Nhãn

Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2011

Luật đời và cha con...

Luật đời và cha con, những hệ lụy nhân sinh...
                                      
    Đặng Văn Sinh              
                                                                                         

Ngay sau khi "Luật đời và cha con" được phát hành , tuần báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức hội thảo. Đây là việc làm phải nói là khá khôn ngoan nhằm định hướng dư luận để tránh búa rìu từ những cơ quan quyền lực rất có thể giáng xuống đầu tác giả và nhà xuất bản. Có lẽ vì thế nên hầu hết các tham luận chỉ dừng lại ở một vài hiện tượng tiêu cực, cán bộ tham nhũng, suy thoái đạo đức, nhân cách, dẫn đến gia đình đổ vỡ...mà không dám đi sâu vào bản chất vấn đề tác giả đặt ra vốn là nguyên nhân chính dẫn đến màn bi hài kịch gia đình Lê Hòe.
Tuy vậy cũng cần phải nói thẳng, văn của "Luật đời và cha con" không mới, thậm chí rất cũ. Đó là loại văn thông tấn nặng về kể lể, in đậm dấu ấn "quốc doanh" mà đặc điểm của nó là dài dòng, lôi thôi, ít hình ảnh, luôn gây phản cảm với người đọc. Sở dĩ tác phẩm tạo được ấn tượng với công chúng là bởi tác giả tìm đến đúng tâm điểm của căn bệnh, dùng dao sắc rạch một nhát, phơi bày phần cơ thể đầy ung nhọt đã ăn sâu vào lục phủ ngũ tạng của nó trước bàn dân thiên hạ.
Cũng bởi cuốn sách có nhiều sự kiện với những diễn biến ly kỳ, phức tạp, đầy kịch tính nên các nhà điện ảnh  đã kịp thời chuyển thể thành film đưa lên màn ảnh nhỏ chiếu rộng rãi, và "Luật đời..." trở thành bộ film dài tập ăn khách nhất trong mấy tháng cuối năm 2007.
"Luật đời và cha con" là bộ tiểu thuyết được dàn dựng khá công phu với hàng loạt nhân vật thời hiện đại, hầu hết là công chức trong bộ máy công quyền, tất cả đều xoay quanh một nhân vật chính là Lê Hòe, chuyên viên cao cấp ngành tư tưởng. Danh xưng ấy có lẽ chỉ là một cách nói để giảm bớt tầm quan trọng chứ thật ra, chức vụ của ông Hòe chắc phải cao hơn thế. Một chuyên viên, dù là chuyên viên cao cấp cũng chỉ là kẻ thừa hành, làm sao có quền uy đến mức cả Ban Tuyên huấn thành phố cũng như các cán bộ đầu ngành đều nơm nớp lo mất chức hoặc nhẹ ra cũng là cảnh cáo ghi lý lịch đảng vì chưa kịp triển khai Nghị quyết Trung ương.
Về một mặt nào đó, có thể xem, cuộc đời hoạt động chính trị của lê Hòe là tấm gương phản chiếu lịch sử hiện đại Việt nam ở vào thời kỳ xã hội có những biến động dữ dội mà điểm nhấn của nó là cuộc chiến tranh ý thức hệ kéo theo vô vàn bi kịch đau thương của cả một dân tộc. Có thể nói, Lê Hòe vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của chính hệ ý thức ngoại lai và cơ chế chính trị do ông và những người cùng lý tưởng với ông tạo ra. Bước đầu , với tư cách là nạn nhân của chủ nghĩa tuyên truyền, anh bộ đội Lê Hòe bị cuốn vào cơn lốc Cải cách ruộng đất bằng thứ vũ khí đấu tranh giai cấp đẫm máu. Đây là cuộc xáo trộn xã hội trên quy mô lớn, kích động hàng chục triệu nông dân vào những trận đấu tố khủng khiếp. Nó phá tan giềng mối xã hội, làm lung lay nền tảng đạo đức được hình thành từ cả ngàn năm trước, đẩy một bộ phận không nhỏ những điền chủ ưu tú ở nông thôn thành kẻ tội đồ, đồng thời khuyến khích đại đa số bần cố nông vô học, lười biếng, đầu óc trì trệ "vùng lên", tiếp tay cho lũ cuồng tín, phá nát nền kinh tế Việt Nam tạo nên cuộc khủng hoảng toàn diện về chính trị, kinh tế và xã hội..

