Nhãn

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

Trái tim chó


  
Mikhail Bulgacov

Trái tim chó

Bulgakov: Hành trình gian nan, thăng trầm và hướng về bất tử

Mikhail Bulgakov (15/5/1891 – 12/3/1940) là một trong những nhà văn lớn nhất và kì bí nhất của nước Nga, hành trình cuộc đời, hành trình văn chương của ông trên dưới trăm năm đầy gian nan thăng trầm nhưng hướng về bất tử. Mối quan tâm đối với sự nghiệp sáng tác của M. Bulgakov mỗi ngày một tăng ở Nga và ở nhiều nơi trên thế giới, hầu hết tác phẩm của ông được in, tái bản, dịch, dựng phim... Xuất hiện ngày càng nhiều những công trình nghiên cứu "Bulgakov học". Ông là một trong số rất ít nhà văn được làm "Bách khoa toàn thư"; và đặc biệt, Bulgakov có lẽ là một trong những nhà văn có tác phẩm được đưa lên và được đọc nhiều nhất trên mạng Internet.

Mikhail Bulgakov (15/5/1891 – 12/3/1940)
Mikhail Bulgakov sinh ra, lớn lên và học hành tại thành phố Kiev, nên đến nay vẫn còn những tranh luận ông là nhà văn Nga hay Ucraina? Năm 1916, tốt nghiệp xuất sắc chuyên ngành Y khoa, ông tham gia Thế chiến I với tư cách bác sĩ. Từ tháng 9 năm 1921 đến cuối đời, M. Bulgakov sống và làm việc tại Moskva.
M. Bulgakov có thiên hướng văn học rất sớm - chín tuổi ông đọc Những linh hồn chết, rất thích văn trào phúng của N. Gogol, Saltưkov - Sedrin. Ông bắt đầu viết văn khi còn đang đi học. Những năm nội chiến ông đã có một số vở kịch được diễn tại mặt trận, làm báo, viết nhiều tiểu phẩm và truyện ngắn. Đầu năm 1925, phần thứ nhất tiểu thuyết Bạch vệ của ông ra mắt bạn đọc và được dư luận đánh giá cao, được chuyển thể thành kịch nói Những ngày của anh em Turbin và trình diễn thành công lớn tại Nhà hát Nghệ thuật Moskva.
Cũng trong năm 1925, M. Bulgakov in các thiên truyện vừa Ổ quỉ, Những quả trứng định mệnh và viết Trái tim chó. Ông lần lượt cho ra đời các kịch bản: Căn hộ của Dôia (1927), Chạy trốn (1928), Molier (1929) v.v... M. Bulgakov trở thành kịch tác gia Nga lớn nhất kể từ Sekhov. Nhưng vào thời đó xung quanh các tác phẩm của ông diễn ra những cuộc tranh luận quyết liệt. M. Gorki, V. Veresaiev, K. Stanislavxki… đánh giá cao M. Bulgakov, nhưng những người phủ nhận ông nhiều hơn và quyết liệt hơn.
Theo lời nhà văn, trong một thời gian ngắn trên báo chí đã xuất hiện 298 bài phê bình thù địch tác phẩm của ông, buộc tội ông đứng về phía Bạch vệ bôi nhọ cách mạng. Từ năm 1929, sau ý kiến Stalin cho rằng Chạy trốn là một hiện tượng chống Xô Viết, hầu hết các vở kịch của M. Bulgakov bị cấm diễn. Sách của ông không được in, người quen lánh dần, tiền hết, không có việc làm, muốn xin làm người gác cổng cũng chẳng ai dám nhận. Trong cảnh cùng quẫn đó, ngày 28 tháng 3 năm 1930, M. Bulgakov gửi cho Chính phủ Xô Viết một lá thư: "... Tôi xin Chính phủ Liên Xô lưu ý rằng tôi không phải là một nhà hoạt động chính trị, mà là một nhà văn, toàn bộ sản phẩm của tôi, tôi đã trao cho sân khấu Xô Viết (...) Tôi xin lưu ý rằng, không được viết đối với tôi có nghĩa là bị chôn sống (...) Nếu những gì tôi viết không đủ sức thuyết phục và tôi buộc phải chung thân im lặng ở Liên Xô, tôi đề nghị Chính phủ Xô Viết cho tôi việc làm theo nghề nghiệp ở nhà hát với tư cách đạo diễn (...) Nếu không được làm đạo diễn, tôi xin làm diễn viên đóng vai phụ. Nếu làm diễn viên phụ cũng không được, tôi xin làm công nhân sân khấu..."
Hai mươi ngày sau, 18 tháng 4 năm 1930, tức là bốn ngày sau khi thiên tài V. Maiakovski bắn vào đầu tự tử để lại bài thơ tuyệt mệnh và bức chúc thư Gửi đồng chí Chính phủ, Stalin đích thân gọi điện cho M. Bulgakov. Tổng bí thư trung ương Đảng hứa giúp đỡ nhà văn, hẹn sẽ trực tiếp gặp nói chuyện với ông. Khẩu súng lục đã chuẩn bị sẵn trong ngăn kéo, M. Bulgakov đem vứt xuống hồ ở công viên Novodevitre. Mấy ngày sau ông được nhận vào làm đạo diễn ở Nhà hát Nghệ thuật Moskva.
Quan hệ của Stalin với những nhà văn Xô Viết thời đó là một đề tài thú vị. Stalin rất quan tâm đến những sáng tác của M. Bulgakov. Theo tài liệu lưu trữ của Nhà hát Nghệ thuật Moskva, Stalin đã xem Những ngày của anh em Turbin 15 lần, xem duyệt Căn hộ của Dôia không ít hơn 8 lần. Stalin đánh giá Những ngày của anh em Turbin đã chứng minh sự phá sản của phong trào Bạch vệ, còn về vở Chạy trốn thì gợi ý nó có thể được diễn nếu tác giả viết thêm một vài cảnh để làm rõ nguyên nhân thất bại của phe Bạch vệ. Nhưng nhà văn giữ nguyên lập trường nghệ thuật của mình, và Chạy trốn sau ba chục năm mới bắt đầu được dựng, được in thành sách, được quay phim...
M. Bulgakov chờ đợi và đặt nhiều hi vọng vào cuộc gặp gỡ với Stalin, nhưng nó đã không bao giờ diễn ra. Ngày 30 tháng 5 năm 1931, M. Bulgakov viết tiếp một bức thư đề gửi Tổng bí thư trung ương Đảng Stalin. Thư viết: "Tôi xin thông báo rằng, sau một năm rưỡi im lặng, trong tôi có những dự định mới lại bùng lên với một sức mạnh không thể kìm nổi, những dự định đó rộng lớn và mãnh liệt, tôi xin Chính phủ tạo điều kiện cho tôi thực hiện chúng (...) Tôi có những dự định, nhưng không có sức lực, không có những điều kiện cần thiết để làm việc".
Nhà văn tự gọi mình là "Con sói văn học duy nhất trên văn đàn Nga" (...) "Người ta khuyên tôi nên nhuộm lông đi. Một lời khuyên vô nghĩa. Sói dù có nhuộm, có cắt lông đi thì nó vẫn không thể nào giống với chó cảnh nuôi nhà được".
"Người ta đối xử với tôi như đối với một con sói. Và đã nhiều năm nay người ta săn đuổi tôi như săn đuổi một con thú bị bắt nhốt vào trong khoảng sân rào kín theo các nguyên tắc của một cuộc đầu độc văn học.
Tôi không căm giận, nhưng tôi rất mệt, và cuối năm 1929 thì tôi gục. Bởi vì con thú cũng có thể mệt lắm chứ.
Con thú đã tuyên bố rằng nó không phải là sói nữa, không phải là nhà văn nữa. Từ bỏ nghề nghiệp của mình. Im lặng. Điều đó, xin nói thẳng ra, là hèn nhát.
Không có một nhà văn nào lại có thể im lặng được. Nếu anh ta im lặng, thì có nghĩa đó không phải là nhà văn chân chính.
Còn nếu nhà văn chân chính mà im lặng thì anh ta sẽ chết”.

