Nhãn

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

Vậy là hết, Gadhafi!

Vậy là hết, Gadhafi!
11:00 | 29/08/2011
Xuân Thủy

Có lẽ từ rất lâu, Tiền Phong, một tờ báo “lề phải’” mới có bài viết chính xác và sâu sắc như bài “Vậy là hết, Gadhafi!”,  xin giới thiệu toàn văn để bạn đọc tham khảo và suy ngẫm...

TP - Cuối cùng, thủ đô Tripoli thất thủ. Cuối cùng, người dân Lybia biết vài phần về cuộc sống xa hoa của nhà lãnh đạo Moammar Gadhafi, người mà hơn 40 năm trước lật đổ chế độ quân chủ, tức vương triều của vua Idris I, để mở ra một chế độ mới dựa trên cái gọi là “dân chủ nhân dân trực tiếp”. Nhưng không vì thế mà Lybia bước vào một kỷ nguyên dân chủ.


Lỗ chỗ vết đạn trên tranh vẽ ông Moammar Gadhafi trên tường một tòa nhà ở Tripoli. Ảnh: AP
Nhà lãnh đạo Gadhafi dùng đủ mọi cách để xây đắp một “vương triều” mới, ở đó ông trở thành ông vua, dù trên danh nghĩa không có ngai vàng chính thức. Đại tá Gadhafi, như ông tự phong, ngồi trên ngai vàng ấy tới 42 năm trước khi làn sóng dân chủ, với sự hậu thuẫn đầy toan tính của phương Tây, cuốn phăng đế chế Gadhafi chỉ trong vài tháng.

"Trời vào thu, Việt Nam buồn lắm em ơi!"

“Trời vào thu, Việt Nam buồn lắm em ơi”

      Đoan Trang

Ngày đầu thu. Nắng vàng vọt. Lòng trống rỗng.
Hai năm trước, vào những ngày này, cũng vậy. Nắng chói chang, mây trời xanh ngăn ngắt, mà tôi chỉ thấy mệt mỏi và trống rỗng tận cùng. Lúc ấy, tôi mới thực hiểu tâm trạng của người viết câu thơ: “Tôi bước đi không thấy phố, không thấy nhà. Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ”.
Chưa bao giờ tôi cảm nhận điều ấy rõ như thế: Thành phố quê hương tôi, bây giờ không còn là của tôi nữa.
Thành phố quê hương tôi, nơi mà tôi thuộc từng mảnh tường cũ gạch tróc vữa bong, từng góc phố lộn xộn hàng quán, từng khung cửa sổ thời Pháp, từng mảng bóng cây xà cừ xanh sẫm mỗi mùa đông để rồi sang xuân bừng sáng trở lại… Thành phố mà tôi và những bạn bè “Tây An Nam” của tôi gắn bó và nâng niu đến mức không muốn tàn hại dù chỉ một chiếc lá, một viên gạch lát đường, vì chúng tôi luôn cảm nhận Hà Nội và Việt Nam giống như một cơ thể đã quá mong manh lại còn đang bị băm nát thêm.

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

Chính Lenin mới làm cho Liên Xô tan rã

Chính Lênin mới là người đã làm cho Liên Xô tan rã


Vũ Cao Đàm
image Đọc bài “Stalin là người đã làm cho Liên Xô tan rã” của Peter Rutland và Philip Pomper do Phạm Nguyên Trường dịch đăng trên Bauxite Việt Nam, tôi sực nhớ đến một cuốn sách rất thú vị, được xuất bản ngay sau ngày nổ ra cuộc Cách mạng Tháng Mười với tiêu đề “Mười ngày rung chuyển thế giới” của John Reed, một nhà nghiên cứu xã hội học người Mỹ, người đã có mặt trong những ngày bão táp của Cách mạng Tháng Mười. Cuốn sách được dịch ra tiếng Việt từ năm 1960 và được tái bản năm 1977.