Thứ Tư, 16 tháng 2, 2011

Kính báo

Kính báo về việc độc giả viết “nhận xét “vào dangvansinh.blogspot.com

Trước đây trang dangvansinh.blogspot sử dụng mục NGƯỜI DÙNG ĐÃ ĐĂNG KÝ – BAO GỒM ID MỞ cho mục nhận xét (comment) nên hầu hết bạn đọc không thể ghi nhận xét của mình vào dưới mỗi bài viết. Nay chủ trang đã hủy mục trên, thiết lập mục  mới BẤT KỲ AI – BAO GỒM NGƯỜI DÙNG NẶC DANH (giấu tên), không cần phải có tài khoản Google (gmail), không cần phải là hội viên blogspot vẫn có thể ghi nhận xét của mình một cách dễ dàng qua vài động tác đơn giản như sau:
            1- Ghi nhận xét của bạn vào ô “Đăng một nhận xét
            2 – Nháy vào ô “Chọn hồ sơ”, chọn dòng TÊN/URL
            3- Gõ tên bạn (hoặc bí danh) vào ô TÊN (bỏ qua dòng URL)rồi nháy vào “Tiếp tục
            4 – Nháy tiếp vào ô NHẬN XÉT
            5 – Gõ các ký tự (đã có sẵn) vào ô trống
            6 – Nháy vào ô ĐĂNG NHẬN XÉT là ý kiến của bạn đã được hiển thị phía dưới bài viết.
            Nhân dịp năm mới, kính chúc quý vị độc giả an khang thịnh vượng đồng thời chân thành cảm ơn các vị đã bớt chút thời gian vào trang dangvansinh.blogspot.com.
                                                                                               ĐVS

Dư luận chung quanh tiểu thuyết "Hội thề"

“Hội thề”, tiểu thuyết lịch sử hay phản lịch sử?

                                                                                     Trần Mạnh Hảo


“Hội thề” là tên cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Quang Thân, do NXB Phụ Nữ ấn hành đầu năm 2009, viết về giai đoạn cuối cùng của nghĩa quân Lam Sơn sau trận đại thắng quân Minh ở Chúc Động, Tốt Động, Chi Lăng.
 Năm 2010, tiểu thuyết “Hội thề” của Nguyễn Quang Thân được Hội nhà văn Việt Nam tặng giải thưởng hạng A cuộc thi tiểu thuyết (2006-2010) có 247 nhà văn dự thi. Xin quý vị vào http://goole.com, đánh từ khóa “Hội thề” sẽ hiện ra mấy chục bài báo ca ngợi hết lời cuốn sách này của Nguyễn Quang Thân.
 Đầu năm 2009, khi ra hiệu sách, chúng tôi đã toan mua cuốn này, nhưng thử đọc bốn dòng đầu: “Trời đất xám xịt, cùng một màu, dồn nén và bất trắc. Hai người cưỡi ngựa phi nước đại trên con đường mòn giữa bãi ngô. Ngô uốn lượn bí ẩn như cái bẫy đang chờ sập xuống…”, chúng tôi bèn tắc lưỡi: viết tào lao, năm 1427, năm Lê Lợi tiếp nhận sự đầu hàng của Vương Thông, cũng là năm diễn ra các sự kiện của cuốn tiểu thuyết này, thì Việt Nam ta làm gì đã có cây ngô mà Nguyễn Quang Thân dám tả như thế? Hư cấu kiểu này, khác gì tác giả tả cảnh đầu thế kỷ thứ 15, Nguyễn Trãi và người vợ lẽ của ông là Nguyễn Thị Lộ vừa uống cà phê vừa hát ca ra ô kê (!)
  Xin quý vị vào http://google.com, đánh từ khóa “Ngô” sẽ tìm thấy trong từ điển mạng Wikipedia nói về nguồn gốc cây ngô như sau: 
 “Ngô, bắp hay bẹ (danh pháp khoa học: Zea mays L. ssp. mays) là một loại cây lương thực được thuần canh tại khu vực Trung Mỹ và sau đó lan tỏa ra khắp châu Mỹ. Ngô lan tỏa ra phần còn lại của thế giới sau khi có tiếp xúc của người châu Âu với châu Mỹ vào cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16.”