Bìa cuốn sách Nghệ Nhân và Margarita (bản tiếng Việt )
Những lời trên của M. Bulgakov nói lên cốt lõi quan niệm của ông về thiên chức của nhà văn. Điều sau này ông đã thể hiện đầy đủ và trọn vẹn qua hình tượng Nghệ Nhân trong cuốn tiểu thuyết lớn nhất của mình. Cho đến cuối đời M. Bulgakov đã làm trọn thiên chức đó: ông không im lặng, ông sáng tác. Mặc dù từ cuối những năm 1920 cho đến khi ông mất, và thêm cả gần một phần tư thế kỉ tiếp theo, ông không được in một dòng nào, hàng loạt tác phẩm của ông vẫn lần lượt ra đời: các vở kịch Adam và Eva, Đảo thắm, Niềm hoan lạc, Những ngày cuối cùng (Puskin), kịch bản chuyển thể Những linh hồn chết, Chiến tranh và hòa bình, v.v... Tổng số ông viết đến mười bốn vở kịch; văn xuôi có Molier (truyện danh nhân), Tiểu thuyết sân khấu (Những ghi chép của người quá cố), và tác phẩm bất hủ Nghệ Nhân và Margarita.
Và từ năm 1962 bắt đầu sự "lớn tiếng" của M. Bulgakov. Trong vòng chừng dăm năm, với một số (chưa phải là tất cả!) tác phẩm được công bố, M. Bulgakov đã trở thành "hiện tượng" trong độc giả Xô Viết và vượt ra biên giới ngoài nước. Tuy nhiên, giới phê bình chính thống, các giáo sư vẫn chưa đánh giá cao ông. Phải đến thời "Cải tổ" cuối thập kỉ 1980, Bulgakov mới thực sự hiện diện hết tầm cỡ của mình. Tất cả những gì ông viết ra đều được in đi in lại, nhiều tác phẩm được dịch ra tiếng nước ngoài, đưa lên sân khấu.
Đặc biệt, tác phẩm của ông có một sức hút ma quái đối với các nhà làm phim - hầu hết những tiểu thuyết, truyện vừa của ông đã được đưa lên màn bạc. Xuất hiện vô vàn các công trình nghiên cứu, các sách chuyên luận về sự nghiệp sáng tác của ông. Những nhà văn lớn của thế kỉ, từ Tr. Aitmatov đến Gabriel Marquez, đánh giá cao M. Bulgakov và thừa nhận ảnh hưởng lớn lao của ông đối với nhiều nhà văn trên thế giới.
Ông mất lúc 16 giờ 39 phút ngày 10 tháng Ba năm 1940 vì bệnh xơ cứng thận, chưa qua nổi tuổi 49.