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2011

Tâm tư của một anh "bộ đội Cụ Hồ"


Tâm tư của một anh "bộ đội Cụ Hồ"

Gần nhà tôi có một bác cựu chiến binh nay đã "ngoại bát thập tuần". Có lần bác bộc bạch: "Nghề của tôi là anh bộ đội Cụ Hồ"...Nhưng thực ra bác đã từng theo học"trường Tây" ở Hà Nội, kháng chiến bùng nỗ bác đi theo Cụ Hồ làm lính cho đến ngày về hưu với chức vụ đại tá.
Nếu chỉ có vậy thì tôi không nói ra đây làm gì, vì giờ có rất nhiều cấp tá về hưu như bác. Số là mấy tuần trước bác có gọi điện thoại cho tôi để giải bài một tâm trạng bức xúc mà qua điện thoại tôi nghe không được rõ lắm, chỉ hiểu đại khái là bác vừa được đi nghe phổ biến tình hình dành cho cán bộ hưu trí ở trong phường nơi cư trú... Hôm đó vị diễn giả là một cán bộ lãnh đạo cao cấp nhưng không hiểu sao lại nói "xanh rờn" rằng ông cha ta xưa kia đánh thắng giặc phương Bắc rồi đều trở lại quy phục, triều cống...nay chống họ làm gì... (?)...và những ai tham gia biểu tình này nọ đều là tiếp tay cho bọn Việt Tân ...(!).
Nghe vậy, tôi thấy "lạ lẫm" đã đành, nhưng vừa thương vừa cảm phục ông già đã ở tuổi "sắp về với các cụ" mà vẫn sắc sảo và đau đáu trước những vấn đề của đất nước hôm nay...
Chuyện bẳn đi cho đến hôm qua, bác sang tận nhà tôi khẩn khoản : "Cậu làm sao giúp tớ đưa cái này lên mạng...", rồi chìa ra 2 trang giấy đánh máy. Đó là lá thư mà bác nói đã viết cho vị diễn giả kia! Thấy tôi băn khoăn, bác bảo "Tớ đảm bảo những điều viết trong đó hoàn toàn đúng sự thật mà tớ đã ghi lại với kỹ năng của một thư ký cao cấp ...", và nói thêm: "Tớ muốn hỏi ý kiến từ công luận, cậu hiểu không?"...
Vậy là tôi đã bị "thuyết phục" không phải vì lời nói mà chính là tấm lòng nhiệt huyết của ông lão đang nhờ cậy chẳng qua vì không thành thạo internet!
Dưới đây là nguyên văn những gì ông viết trong 2 trang giấy đó.

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011

Hình ảnh người biểu tình bị bắt lên xe bus...

Hình ảnh bị bắt lên xe bus Hà Nội biểu tình lần thứ 11 ngày 21/8/2011

Published on Tháng Tám 21, 2011   ·   1 Comment   ·   1 209 views
Email
TTXVA biên tập
Tình nguyện lên xe bus



Tường thuật tại Hà Nội: Sáng chủ nhật 21/8/2011

Tường thuật tại Hà Nội, sáng 21-08-2011

Về tình hình “chấp hành” bản Thông báo không số không người ký, được cho là vi hiến, trái luật của UBND  Thành phố Hà Nội cấm biểu tình.