(http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:5489kHRw7BMJ:vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4+ng%C3%B4&cd=1&hl=vi&ct=clnk&gl=vn&source=www.google.com.vn)
 Nên nhớ cây ngô sinh ra từ Trung Mỹ, sau khi Christopher Columbus (1451-1506) tìm ra Mỹ Châu, cây ngô mới được các lái buôn mang về trồng tại châu Âu rồi lan tỏa ra khắp thế giới. Năm 1427, khi Phạm Vấn băng qua bãi ngô ven sông Hồng theo cách tả phi hiện thực của Nguyễn Quang Thân, người tìm ra Mỹ châu 24 năm sau mới sinh, thì cây ngô sao có được ở đại lục Âu-Á  hả trời?
 Viết truyện lịch sử trước hết phải tôn trọng sự thật lịch sử, tuy rằng cần phải có hư cấu mới thành tiểu thuyết; nhưng việc hư cấu ra cây ngô khi nó chưa có mặt trên cõi Việt Nam như tác giả “Hội thề” đã viết thì chỉ là sự hư cấu phi hiện thực.
 Trong “Hội thề”, tác giả cũng từng hư cấu ra bao nhiêu thứ phi lịch sử.
 Ví dụ khi tác giả viết về bà Nguyễn Thị Lộ vào năm 1427: “Lê Lợi nhìn bà đại học sĩ (tức Nguyễn Thị Lộ)…”. Xin thưa, chức đại học sĩ của bà Lộ mãi đến mười năm sau mới có, khi sách “Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Vua thích vợ của thừa chí Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ gọi vào cung làm lễ nghi học sĩ”…
 Ở trang 324, tác giả tả cảnh người dân Thăng Long ăn mừng đại thắng quân Minh dưới Khuê Văn Các. Thưa rằng, Khuê Văn Các do Tổng trấn Bắc hà Nguyễn Văn Thành xây từ năm 1802, tức là tác giả đã bịa ra Khuê Văn Các trước khi nó được xây dựng tới 375 năm; bó tay!
 Trang 307, tác giả tả Vương Thông cưỡi ngựa chạy trên đường Cổ Ngư. Thưa hơn ba trăm năm sau sự kiện này đường Cổ Ngư mới được dân ba xã quanh Hồ Tây đắp nên, làm gì có đường cho quân Minh phi ngựa lúc đó?
 Tiền thân của tiểu thuyết “Hội thề” là kịch bản phim truyện “Hội thề Đông Quan” của chính tác giả, đã được giải nhất cuộc thi kịch bản phim truyện trong cuộc thi viết kịch bản phim mừng 1000 năm Thăng Long. Trớ trêu thay, kịch bản giành giải nhất này không được dựng thành phim vì như tác giả trả lời phỏng vấn nhà văn Nguyễn Quang Lập báo “Sài GònTiếp thị” như sau:
 «Chỉ nghe nói dựng phim Hội Thề Đông Quan là một việc nhạy cảm, không được phép, thế thôi»
sgttp://sites.google.com/site/vanhocfamily/tra-loi-phong-van-cua-nha-van-nguyen-quang-lap-bao-sgtt
 Trong (Ma chiến hữu): Nhà văn Bảo Ninh từng tiết lộ sở dĩ kịch bản “Hội Thề” không được dưng phim là do “nhậy cảm”:
“một người trong ngành văn hoá cho biết rằng, có nhiều lý do lắm ạ, mà lý do thấy rõ nhất là "tính nhậy cảm". Hội Thề, tuy là hội thề để đem lại hoà bình, nhưng vẫn liên quan đến đại thắng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh, mà như thế thì... không có lợi." Thì ra là thế!
http://sites.google.com/site/vanhocfamily/ho-so-bao-chi-ve-tieu-thuyet-hoi-the-cua-nq-than

Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2011

Vài ý nghĩ sau khi đọc "Dị hương" của Sương Nguyệt Minh




 Vài ý nghĩ sau khi đọc “Dị hương” của Sương Nguyệt Minh

                  (Tập truyện ngắn được Giải thưởng Hội Nhà văn năm 2010)

                                                                                                Đặng Văn Sinh
                                                            
Đúng như nhà văn Trần mạnh Hảo đã phát hiện, Giải thưởng của Hội Nhà văn trao cho Sương Nguyệt Minh năm 2010 chủ yếu tập trung vào “Dị hương”, còn những truyện khác đều thuộc loại làng nhàng, giống như hằng hà sa truyện và đã được các nhà xuất bản  cũng như mấy trăm tờ báo (kể cả báo văn chương) lề phải theo định hướng XHCN liên tục “xuất xưởng” trong nhiều năm qua. Đó là những truyện ngắn câu khách nặng mùi…tình dục nhưng thiếu tư tưởng được xào xáo sống sượng, sau đó thông qua công nghệ “lăng xê” của các nhà phê bình “cò mồi”(liệu có kèm theo điều kiện?), không ít cây bút lạ hoắc kiếm được tấm vé vào cửa HNV.
Với quy trình sản xuất truyện ngắn như vậy (xin tạm để tiểu thuyết sang một bên, tác giả không dám lạm bàn, vì chỉ cần qua lời nhận xét của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn trong đợt trao Giải thưởng cuộc thi năm 2010, thì sẽ biết được tiểu thuyết VN đang đứng ở trình độ nào), tất yếu dẫn đến hệ lụy là hàng loạt tác phẩm na ná giống nhau cứ như là chúng được đúc ra từ một khuôn. Đây là quan hệ nhân quả mang tính quy luật không thể đảo ngược và sẽ còn kéo dài nhiều thập niên nữa theo kiểu “không tiền khoáng hậu”, mặc cho bác Chủ tịch đương nhiệm, người có thâm niên chăn dắt đám văn nhân gần như suốt đời, đã phải hạ bút “điền vào chỗ trống” trong “Báo cáo…”  của 4 nhiệm kỳ Đại hội liên tục là “chưa có tác phẩm ngang tầm thời đại”. Ấy vậy, nhưng nếu xét về mặt số lượng, thì  đội ngũ các “nhà”, từ cổ chí kim chưa bao giờ lại hùng hậu như bây giờ. Đấy mới chỉ là nói đến các “nhà” chính danh. Còn một đội ngũ “phó danh” cũng hùng hậu không kém, tính sơ sơ cũng phải hàng vạn của 64 tỉnh thành, (tất cả đều tọa hưởng vào tiền thuế của dân) mà phẩm chất tự tin (hay là thói kiêu ngạo nghệ sĩ dỏm) thì … “dưới vòm trời này, đếch thằng nào bằng ông!”
Trong bối cảnh trên, vớ được “Dị hương”, Hội đồng Giải thưởng  tưởng như vớ được vàng ròng. Ai ngờ, đó lại là vàng giả, thậm chí vàng nhái, vàng đểu. Bởi “Dị hương” thực chất chỉ là một đoản thiên nặng mùi tình dục câu khách rẻ tiền, đánh lừa độc giả vốn đã quá ngán ngẩm với thứ văn chương “quốc doanh” được dán nhãn “định hướng”, “đổi mới” giả cầy. Đọc “Dị hương”, người bàng quan nhất với nền văn học “ lề phải” cũng lập tức liên tưởng ngay đến “Kiếm sắc” của Nguyễn Huy Thiệp mà so sánh cái tầm của hai cây bút cùng những vấn đề mà người viết đặt ra. “Kiếm sắc” là truyện ngắn mang tầm tư tưởng lớn. Tư tưởng ấy xuyên suốt từ quá khứ đến hiện tại, thậm chí còn dự phóng được cả tương lai, là thứ mà cho đến bây giờ, nghĩa là hơn hai mươi năm sau khi tác phẩm ra đời, chúng ta mới ngộ ra được phần nào. “Kiếm sắc” trước hết là liều thuốc giải thiêng thần tượng (chưa nói đến thủ pháp tinh diệu lấy quá khứ giải thích hiện tại), sau nữa là minh định những giá trị lịch sử mà bấy lâu nay người ta vẫn ngộ nhận, “trả lại cho Ceasar những gì của Ceasar”. Dưới ngòi bút Nguyễn Huy Thiệp, nhân vật Gia Long hiện lên như một bậc anh hùng cái thế, nhưng lại rất “Người”với những biểu hiện cụ thể qua những chi tiết đắt giá như đánh rơi kiếm khi nhìn thấy người đẹp Ngô Thị Vinh Hoa, nóng lòng muốn trả thù Nguyễn Huệ nhưng cũng biết nghe lời Đặng Phú Lân nhẫn nhịn đợi thời cơ. Tuy nhiên, cái cao cả hơn hết ở bậc vĩ nhân này là biết được mình đang mang gánh nặng lịch sử trên vai, biết tầm quan trọng của việc mở mang bờ cõi cùng với sự nghiệp quyết tâm tiêu diệt nhà Tây Sơn, thống nhất lãnh thổ.
Gia Long trong “Kiếm sắc” là nhà độc tài nhưng không hề là bạo chúa. Ông là hậu duệ đảm lược làm vẻ vang cho mười ba dòng Chúa Nguyễn vốn có nguy cơ tuyệt diệt bởi bàn tay tàn ác của Quang Trung Nguyễn Huệ. Viết về Gia Long, Nguyễn Huy Thiệp không bôi nhọ chính sử mà chỉ phản biện ngụy sử, một loại sử chép lấy được bất chấp hiện thực khách quan của những  kẻ nắm sức mạnh trong tay, thao túng ngọn bút…
Với “Dị hương” thì khác. Từ cốt truyện đến ngôn ngữ diễn đạt cũng như các chi tiết, tình tiết đều “nhái” một cách trắng trợn “Kiếm sắc”. Có điều, Sương Nguyệt Minh chỉ mô phỏng được phần xác của “Kiếm sắc”, tức là  cái vỏ của câu chuyện, còn phần hồn của nó tuyệt nhiên không hề mảy may có một phân lượng nào. Nói cách khác, “Dị hương” không có tư tưởng mà đơn giản chỉ là chuyện tình dục nhầy nhụa của lũ trai gái mất dạy thời hiện đại được gán cho Nguyễn Ánh, biến ông thành kẻ cuồng dâm, hạ thấp phẩm giá của bậc anh hùng, phỉ báng công chúa Lê Ngọc Bình không chỉ của dòng họ Nguyễn Phúc và họ Lê mà của cả dân tộc Việt.