Đoàn Tử Huyến
Trái tim chó
 
Chương 1

Ư-ư-ư-ư-ư-hư-hư-hư-ư!
Ôi khốn nạn thân tôi, tôi chết mất đây! Dưới vòm cổng, bão tuyết đang gào rít bản nhạc tống  biệt tôi, và tôi cũng tru lên cùng với gió tuyết.
Đời tôi thế là hết, thế là hết  thậtrồi. Một thằng súc sinh đội mũ không vành cáu bẩn, cái lão  đầu bếp ở nhà ăn bình dân của các nhân viên thuộc Hội đồng Kinh tế Quốc dân Trung ương ấy, đã hất nước sôi làm bỏng cả một bên  sườn trái của tôi. Cái đồ đểu giả đến vậy, mà lại còn là vô sản nữa  chứ!Trời đất ơi, đức Chúa của tôi ơi, đau quá! Nước sôi bỏng thấu tận xương. Bây giờ tôi chỉ biết tru lên, nhưng tiếng tru nào phỏng giúp được gì.
Tôi đã làm gì động đến hắn? Chẳng lẽ nếu để tôi đào bới trong đống thức ăn thải thì cái Hội đồng Kinh tế Quốc dân kia sẽ khánh kiệt đi sao? Đồ súc sinh bần tiện! Có khi nào đó các người  thử nhìn cái mặt của hắn xem
- chiều ngang rộng hơn chiều dọc!
Mộtthằng ăn cắp mặt dầy. Ôi, bàn dân thiên hạ ôi! Giữa trưa, hắn  dộicho tôi một gầu nước sôi, còn bây giờ trời đã nhập nhoạng tối,  cứ ướctheo mùi hành phi bay ra từ khu nhà ở của đội cứu hoả phố Pretnstenka(*) thì chắc đã khoảng bốn giờ chiều rồi. Như các ngườibiết đấy, bữa tối lính cứu hoả thường ăn cháo. Đấy là một  món mạt hạng. cũng giống như nấm ấy. Thế nhưng mấy thằng chó đúc quen trên phố Pretristenka lại kể rằng, dường như ở nhà hàng "Bar" trên đại lộ Neglinnưi người ta thường chén món nấm dầm  nướcsốt cay giá ba rúp bảy mươi lăm kôpếch một suất. Tuy nhiên đó làchuyện khẩu vị từng người, nó cũng chẳng khác gì việc liếm giày cao su vậy...