Một phản hồi của độc giả gửi lúc 1h43′ sáng 21-08-2011: “Bên DLB không thể gửi còm được, khẩn thiết thông báo anh em dù chỉ còn vài giờ:Tôi mới được anh bạn thân làm bên an ninh cho biết, sáng nay có một cuộc họp tuyệt mật do Thành ủy HN chủ trì. Các thành phần tham gia gồm Sở CA HN, Quân khu Thủ Đô (đại diện tăng thiết giáp và đặc nhiệm dù cùng dự), An ninh, Tuyên giáo, PCCC, 1 đại biểu Đảng ủy Sở Y tế HN. Có chủ trương đàn áp mạnh nếu cần thiết (khi chỉ thị trực tiếp từ BCT đến người có trách nhiệm của Hà Nội) nhưng tuyệt đối tránh gây thương vong.
Các công cụ cho phép dùng là dùi cui, hơi cay, vòi rồng, đạn cao su. Cuộc họp có nhắc rút kinh nghiệm vụ đạp mặt vì cho là không cần thiết, gây ảnh hưởng xấu. Có một xe tăng được đưa từ Ba Vì về ém trong khuôn viên Nhà khách Bộ QP số 1 Phạm Ngũ Lão (mang tính chất đe dọa). Lữ đoàn dù đặc nhiệm bảo vệ TW được quán triệt tình hình từ 1 tháng nay và được đặt trong tình trạng khẩn cấp.
Vội báo cho anh em chúng ta biết đề phòng. Đã dấn thân vì Tổ Quốc là chấp nhận thôi. Không tài nào chợp mắt nổi. Mong trời sáng mau để chúng ta bên nhau. Tổ Quốc Việt Nam anh hùng và bi thương không thể mất. Đả đảo Trung Cộng xâm lược!” Bổ sung, 7h5′, một độc giả khác phản hồi: “Anh Ba không nên đưa tin này lên, có khả năng công an mạng post tin này để làm nhụt chí người biểu tình. DLB còm dễ dàng.

Xã hội dân sự manh nha ở Việt nam...

Xã hội dân sự manh nha ở Việt Nam:
 Hành động nào?

Người quan sát

Câu chuyện ở Đại Liên
Vào trung tuần tháng 8 năm 2011, Đại Liên đã được đánh dấu là một sự kiện mang tính biểu tượng cho phong trào xã hội dân sự ngay trong lòng Trung Quốc. Thành phố này thuộc tỉnh Liêu Ninh – một khu vực Đông Bắc nằm sát Nội Mông Cổ, một khu tự trị đang tiềm ẩn những mầm mống bất mãn của người dân đối với chính quyền người Hán, chỉ xếp sau Tân Cương và Tây Tạng.
Vụ việc Nhà máy sản xuất paraxylene Phúc Giai ở Đại Liên gây ô nhiễm trầm trọng môi trường, đe dọa đến tính mạng của người dân sinh sống trong khu vực, xét ra chẳng phải là chuyện gì to tát, nếu nhìn lại “trận dịch” mà rất nhiều doanh nghiệp sản xuất hóa chất đã hoành hành từ nhiều năm nay trên khắp lãnh thổ Trung Hoa đại lục. Tuy vậy, kết quả từ cuộc biểu tình của người dân Đại Liên giờ đây lại gặt hái được một kết quả ít ai dám mong đợi: chính quyền thành phố này – cả chủ tịch thành phố lẫn bí thư thành ủy đều phải xuất hiện, đối thoại với người biểu tình, đồng thời cam kết với người dân là sẽ di dời nhà máy paraxylene Phúc Giai ra khỏi khu công nghiệp cảng Đại Liên.
Những người biểu tình đã làm gì mà khiến chính quyền phải nhượng bộ? Phải chăng tự thân nhà máy Phúc Giai đã nằm trong danh sách đen của chính quyền thành phố về ô nhiễm môi trường mà chính quyền đã dự kiến phải di dời càng sớm càng tốt (cũng như rất nhiều trường hợp gây ô nhiễm ở Việt Nam mà cũng đã được đưa vào danh sách “hứa di dời” với thời hạn vô định)? Nhưng những thông tin thu lượm được từ vỉa hè của đường phố Đại Ninh lại cho thấy suy luận trên là chẳng hề có cơ sở.

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2011

Giới thiệu tiểu thuyết "Hồ đồ"


  Bút pháp Phùng Văn Khai qua tiểu thuyết “Hồ đồ”