Thứ Hai, 7 tháng 2, 2011

Con đường công cộng

http://phamluuvu.wordpress.comhttp://phamluuvu.wordpress.com
Con đường công cộng


  Truyện ngắn của Phạm Lưu Vũ

Tôi đang đi trên phần đất công cộng gọi là con đường. Tôi biết mình có quyền đi trên đó. Nhưng tôi cũng phải để ý dè chừng, phải ngó trước ngó sau, trông phải, trông trái… Bởi ai cũng có cái quyền ấy như tôi. Họ có thể chen lấn, va chạm, có thể xô ngã tôi… Hôm qua, tôi tắm trên một dòng sông. Dòng sông ấy cũng là của công, và tôi biết mình cũng có quyền bơi ở đấy. Nhưng tôi cũng phải luôn luôn cảnh giác bởi mọi người cũng có quyền ấy như tôi. Những cơn sóng có thể nhấn chìm tôi, những con thuyền có thể đâm vào tôi, những cột buồm có thể đổ vào tôi…
Con đường và dòng sông vì là của công nên luôn phải uốn mình, luồn lách qua bao nhiêu là ranh giới. Bởi ngoài hai nơi ấy ra, tất cả đều đã có chủ, tất cả đều không phải của công.
Chẳng biết từ bao giờ, cả bầu trời cũng đã được chia làm nhiều phần, mỗi phần tuy không đều nhau nhưng tất cả cũng đều có chủ.
Cũng như những con chim đang bay lượn kia, tôi đi trên những con đường, tắm trên những dòng sông. Những con đường, những dòng sông đều là của công. Nhưng tôi và lũ chim đang bay kia vẫn nằm gọn trong cái phần bầu trời có chủ.
Xung quanh tôi có đủ Đất, Nước và Bầu trời. Đất có chủ ngăn không cho tôi bước chân vào. Nước có chủ không cho phép tôi bơi lội. Nhưng Bầu trời có chủ không ngăn được tôi hít thở. Không ngăn được tôi hít thở, nhưng nó ngăn được ý nghĩ của tôi. Cứ liệu đấy -Bầu trời bảo -mày không được tự do suy nghĩ dưới Bầu trời này.
Những con chim đang bay kia còn cảm thấy tự do? Bởi chúng không biết suy nghĩ hay không cần suy nghĩ ? Nếu chúng biết suy nghĩ thì chắc gì chúng sẽ hiểu đó là tự do?
Bên cạnh đường có một ngôi nhà nhỏ ẩn trong vườn cây. Tôi biết đó là nhà ông Lý Mạt, người chuyên nuôi khỉ. Còn nhớ có lần tôi đã từng hỏi tại sao ông lại chọn nghề nuôi khỉ? Ông bảo ông có chọn đâu. Khỉ nó chọn ông đấy chứ. Dân nuôi khỉ như ông toàn do mạng Trời định sẵn vậy.
Tạm rời khỏi con đường công cộng, tôi rẽ vào thăm ông.
Ông Lý Mạt có nhà. Nhưng chuồng khỉ thì vắng ngắt. Hơi ngạc nhiên, tôi hỏi:
-Bọn khỉ nhà ông đâu hết rồi?
-Tôi đuổi chúng đi rồi.
-Tại sao ông phải đuổi chúng?
-Tại vì tôi không chịu nổi chúng chứ sao. Anh thấy không? Trong lòng tôi đau đớn biết bao. Chúng gây vạ cho tôi từ lúc tôi biết làm người đến giờ đấy. Thà rằng chúng cứ cắn vào chỗ nọ chỗ kia bằng cái hàm răng lởm chởm của chúng. Dẫu đau đấy nhưng vẫn có thể rửa ráy, băng bó hay dịt thuốc được. Đằng này, quanh năm ngày tháng cứ phải chứng kiến những trò khỉ, những sự hoang dại, khôn vặt của chúng thì hỏi làm sao tôi có thể chịu nổi?
-Thì chúng vốn xuất thân hoang dã cho nên mới như thế. Chẳng lẽ ông không dạy dỗ được chúng hay sao?
-Chúng chưa dạy được tôi, tôi chưa nhiễm phải những trò khỉ của chúng là còn may cho tôi đấy. Nói gì đến việc dạy dỗ chúng.
-Có lẽ nào lại đến mức ấy?
-Té ra anh chưa hiểu gì về khỉ. Khỉ vốn có nhiều loài. Phân biệt theo hình dáng thì có khỉ Mặt Chó, khỉ Mặt Mo, Mặt Người… Theo tính cách thì có khỉ Gió, khỉ Ho, khỉ Đột… Nhà tôi nuôi phải loài Quốc khỉ. Giống khỉ này chẳng phải tầm thường. Chúng phát triển, sinh sôi nảy nở theo mùa vụ, cứ như thể do thời thế sinh ra vậy. Xưa nay, dân nuôi khỉ kị nhất bọn này. Kị mà vẫn không thể nào tránh được, gặp phải chúng thì khó mà chịu nổi. Nấn ná mãi rồi cũng phải đuổi đi.
-Tại sao lại gọi là Quốc khỉ?