Ư- ư- ư- ư- ư...
Hông đau không chịu nổi, và tôi đã thấy rõ mồn một cái viễn cảnh của tôi: ngày mai sẽ bắt đầu những vết loét, và thử hỏi lúc đó tôi lấy gì để chữa chạy? Mùa hè thì còn có thể dông tuốt lên công  viên Sokoniki, ở đấy có một loại cỏ đặc biệt làm thuốc hết sẩy; ngoài ra đến đó còn được chén  đẫy không mất tiền các mẩu  lạp xườngthừa, tha hồ liếm láp những tờ giấy gói đẫm mỡ mà quý vị  công dân vứt tứ tung khắp nơi. Và nếu như không gặp phải một mụ già cáu bẳn nào đó hát trong dàn đồng ca dưới trăng
- "Ôi Aiđa yêu dấu"(*)
- đến rụng tim, thì cuộc đời thật sự hết ý. Còn bây giờ  tôi biết đi đâu? Người ta có thường phết giày vào đít các người không? Có chứ. Các người đã được nếm món gạch chọi vào sườn  chưa? Từng xơi đủ. Tôi đã trải qua tất cả, tôi nhẫn nhục cam chịu  cáisố kiếp của mình. Nếu bây giờ tôi khóc rên thì cũng chỉ là bởi thân xác của tôi lạnh cóng và đau đớn, vì linh hồn tôi hãy còn chưa tắt... Linh hồn loài chó vốn sống dai.
Nhưng thân thể tôi thì đã bị tàn giập, xơ xác, cái giống người hành hạ giày vò nó kể cũng gớm ghê. Nhưng khủng khiếp nhất là  từkhi cái lão kia hắt nước sôi làm tôi bỏng chín đến tận chân lông, bên sườn trái của tôi thế là không còn gì bảo vệ nữa. Tôi có thể rất  dễdàng bị viêm phổi; mà một khi đã viêm phổi thì, kính thưa các quý công dân, tôi sẽ chết đói nhăn răng. Bởi vì bị viêm phổi rồi thì phải nằm dưới cầu thang ở lối cổng chính, nhưng nếu thế hỏi ai sẽ  thay tôi, một con chó đực độc thân nằm bẹp một chỗ, chạy đi bới  cácthùng rác để kiếm miếng ăn? Sưng phổi rồi, tôi sẽ phải bò lê bò lết,sẽ kiệt sức, và bất kỳ một tay chuyên viên thu dung nào cũng  cóthể dùng gậy đập tôi đến chết. Còn bọn quét sân mang những  tấmbiển trên áo đồng phục sẽ túm lấy chân tôi mà quẳng lên xe ngựa chở rác. Trong toàn bộ thế giới vô sản thì bọt người quét sân  làloại khốn nạn nhất. Các phế vật của con người ấy là thuộc giống  hạđẳng tột cùng. Dân đầu bếp thì còn có ba bảy loại. Chẳng hạn, như ông Vlas vừa quá cố ở phố Pretristenka. Ông ta đã cứu bao nhiêu là mạng chó. Bởi vì, cái quan trọng hàng đầu khi ốm đau là  kiếmđược miếng ăn khơ khớ. Vậy mà, như các lão chó già kể lại,  nhiềukhi ông Vlas ném cho chúng những miếng xương, mà dính trên miếng xương đó có đến hàng nửa lạng thịt. Cầu mong cho ]inh hồn ông cụ được yên nghỉ. Ông cụ mới thật là một nhân cách chân chính, một đầu bếp quý tộc của các bá tước Tolstoi, chứ đâu phải  của Hộiđồng ăn uống bình dân. Mà không biết người ta làm cái gì ở trong ngành ăn uống bình dân ấy, cái đầu óc chó này thật chẳng làm sao hiểu nổi? Bởi vì họ, cái bọn người đểu cáng đó, chuyên nấu  xúp bằng thịt ngựa muối thối, còn những kẻ được phục vụ tội nghiệp kiathì không hề biết gì cả. Cứ kéo đàn, kéo lũ đến húp sạch, ngốn láo!
Có cô nhân viên đánh máy nọ nhận lương bậc chín, bốn mươi  lăm rúp một tháng, tuy thực ra cô ta còn được người tình bao cho  đôi tất dài dệt kim. Nhưng vì cái món dệt kim này mà cô ta phải chịu đựng bao nhiêu là sự khinh nhục. Cái gã người tình cứ bắt cô ta phải làm tình theo kiểu Pháp chứ không phải bằng một cách bình thường nào khác. Tôi xin nói riêng giữa chúng ta với nhau, bọn Pháp là một lũ chó chết. Mặc dù họ ngốn toàn những thứ  sang, bữanào cũng nốc rượu vang đỏ. Thế đấy... cô đánh máy nọ  hàngngày chạy đến nhà ăn này, bởi vì với bốn mươi lăm rúp thì không thể vào nhà hàng "Bao" được. Thậm chí đi xem xiên cô ta cũng không đủ tiền, mà đối với đàn bà thì xinê là thứ giải trí duy nhất trong cuộc đời. Run rẩy, nhăn nhó, nhưng vẫn phải nuốt...