Đặng Văn Sinh





“Hồ đồ” là cuốn thứ hai sau “Hư thực” nằm trong bộ ba tiểu thuyết của Phùng Văn Khai, được NXB Văn học ấn hành, vừa ra mắt bạn đọc. Cũng như “Hư thực”, “Hồ đồ” vẫn trung thành với cách sử dụng hồi ức như là phương tiện chính, chuyển tải các dữ liệu hiện thực từ nhiều cấp độ khác nhau , hình thành một tầng chìm tư tưởng, quy chiếu  những giá trị thẩm mỹ, tái hiện những phần khuất lấp của lịch sử.
Về mặt đề tài, nguồn cảm hứng để tác giả hình thành “Hồ đồ” là hội chứng chất độc da cam mà quân đội Hoa Kỳ đã rải xuống các cánh rừng miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến những năm sáu mươi của thế kỷ XX, đến nay đã trở thành vấn đề nóng bỏng của thời đại, thức tỉnh lương tâm nhân loại. Bắt đầu là một nhóm người rồi dần dà hình thành cả một tổ chức với quy mô toàn cầu, những nạn nhân da cam thế hệ thứ nhất và thứ hai, cả người Việt lẫn người Mỹ, tiến hành một cách bền bỉ, nhẫn nại, thu thập chứng cứ khởi kiện chính phủ Hoa Kỳ và các công ty hóa chất đòi công lý.
Tinh thần cơ bản của cuốn tiểu thuyết giống như một bản cáo trạng, lên án những kẻ hồ đồ, gây ra bi kịch nhân sinh, được phát triển thông qua những dòng hồi ức khi sự kiện chất độc da cam đã lùi xa nửa thế kỷ. Tác giả không trực tiếp viết về hiện thực chiến tranh mà anh tìm đến cái bóng của nó, nghĩa là âm hưởng  của cuộc xung đột đẫm máu vẫn còn dai dẳng tồn tại trong ký ức con người. Chiến tranh kết thúc từ lâu nhưng với những người mang hội chứng da cam thì dường như không bao giờ bước ra khỏi nỗi ám ảnh chết chóc.

Tạp chí "Nhà văn" tháng 8 năm 2011


  Giới thiệu tạp chí Nhà văn số 08 năm 2011

     

Số 08.2011, Tạp chí Nhà văn giới thiệu chân dung nhà văn Lê Minh cùng những kỉ niệm thời kỳ cách mạng tháng Tám diễn ra với gia đình và người cha thân yêu của bà, nhà văn Nguyễn Công Hoan.  
Mục Thơ Tuyển có thơ về đất nước của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến. Cùng các bài thơ lục bát do trang lucbat.com tuyển chọn.
Nối tiếp chủ đề biển đảo, Tạp chí Nhà văn trân trọng giới thiệu tới bạn đọc tiểu thuyết Biển xanh màu lá (trích chương) của tác giả Nguyễn Xuân Thuỷ - một người đã từng là lính giữ đảo Trường Sa.
Mục Thơ mới giới thiệu thơ của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, Quang Hoài, Hữu Ước, Trịnh Công Lộc, Công Văn Dị, Vũ Bình Lục, Khuất Bình Nguyên, Tùng Bách.
Mục Văn mới có truyện ngắn của Nguyễn Quỳnh Trang, Văn Thành Lê, và tản văn Nguyễn Ngọc Tư.
Mục Nghiên cứu lý luận phê bình giới thiệu bài viết “Về tiểu thuyết gia Hoàng Quốc Hải” của tác giả Đặng Văn Sinh. Chuyên mục còn có các bài viết về cuốn "Châu thổ" của Nguyễn Quang Thiều; một số bài viết đánh giá của giới chuyên môn đối với tiểu thuyết "Đội gạo lên chùa" của nhà văn trường sức Nguyễn Xuân Khánh; bài viết "Về chủ nghĩa hiện thực kiểu Đôxtôiepxki".
Mục Văn học thế giới, dịch giả Lê Bá Thự đem đến cho bạn đọc truyện ngắn của nhà văn Tomasz Jastrun được mệnh danh là “nhà thơ nói thẳng”, là một trong những nhà văn đương đại Ba Lan viết khá nhiều về đề tài tình dục và tình yêu.
Tạp chí Nhà văn số 08.2011 tiếp tục đem đến sự phong phú và đa dạng cho bạn đọc bằng các chuyên mục khác như: Văn học với nhà trường, Văn & Đời, Nhiệt kế nghệ thuật, Rubik 2011, Đất nước trên đường đổi mới… Đặc biệt, trong chuyên mục Tư liệu, trích đăng "Văn chương lâm nguy" của Tzvetan Todorov như một tư liệu tham khảo quý đối với những người làm công tác nghiên cứu lý luận phê bình văn học, các nhà văn và nhà nghiên cứu văn hóa.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
                                                                                  TCNV



Biểu tình chống Trung Quốc 14/8/2011

NHỮNG HÌNH ẢNH ĐẸP CỦA CUỘC BIỂU TÌNH NGÀY 14.08.2011 (PHẦN 2)

CHÙM ẢNH CỦA NGUYỄN LÂN THẮNG GỬI TẶNG NGUYỄN XUÂN DIỆN-BLOG
.