-Thời ông Lê Lợi còn làm vua xứ này, có một gã họ Lê, tên là Quốc Khỉ, chuyên thi thố những trò chó ngựa. Vua Lê Lợi vừa dùng, vừa ghê tởm gã đến mức trước khi chết, Ngài dặn con cháu tuyệt đối không được dùng nữa. Nghe các cụ truyền lại rằng về sau gã hóa khỉ, để lại giòng giống đến tận bây giờ.
-Bọn Quốc khỉ ấy như thế nào?
-Bọn ấy vốn là giống lai căng, lại không được dạy dỗ cho nên có khác gì những phường giá áo túi cơm. Chúng hoang dại, khôn vặt và khó thuần hóa đã đành, lại đối xử với chủ chẳng ra gì. Tôi là người nuôi chúng mà lợi lộc đâu chưa thấy, chỉ thấy mình bị biến thành nô lệ, phải è lưng phục vụ chúng quanh năm. Chúng chẳng đếm xỉa đến một chút đạo lý nào dù bé bằng cái móng tay. Hở ra là chúng ăn cắp, ăn vụng, thậm chí cướp giật. Đặc biệt chúng rất thích thủ dâm, nghiện thủ dâm, coi thủ dâm như một liều thuốc sống. Song cái bản mặt của chúng thì lại cứ nhơn nhơn ra tuồng ta đây đứng đắn, đàng hoàng. Ngay cả chúng đối với nhau cũng chẳng tử tế gì. Suốt ngày chúng chí choé, tranh giành miếng ăn, tranh giành đực cái, tranh cái chỗ cưỡi lên đầu, lên cổ nhau… làm cho chuồng khỉ lúc nào cũng như đang có loạn. Tôi đã ngần này tuổi đầu mà cứ phải chứng kiến những sự đểu giả trong chuồng khỉ nhà mình, như chứng kiến một thời đại lưu manh.
-Làm thế nào phân biệt chúng là Quốc khỉ?
-Không có cách nào, bởi tất cả đều là khỉ cả. Chỉ đến khi nào chúng gây vạ cho thì mới biết mà thôi. Vì thế dân nuôi khỉ thường phải giữ mình. Song cũng chỉ gọi là giữ mình được đến đâu hay đến đó. Bởi đã gọi là khỉ thì chẳng bao giờ chúng từ một kiểu hại người nào cả.
-Vậy mà ông chỉ đuổi đi thì ăn thua gì. Đuổi chỗ này, tất nó sẽ chạy sang chỗ khác. Thà cứ nhốt chúng trong những chiếc chuồng kia còn hay hơn.
-Bọn Quốc khỉ gặp đúng mùa thì dễ dàng sinh sôi nảy nở, lại lây lan vô tội vạ, chẳng mấy chốc sẽ thành đàn thành lũ. Dẫu gom hết chuồng trong thiên hạ, cũng không đủ để nhốt chúng. Vì vậy mới phải đuổi đi.
-Đuổi đi rồi thì liệu có yên không?
-Chưa biết có yên được hay không. Cái nghề này nó thế. Nếu mạng Trời đã định sẵn rồi thì trước sau cũng lại rước về một lũ Quốc khỉ mới thôi.
-Chuyện khỉ nhà ông, nghe cứ như chuyện thiên hạ. Ông nuôi khỉ mà sao lại cứ vận vào cuộc đời như thế?
-Ô hay! Tưởng nãy giờ tôi nói toàn chuyện khỉ đấy chứ. Liệu có bị lẫn lộn chỗ nào không nhỉ? Hay là tại ý nghĩ của anh cứ đem vận vào người nên mới ra nông nỗi ấy? Chẳng trách phải ngăn bớt ý nghĩ của con người dưới bầu trời này đi là phải…
Rời khỏi nhà ông Lý Mạt, tôi trở lại con đường công cộng. Câu chuyện về khỉ của ông làm tôi gai người. Có cảm giác rằng bọn Quốc khỉ vẫn lẩn quất đâu đây. Chúng đang mải thủ dâm, đang mải diễn những trò khỉ muôn đời của mình, hay chúng đang dõi theo từng bước chân tôi? Mặc kệ, hơi đâu mà nghĩ đến chúng. Bước chân tôi đang dẫm trên con đường công cộng cơ mà. Nhưng còn Bầu trời? Tôi rụt rè nhìn Bầu trời. Bầu trời cao và xa như thế, làm sao biết tôi đang nghĩ gì? Vậy thì tôi cứ đi, cứ vừa đi vừa nghĩ một mình.
Bỗng một làn gió quất vào mặt tôi, ngào ngạt một thứ mùi gì vừa tanh tưởi vừa khét lẹt, lại nghe lẫn những tiếng cười sằng sặc, những giọng nói âm u. Tôi nhìn sang bên đường. Đó là một quán nhậu. Những đám người nhễ nhại cả đàn ông, đàn bà đang quây quanh những chiếc bếp ga cháy hừng hực. Họ cùng nấu một thứ cháo chay màu trắng sền sệt, sôi lục bục trong những chiếc nồi có hình sọ người, rồi múc ra những chiếc bát tròn tròn nom giống mảnh sọ của một đứa trẻ lên ba. Họ uống một thứ rượu đỏ lòm pha bằng máu vừa cắt ra từ cổ của những con vật, bất kể đó là con vật gì. Xung quanh bàn nhậu nào cũng la liệt những con vật cụt đầu. Có con chưa chết hẳn, vẫn còn cựa quậy, cố ngóc lên cái cổ đỏ loét, đầm đìa máu me. Đây đó có mấy người vái nhau những ly rượu, bên trong thả những quả tim rắn, tim tắc kè vẫn còn đập thì thọp. Họ bá vai nhau, sà vào lòng nhau ngả ngớn hát ca. Những bài hát nói về tình yêu, tình bạn, về lòng nhân ái… Có cả những bài hát nói về sự thất tình, về lòng chung thủy và sự phản bội…