Thử nghĩ mà xem: bốn chục xu hai món, mà thực ra cả hai món  nàychưa đáng giá mười lăm xu, vì hai mươi lăm xu còn lại đã bị  lãotrưởng phòng quản trị ăn bớt mất rồi. Mà chẳng lẽ cô ta lại cần  mộtbữa ăn như vậy? Hai lá phổi của cô ta đã có vấn đề rồi còn căn  bệnhphụ khoa kiểu Pháp, mà ở cơ quan thì bị trừ lương, vào nhà ăn thì bị người ta thí cho thịt thối. Cô ta kia, đấy cô ta kia kìa... Đang chạy ra cổng, đi đôi bít tất dài của người tình cho. Chân lạnh cóng; gió thổi lọt vào bụng, vì áo len trên người cô ta cũng chẳng  khác gì lông trên người tôi, còn quần thì mỏng tanh; chỉ là một  vòngđăng ten? Phải xé tươm ra cho người tình. Nếu cô ta mặc vải phlanen, cứ thử xem, gã sẽ gào toáng lên: Sao cô thô thiển thế! Mỗ  đãchán ngấy cái cô ả Mat rena của mỗ rồi, mỗ đã chịu bao nhiêu  khốnkhổ với cái quần vải phlanen, bây giờ đến thời đại của mỗ.  Bây giờ mỗ là chủ tịch, cóp được bao nhiêu mỗ xài hết cho món đàn  bà,thịt tôm càng và rượu Abrau Durso(*) Bởi vì thời trẻ mỗ đã  phải nếm quá nhiều những đói khát, với mỗ thế là đủ, mà cuộc  sống ở thế giới bên kia thì không tồn tại.
Tôi thật cám cảnh cô ta, ôi thật cám cảnh! Nhưng tôi còn cám cảnh bản thân mình hơn. Không phải vì ích kỷ mà tôi nói như vậy, ồ không đâu, mà vì hoàn cảnh giữa tôi và cô ta thật sự không như nhau. Cô ta ít ra còn được ấm áp khi về nhà, còn tôi, còn tôi... Tôi biết đi đâu? Bị đánh đập, bị dội bỏng, bị hắt hủi, tôi còn biết đi đâu?
ư-ư-ư-ư-ư?
- Chúc, chúc, chúc! Sarik, à Sarik! Gì mà mày rên rỉ thế, hở con chó tội nghiệp? Ai đánh mày hả? Ôi,...
Con mụ phù thuỷ bão tuyết khô, xô quật cánh cổng ầm ầm,  cưỡi chổi tông thẳng vào tai cô gái, hất ngược váy cô ta lên quá đầu  gối:để lộ ra đôi bít tất mầu kem sữa và một dải hẹp của chiếc  quần lót bằng đăng ten giặt không sạch, bóp nghẹn lời nói cửa cô  ta, phủ tuyết lên người chó.
- Trời đất ôi... Thật là thời với tiết thế  này... Ôi Bụng đau  quá!Đây là do thịt ngựa thối, cái món xúp ngựa thối? Biết đến bao  giờ thì hết những cảnh này hở trời?!
Chúi đầu xuống, cô gái xông vào chịu trận cùng bão tuyết,  tiến ra phía cổng ; ở ngoài phố gió bắt đầu quay tròn, xô nghiêng  ngả, rồi vây cô ta trong một cột tuyết mù mịt; và cô gái biến mất.
Còn con chó thì nằm  dài dưới vòm cổng, đau đớn rên rỉ với  bên sườn bị bỏng, nép mình vào sát bức tường lạnh giá, thở dốc lên  và thầm chắc rằng sẽ không rời nơi này đi đâu nữa, sẽ chết bỏ xác tại đây, dưới cái vòm cổng này. Sự tuyệt vọng làm nó gục hẳn. Trong lòng nó đau đớn và cay đắng cùng cực cô đơn và kinh hoàng đến nỗi những giọt nước mắt chó nhỏ tí như những chiếc mụn cơm ứa ra trên tròng mắt rồi lập tức khô ngay. Lông bên sườn trái bết lại thành từng búi đông cứng, và ở giữa chúng là những mảng da bỏng đỏ bầm đáng sợ. Cái bọn đầu bếp mới vô nghĩa, mới
ngu độn và tàn ác làm sao? Còn cô ta gọi nó là "Sarik"... Tại sao lại “Sarik” được? Sarik(*) thì phải tròn trĩnh, béo tốt, đần độn, ăn cháo kiều mạch, dòng giống quý tộc; còn nói chỉ là một con chó vô chủ, xơ  xác, gầycòm, bẩn thỉu.
Nhưng mà thôi, dẫu sao cũng cảm ơn cô nương vì những lời tốt đẹp!