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2011

Lá thư sáng chủ nhật

Lá thư sáng chủ nhật, thân gửi bạn Trần Bình Minh
       

 Phạm Toàn


Anh Trần Bình Minh thân mến,
Bây giờ là 3 giờ 46 phút Chủ nhật mồng 7 tháng 8 năm 2011, lẽ ra thư này tôi phải viết gửi anh từ hôm qua để bây giờ “văng mạng” cho sốt dẻo, nhưng bận quá, giờ mới gõ gõ thư này gửi anh … thư đề gửi anh đấy, nhưng lời đầu, xin anh cho tôi hỏi thăm sức khỏe bạn Trần Việt Hoàng của tôi – Trần Việt Hoàng, con trai đầu của ai chắc anh và chị biết rõ.

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011

Không ảo tưởng

Không ảo tưởng

                                                          Phạm Toàn


 Tội nghiệp giới nhân sĩ đến phút cuối cùng cứ vẫn còn ảo tưởng: ngoài Hà Nội phiên phúc thẩm tuyên y án nhằm “xức dầu thánh” cho cuộc xét xử sơ thẩm nhục nhã ngày 4 tháng 4, thì từ Sài Gòn vẫn còn có nhà trí thức gọi điện ra “đúng không… đúng không… Vũ trắng án chứ?... Có thế chứ!”.
Cù Huy Hà Vũ là người biết rõ phiên phúc thẩm có ý nghĩa gì với số phận dấn thân của riêng anh. Anh đã dặn vợ đăng lời cám ơn đồng bào từ trước khi phiên phúc thẩm diễn ra: tức là chẳng chờ đợi gì hết, nói ra cho hết đi, để đồng bào được cùng nhau thống nhất thêm về nhận thức. Nâng cao nhận thức về nguyên nhân cuộc đụng độ: tại sao người ta phải đàn áp Hà Vũ cho tới cùng? Câu trả lời trong thư cám ơn của Hà Vũ đã nói rõ: vì có 2 phe, một phe trùng trình cố tình không pháp chế hóa đất nước – và phe bên kia thì cứ thẳng thừng vạch hết tẩy của trò bịp tự do, dân chủ, công bằng, văn minh và đủ thứ hứa hẹn chết tiệt chỉ dẻo mỏ và không bao giờ thực thi trong đời sống.

Anh Ba Sàm tường thuật

Tường thuật 2

TƯỜNG THUẬT TRỰC TIẾP TỪ HÀ NỘI



                                              



Tường thuật trực tiếp:

TS Nguyễn Quang A đến từ 6h30, đến trước cổng tòa án nhưng không được vào.

7h18: Giao thông vẫn bình thường. Nhiều người dân đã lác đác tụ tập trước tòa án. Bên trong Tòa án đang tiến hành các thủ tục kiểm tra người ra vào qua cổng điện tử.

7h25: LS Nguyễn Thị Dương Hà, Chị Cù Xuân Bích, GS Huệ Chi tiến đến cổng Tòa án.
Chị Dương Hà cầm trên tay biển: Chồng tôi vô tội
Chị Cù Xuân Bích cầm trên tay biển: Anh tôi vô tội.

Người Buôn Gió bị công an mời vào cafe bên đường để cầm chân.

LS Nguyễn Thị Dương Hà đã vào bên trong tòa án.

Chị Cù Xuân Bích - em gái TS Cù Huy Hà Vũ không được vào trong tòa án. Hiện đang ngồi bên ngoài cùng Giáo sư Huệ Chi.