ Quán Trung Quốc, không có Chủ tịch nước, không Thủ Tướng, không Chủ tịch Quốc Hội, cũng chẳng có Tổng Bí Thư đến dự… quả là một bước đi mạnh dạn đáng ghi nhận!

Bến Phù Dung

Đặng Văn Sinh
                          Bến Phù Dung

                                                                         Truyện ngắn
                  (Rút trong tập: Kẻ chiếm dụng thời gian của Thượng Đế)
Được tin ông Quỳnh ốm nặng tôi vội thu xếp công việc về thăm. Nghề của tôi là lái ca nô lai dắt xà lan, chỉ những dịp nghỉ phép hoặc tết nhất mới được ở nhà lâu, còn quanh năm rong ruổi trên khắp các dòng sông, đêm ngày làm bạn cùng mây trời sóng nước. Ông Quỳnh với nhà tôi thật ra chẳng dây mơ rễ má gì nhưng lại có ơn cứu tử. Cái ơn ấy đối với tôi, dù chết cũng không thể báo đáp được. Chuyện xẩy ra khi tôi mới mười một tuổi, hàng ngày thường cùng đám bạn choai choai, cởi truồng, quấn quần đùi lên đầu, cưỡi trâu bơi qua sông sang cồn Láng thả. Dạo ấy đã cuối mùa mưa nhưng nước sông vẫn còn đục ngầu, vỗ oàm oạp vào bờ. Chúng tôi bất chấp những lời răn dạy của người lớn, cứ cho trâu ra bến. Lũ trâu, hàng tháng trời bị buộc trong chuồng, toàn nhai rơm khô, xót ruột, nhìn thấy vạt cỏ xanh bên kia sông,mắt sáng lên, vươn cổ kêu ọ ọ đầy vẻ phấn khích rồi thủng thẳng bước xuống nước. Chưa đầy một khắc, đàn trâu lần lượt tấp lên bờ cát, riêng con Nghênh của nhà tôi, chẳng hiểu làm sao cứ trôi xuôi dòng, hết nhô lên nhô lên lại ngup xuống như là sắp chìm đến nơi. Hoảng quá, tôi kêu toáng lên nhưng có lẽ chẳng ai nghe thấy. Tôi thoáng nghĩ đến thằng Vọt chết đuối năm ngoái ở cống Ba Kèo. Phen này thì hết đời rồi. Vừa nghĩ được đến đấy nước đã xộc vào miệng. Tôi chới với quờ quạng chân tay nhưng không còn chỗ nào bấu víu. Con trâu có lẽ dã bị vực xoáy cuốn đi...

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

"Nhóm lợi ích" không ủng hộ đổi mới!

“Nhóm lợi ích” không ủng hộ đổi mới!

Minh Giang
(Tamnhin.net) - Nguy cơ vòng xoáy lạm phát - đình trệ đã bắt đầu xuất hiện sau 5 năm lạm phát và lãi suất cao, sức khỏe nền kinh tế và doanh nghiệp bị suy giảm.

Một số chuyên gia kinh tế tham dự Hội thảo Kinh tế Việt Nam năm 2011, triển vọng năm 2012 và các giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển KT - XH 2011 - 2015  tại TP Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh tới thực tế này và cho rằng, phải chấp nhận trả giá để kéo lạm phát xuống một con số và ổn định vĩ mô.
Bên cạnh lạm phát bất ổn, chưa giảm và rất khó chống đỡ thì tốc độ tăng trưởng tiếp tục giảm và khó phục hồi. Khu vực kinh tế chủ đạo dự kiến lỗ lớn trong năm 2011. Cụ thể, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có thể lỗ gần 11.700 tỷ, Petrolimex 1.200 tỷ, Vinashin 3.092 tỷ... Những mất cân đối của nền kinh tế diễn biến phức tạp. Thâm hụt thương mại năm 2011 sẽ vào khoảng 12 tỷ USD, thâm hụt ngân sách khó có thể dưới 5%. Đáng chú ý là mức thu ngân sách luôn tăng, so với mức tổng nguồn thu ngân sách luôn đạt 28% GDP, có nghĩa, nguồn lực trong dân đã được thu hút mạnh mẽ phục vụ các khoản chi tiêu công kém hiệu quả.