Cánh cửa của một cửa hàng mua bán ánh điện sáng rực  rỡ ở  phía bên kia đường bật mở, và từ trong đó bước ra một quý ông.  Chính là quý ông chứ không phải đồng chí, và nếu nói một cách chính xác nhất - là quý ngài. Càng đến gần càng thấy rõ đúng là quý ngài. Các người nghĩ rằng đó là tôi đoán qua áo bành tô chứ gì? Vớ vẩn. Bành tô thì bây giờ rất nhiều người vô sản cũng mặc.  Thật ra, cổ áo có khác nhau, điều đó chẳng cần phải nói, nhưng dù  sao đứng xa vẫn có thể nhầm. Còn qua cặp mắt thì dù gần, dù xa  cũngkhông thể nào nhầm lẫn được: ôi, con mắt là vật rất có giá  trị. Nó giống như một chiếc gương, một máy đo độ, qua đó có thể  thấy ai là người tâm hồn cao cả, ai là người vô căn vô cớ có thể thọc  mũi giày vào mạng sườn, còn ai là kẻ thấy người nào cũng sợ.  Chính cái loài đầy tớ hèn nhát đó
 tôi thường thích đớp cho một phát vào bắp chân. Đã sợ thì cho chết. Một khi đã sợ thì dáng lắm...
gâ - gâ - gâ..
gâ u - gâ u...
Quý ngài nọ tự tin đi qua mặt đường ngập trong bão tuyết và tiến vào cổng. Đúng, đúng, trông dáng  quý ngài này có thể thấy  được tất cả. Quý ngài đây thì sẽ không bao giờ chén thịt ngựa thối; còn nếu ở đâu đó người ta mang thịt thối đến cho quý ngài, thì quý ngài sẽ quát tháo ầm ĩ, sẽ viết lên báo: người ta dám cho tôi, Philip Philippôvich, ăn thịt thối!
Quý ngài mỗi lúc một đến gần, đến gần hơn. Ông này luôn  luôn được ăn uống đầy đủ và chẳng bao giờ ăn cắp. Ông này không thượng cẳng chân hạ cẳng tay với ai, nhưng tự mình cũng đếch sợ  ai cả, và đếch sợ là vì bao giờ cũng no đủ. Ông này là một quý ngài lao động trí óc, với bộ râu nhọn kiểu Pháp, hàng ria bạc trắng,  mềm mại và ngang tàng như ria của những hiệp sĩ Pháp, nhưng từ người quý ngài toả ra trong gió tuyết một thứ mùi kinh tởm
-mùi bệnh viện. Và mùi thuốc lá nữa.
Thử hỏi ma quỷ nào lôi quý ngài vào cái hợp tác xã mua bán ấy của Hội đồng Kinh tế Trung ương? Nó ở kia... Quý ngài tìm cái  gì ở đó?
Ư- ư- ư- ư... Quý ngài có thể mua gì trong cái cửa hàng tẹp nhẹp kia, chẳng lẽ phố Okhotnưi Riad(*) đối với quý ngài còn chưa đủ sao? Cái gì kia nhỉ? Giò- ó- ó? Thưa quý ngài, nếu như quý ngài được thấy gió này người ta làm bằng gì, thì chắc quý ngài đã không đến gần cái cửa hàng kia. Hãy để nó lại cho tôi đi?
Con chó dồn hết chút sức lực còn lại, và trong cơn mất trí nó  bò từ vòm cổng ra mặt hè. Bão tuyết gào như súng quét trên đầu,  giật ngược những hàng chữ cái đồ sộ của tấm biểu ngữ bằng vải  “Có thể làm con người trẻ lại được không?"(*) Hiển nhiên là có thể. Mùi thơm của thức ăn đã làm cho tôi  trẻ lại,nâng tôi đứng lên, những luồng sóng nóng bỏng chảy đầy  cái dạ dày của tôi đã hai ngày đêm trống rỗng, nó đánh bạt cả mùi bệnh viện!
- ôi cái mùi thiên đường của giò băm với tỏi và ớt! Tôi  cảmthấy, tôi biết rõ - quý ngài mang giò trong túi bên phải của  chiếc áo choàng lông. Quý ngài ở ngay phía trên tôi. Ôi, ông chủ  của con. Hãy nhìn con một tí. Con đang chết mất đây. Ôi, cái linh hồn nô lệ của chúng tôi, ôi cái số phận đểu giả của chúng tôi!
Con chó trườn lê bụng như rắn, nước mắt đầm đìa. Hãy nhìn xem công tích của lão đầu bếp đây? Tuy nhiên quý ngài chẳng bao giờ chịu cho đâu. Ôi, tôi đã quá biết những người giàu có rồi! Nhưng thực ra mà nói - quý ngài cần nó để làm gì? Cái thứ thịt  ngựa thối ấy thì quý ngài dùng làm gì? Không ở đâu ngoài cửa hàng nông nghệ phẩm Moskva(*) quý ngài có thể kiếm được cái bả  độc ấy đâu. Mà quý ngài thì hôm nay đã ăn sáng rồi, quý ngài là một nhân vật có tên tuổi thế giới nhờ những tuyến sinh dục đực.
Ư-ư-ư-ư... Cái gì đang diễn ra trên đời thế này? Chết bây giờ thì hẳn còn sớm quá, tuyệt vọng là một tội lỗi thật sự. Phải liếm tay  quýngài thôi, ngoài ra không còn cách nào khác.