Bầu trời như đang võng xuống nơi đây, cả không gian đặc quánh hơi người. Những tiếng cụng ly, những tiếng hô Một!… Hai!… Ba!… Dzô!… át hết thảy mọi thứ trên đời. Rượu và hát. Mùi đàn bà làm ngây ngất đàn ông, mùi đàn ông làm ngây ngất đàn bà. Mùi máu tươi làm tất cả cùng ngây ngất, ngây ngất lây đến cả tôi chỉ là kẻ đứng nhìn. Vậy thì! Hỡi những con vật cụt đầu kia, hãy vui vẻ mà chết, hãy tự hào mà tắc tử. Đừng có cố ngóc cổ lên nữa. Máu và tim chúng bay đã không hề uổng phí, đã được dùng để tế sống cho cái sự yêu thương con người…
Một người trong số họ bỗng đứng dậy, bước về phía tôi. Tôi hơi chột dạ, nhưng lập tức trấn tĩnh lại ngay, bởi ngoài cái màu đỏ như gà chọi của khuôn mặt, thì nom anh ta cũng có vẻ tử tế, hiền lành y như tôi vậy.
-Nhìn cái gì thế mày? Có thèm nhậu thì vào hẳn trong nhà. “Vào để thấu nhân tình giai huynh đệ / Sẽ có ngày ta nhắm ruột gan nhau…“.  -Anh Mặt Đỏ nói với tôi, phun vào mặt tôi cả một luồng hơi rượu nồng nặc, lại còn đọc ra mấy câu thơ chứa đầy ngụ ý. Những kẽ răng anh ta dính đầy những thứ gì trắng trắng, đỏ đỏ, nom như lẫn óc với máu tươi.
Ôi! Con người mới dễ thương làm sao. Tôi vội vàng trả lời, giọng cảm động:
-Các anh toàn những người thân thiết, quý mến nhau như thế. Tôi vào sợ không hợp.
Anh Mặt Đỏ nghe tôi nói thì ngửa mặt lên cười hơ hớ. Cười xong, anh bảo:
-Mày thấy như thế à? Té ra mày vừa thông minh, lại vừa ngu như một con bò. Đúng. Chúng tao lúc nào cũng thân thiết, lúc nào cũng quý mến nhau. Nhưng với điều kiện không thằng nào được phép hơn thằng nào.
-Hơn về cái gì mới được chứ?
-Về tất cả mọi thứ có trên đời, trừ sự khốn cùng hay ngu si, đần độn. Chúng tao chỉ hài lòng và hết sức yên tâm khi trước mặt mình, xung quanh mình toàn những kẻ khốn cùng, toàn những kẻ ngu si đần độn.
-Tại sao lại phải như thế? Hay là anh nói đùa? Anh đừng đùa kẻo tôi không hiểu.
-Tao cần gì phải đùa với một con bò đực như mày. Có gì mà không hiểu. Mày không thấy cái thằng vừa cười với tao lúc nãy à? Nó cười với tao đấy. Giọng cười mới thân thiện làm sao. Nhưng tao đọc được trong ánh mắt của nó có câu nói: “Mày mà hơn tao thì tao giết…“. Tất nhiên tao cũng cười với nó, và mắt tao cũng trả lời nó bằng một câu như vậy.
-Còn những người khác thì sao?
-Tất cả đều cười nói vui vẻ với nhau, song ánh mắt đều nhìn nhau như thế. Còn mày nữa. Mày làm nghề gì? Mày chắc không có nghề ngỗng gì. Mày là thằng hay nghĩ ngợi lung tung, lại thỉnh thoảng thích viết văn phải không? Những thằng vừa ngu vừa vô nghề nghiệp thường hay rách việc như vậy. Phúc cho mày là tao không thèm viết bao giờ.
-Nếu anh cũng viết thì sao?
-Thì mày sẽ không được phép viết hay hơn tao. Hay hơn tao là tao giết.
-Thế nếu không phải tôi, mà là những người khác thì sao?
-Thằng nào thì cũng thế cả, đều không được phép viết hay hơn tao -anh Mặt Đỏ bắt đầu cáu -Chính những thằng cùng viết văn ấy cũng đối xử với nhau như vậy đấy. Mày không tin ư? Chỉ có những thằng ngu đến mức lú lẫn mới không tin điều đó. Hãy giỏng tai lên mà nghe, mở mắt to ra mà nhìn. Chúng nó đang mê mải giết nhau kia kìa. Chúng cũng thề phải giết cho bằng hết những kẻ viết hay hơn mình…