Quý ngài bí ẩn cúi xuống bên con chó, cặp kính gọng vàng  lấplánh, rồi rút từ túi phải ra một gói giấy trắng dài. Không bỏ bít  tất tay, quý ngài cởi tờ giấy gói ra - nó lập tức bị gió cuốn lấy - bẻ  một mẩu giò có cái tên là "Giò Cracov đặc biệt". Và ném mẩu  giò đó cho con chó. Ô, một tấm lòng hào hiệp?
Ư-ư-ư!
- Chi - iu - chi - iu, - quý ngài huýt gió và nói thêm bằng  giọngnghiêm khắc:
- ăn đi! Sarik, Sarik!
Lại Sarik. Người ta đã đặt tên cho rồi đấy. Mà quý ngài  muốn gọithế nào cũng được, vì cái cử chỉ đặc biệt khác thường củaquý ngài.
Con chó lập tức xé lớp giấy bóng bọc ngoài, vừa nấc vừa ngoạm vàokhúc giò Cracov và ngốn chửng nó trong chớp nhoáng.
Miếng giò lẫn tuyết mắc nghẹn lại nơi cổ họng làm chảy nước mắt, vì quá tham ăn nên nó suýt nuốt luôn cả sợi dây buộc.
Nữa.
Con  xin hôn gấu quần của ngài nữa, con còn xin liếm tay ngài nữa, hỡi  ân nhân của con!
- Bây giờ chừng ấy  hẵng... - quý ngài nói ngắt  quãng từng tiếng một như thể hô khẩu hiệu, cúi xuống bên Sarik, tò mò nhìn  vào mắt nó, rồi đột ngột đưa bàn tay đi găng âu yếm và thân mật  vuốt dọc bụng chó.
- A - ha, - quý ngài thốt lên đầy ngụ ý, - không có vòng cổ,  như vậylà rất tốt, ta đang cần đúng nhà ngươi đây. Đi theo ta.
-Quý ngài bật ngón tay.
- Chiu-chiu!
Đi theo quý ngài ư? Dù cho đến tận cùng trời cuối đất! Hãy  cứ đá con bằng đôi ủng phớt của quý ngài đi, con sẽ chẳng hé răng kêu ca lấy một lời nào đâu.
Đèn sáng rực  rỡ khắp phố Prétristenka. Bên sườn đau khủng khiếp, nhưng Sarik thỉnh thoảng lại quên nó đi, bị cuốn hút bởi  một ý nghĩ làm sao để giữa phố đông người không lạc mất cái hình bóng thần thánh trong chiếc áo choàng lông và bằng cách nào có  thể bày tỏ lòng yêu kính và trung thành với quý ngài. Và nó đã  bày tỏ được điều đó bảy lần trên suốt quãng đường từ Pretristenka  đến ngõ Obukhov. Hôn vào ủng; ở Ngõ Chết, trong khi rẽ đường,  bằng tiếng sủa điên dại đã làm cho một bà hoảng sợ đến ngã ngồi  xuống ghế đá; hai lần tru lên để duy trì lòng thương hại đối với  mình.
Một con mèo hoang chết tiệt nào đó, làm bộ như thuộc giống  Sibin, từ phía sau ống dẫn nước chui ra, và bất chấp bão tuyết vẫn đánh hơi được mùi giò Cracov. Sarik thấy trời đất như tối sầm lại  khi thoáng nghĩ, biết đâu quý ngài kỳ quặc giàu có đi lượm những con chó bị thương dưới các vòm cổng này lại nhặt luôn cả cái đồ chuyên ăn cắp kia đi theo mình, và như vậy có nghĩa là phải chia bớt cho con mèo chết tiệt món hời của cửa hàng nông nghệ Moskva. Nghĩ vậy chó ta mới đánh dập hai hàm răng vào nhau dữ tợn đến nỗi con mèo rít lên như tiếng phì của ống dẫn khí bị thủng  và theo cột máng lao vọt lên tận tầng hai.
Gừ-ư-ừ-gâu? Cút! Cả cửa hàng nông nghệ Moskva cũng không đủ cho những loại bẩn thỉu lang thang trên phố Pretristenka như mày đâu!
Quý ngài đã đánh giá sự trung thành đó và khi đến cạnh  khu nhà của đội cứu hoả, ngay dưới cửa sổ nơi từ phía trong phát ra tiếng kèn eo êm tai, lại thưởng thêm cho chó mẩu giò thứ hai,  lần này nhỏ hơn, chừng một phần tư lạng.
Ấy sự việc hoá ra thật ngược đời. Quý ngài lại đi lấy lòng mình! Xin quý ngài đừng lo! Con sẽ chẳng chạy đi đâu. Con sẽ  theo quý ngài, dù cho quý ngài có ra lệnh đi tới chốn nào.
- Chiu-chiu? Đi đường này.
Đến Obukhov ạ? Xin vâng! Cái ngõ này thì chúng con biết  rất rõ.
- Chiu-chiu!
Đi đường này ạ? Sẵn  sà... Ô, không đâu, xin phép ngài! Không thể ạ. ở đây có lão gác cửa. Mà trên đời này hông có gì tồi tệ  hơn bọn người gác cửa.
Nguy hiểm hơn lũ quét sân gấp nhiều lần.
Mộtgiống đáng ghét tuyệt đối. Tồi tệ hơn cả giống mèo. Quân đồ  tể mặc chế phục thêu kim tuyến.
- Kìa, ngươi đừng sợ, đi nào.
- Xin chào ông Philip Philippovich.
- Chào ông Pheđor.
Đây mới là một con người chứ! Lạy chúa! Người đã xui khiến  cho ta được gặp ai thế này, hỡi số phận loài chó của ta! Phải là một  nhân vật tầm cỡ nào mới có thể mang chó hoang ngoài phố vào nhà củaCông ty nhà ở ngay trước mũi người gác cửa chứ? Các  ngườihãy trông kìa - cái lão đểu cáng kia cứ im thin thít, không dám ho he gì! Thực ra, trong mắt lão ta có vẻ ảm đạm, nhưng nói chung mặt lão khá thản nhiên dưới vành mũ thêu kim tuyến. Dườngnhư chuyện đưa chó hoang vào nhà là được phép ấy. Lão ta tỏ vẻ tôn kính làm sao, các ngài ơi, mới tôn kính làm sao! Thế đấy, còn tôi, tôi đi cùng với quý ngài, tôi đi theo quý ngài. Sao, dám  chạm đến ta à? Bây giờ thì đừng có hòng. Giá như đớp được một  miếng vào cái ống chân vô sản chai sần kia. Để trả thù tất cả  những nhục mạ của bè lũ các người dành cho ta. Đã bao nhiêu lần  quậtchổi vào mõm ta, hả?
- Đi nào, đi nào!
Con hiểu, con hiểu rồi, xin quý ngài đừng lo lắng gì cả. Quý ngài đi đâu, chúng con đi đấy. Chỉ cần quý ngài chỉ đường, con sẽ không tụt lại đâu, mặc dù bên sườn của con còn đau không thể nào chịu nổi.
Từ trên cầu thang vọng xuống:
- Tôi không có thư à, Phêđor?
Từ phía dưới hướng lên cầu thang đầy kính cẩn:
- Không ạ, thưa ông Philip Philippovich (thì thầm tin cẩn nói đuổi theo): Còn căn hộ số ba, người ta đã phân người đến ở tập thể.
Vị ân nhân quan trọng của chó quay phắt lại trên bậc cầu  thang và cúi gập người qua hàng lan can, kinh hoàng hỏi:
- Sao, sao?
Mắt quý ngài mở tròn xoe và ria dựng ngược lên.
Lão gác cửa ở phía dưới ngửa mặt, lấy bàn tay hứng vào dưới  môi và khẳng định:
- Đúng thế đấy ạ, những bốn nhân mạng đến.
- Trời đất. Tôi không hình dung nổi bây giờ khu nhà sẽ như thế nào. Thế họ thì sao?
- Thưa, không sao cả ạ.
- Còn Phedor Pavlovich?
- Đang đi lấy gỗ và gạch. Sẽ xây vách ngăn.
- Có quỷ biết thế này là thế nào nữa!
- Trừ căn hộ của ông, tất cả các căn hộ sẽ có người đến ở,  thưa ông Philip Philippovich. Vừa rồi có cuộc họp, bầu ra hội đồng  nhà cửa mới, còn hội đồng cũ thì bị đá đít rồi.
- Lắm chuyện thế đấy. Ai-ai-ai... Chiu chiu.
Con đi đây, con chạy đây. Sườn trái của con, quý ngài có thấy không, nó làm con đau lắm, xin phép được liếm ủng quí ngài.
Chiếc mũ thêu kim tuyến của lão gác cửa đã khuất ở phía  dưới.Trên chiếu nghỉ đầu cầu  thang lát đá hoa, hơi ấm  toả ra từ những ống lò sưởi. Một lần quặt nữa - và gác hai đây rồi.
(Xem tiếp kỳ sau)
Nguồn: vnthuquan.net/truyen

3 nhận xét:

  1. Mikhain BungaKov Quả là nhà tiên tri của chủ nghĩa cộng sản. Miếng giò Cracov một phần tư lạng cuối cùng con chó Sarik được nhận từ " tình thương " của ông chủ cũng là 100.000 đVN mà những " con chó già " hy vọng sẽ được nhận thêm vào tháng 7/2013

    Trả lờiXóa
  2. cuộc đời của một nhà văn thiên tài thật long đong,trôi nổi...tôi thích tác phẩm Trái Tim Chó của Mikhain Bungakov,nó rất hay và tôi thích yếu tố giả tưởng,trào phúng kết hợp với hiện thực được thể hiện trong tác phẩm

    Trả lờiXóa
  3. Trong film "Trái tim chó" có một chi tiết khá lý thú là, khi mổ cho Sarik, bác sĩ Bormentan lôi từ trong đầu gã người - chó này ra một tập báo Pravda (!?)

    Trả lờiXóa