Chủ Nhật, 6 tháng 2, 2011

Công ty vẹt

Đặng Văn Sinh
           
            Công ty Vẹt

                                                                       Truyện ngắn

                                                
Thời còn trẻ, lúc nào Cao Học Ngâm cũng tự nhận mình là người Hà Nội để lòe thiên hạ. Thực ra quê hắn là một làng bán sơn địa miền trung châu mang đậm dấu ấn của nền văn minh đá ong. Bên kia sông Cái, đối diện với bãi chuối làng Hạ là khoảng không xa vời, nhìn đến ngút tầm mắt trong cái màn sương bàng bạc của buổi chiều mưa bụi. Ngã ba Hạc Trì nhập nhòa lẫn vào muôn ngàn ngọn sóng xô đẩy những tiếng vỗ cánh nhè nhẹ của đàn nhạn nước từ chín mươi chín chóp núi vùng Đất Tổ, sắp theo hình mũi tên, lặng lẽ bay qua.
Ông thân sinh là  nhà nho nhưng Học Ngâm lại mù đặc thứ chữ vuông đầy tính biểu tượng. Hình như đầu óc hắn có vấn đề. Bởi lẽ, lúc ấy, Hán học tuy đã vào thời mạt vận nhưng không ít bạn bè cùng lứa đọc thuộc lòng Tam Tự Kinh, thì trái lại, hắn chỉ viết được mỗi cái tên nguệch ngoạc như gà bới.
Lúc mới lọt lòng mẹ, ông bố nhìn thấy thằng con trán thấp, đầu bẹp, lưng dài, chân tay ngắn, lắc đầu bảo :
- Tướng thằng này mai sau chỉ là phường làm mướn, nếu gặp may được chức quan nhỏ khó tránh khỏi vòng lao lý...
Để hãm bớt phần nào cái tương lai chẳng mấy tốt lành mà quẻ tiên thiên Sơn địa bác[*] với đường chủ mệnh nằm ở hào sáu  đầu** đã ngầm chỉ ra, ông đồ có ý định đặt tên cho cậu con thứ là Hối. Chữ "hối" bên trái có bộ "tâm đứng", bên phải có chữ "mỗi" hàm ý con người luôn luôn phải tu tỉnh, sửa những điều sai trái của mình mỗi ngày. Được khoảng hai tháng, cu Hối bị bệnh phỏng trân châu, mụn nước vỡ loang ra khắp người , bỏng rát, làm hắn khóc xoe xóe như bị đồng cô bóng cậu về ốp. Bà Nhiêu Cảnh bên làng Vẽ bày cho cách ngâm thằng bé vào nước vỏ só pha với mật kỳ đà. Môn thuốc của con mẹ lang băm tỏ ra khá hiệu nghiệm. Sang ngày thứ ba thì Hối khỏi bệnh nhưng từ đấy da hắn chuyển sang màu nâu sẫm, thậm chí có vùng còn đen bóng chẳng khác gì mực tàu của ông bố mỗi khi viết chữ Nho. Bà mẹ hắn lúc ấy đã đã trạc tam tuần, nhìn thằng con vai u, nước da quái dị buột miệng bảo chồng :
- Khỏi phải tìm tên nữa, theo tôi, cứ đặt nó là thằng Ngăm.
Ông bố ngẫm nghĩ một lúc rồi khẽ gật đầu :
- Cũng được, nhưng tên chữ thì gọi là "Ngâm", nghĩa là đọc thơ văn diễn cảm, có ngữ điệu chứ không phải ám chỉ nước da "ngăm ngăm" như bà nghĩ.
Hơn chục năm sau, khi đã choai choai, Học Ngâm giỏi đánh giậm và hay ăn cắp vặt, nhất là trứng gà. Trong xóm, nhà nào có gà đẻ là hắn rình rập thó cho bằng được dăm quả đút túi áo hoặc nhét giỏ cá mang ra đồng mút sống. Mãi sau này mọi người mới vỡ lẽ, đó là bài thuốc chữa bệnh da đen hắn học được từ một gã thày Tàu chuyên nghề bẫy chim ngói ở Miễu Cò. Một lần Học Ngâm chõm được ổ trứng của bà Sáo Sậu, lẻn ra đến bờ ao thì bị tóm. Ông chủ nhà vừa  thua bạc về, đang cay cú, tức mình quật cho tay đạo chích mấy hèo rồi điệu sang giao cho thầy đồ. Chuyến ấy hắn bị một trận nhừ tử nhưng chứng nào vẫn tật ấy. Mút trứng sống lâu ngày đã thành nghiện, thỉnh thoảng không được tráng miệng vài quả là hắn ta ăn không ngon ngủ không yên.
Chưa đầy mười lăm, Học Ngâm đã sớm nổi máu gió trăng. Mùa hè, vào lúc chạng vạng, hắn hay lảng vảng dọc đường làng giả đò thả ống lươn hoặc cắm hóc*** cá chuối để nhìn trộm đàn bà con gái tắm truồng. Làng Hạ Lôi lắm ao chuôm, xung quanh trồng toàn tre gai. Gã đánh giậm lẩn khuất như ma, luồn từ bụi này sang bụi khác, phóng cặp mắt đùng đục, đảo loang loáng như mắt linh miêu làm chị em sợ hết hồn.
Hôm ấy Học Ngâm sang đánh giậm ở cồn Mắt Quỷ. Mắt Quỷ là bãi cát bồi nằm lệch về phía hữu ngạn sông Sọc Dưa. Dải phù sa này hẹp nhưng vô cùng màu mỡ, dân Hạ Lôi chuyên trồng ngô và dâu tằm. Dịp ấy vào đầu tháng ba. Cả một rừng ngô xanh thẫm đang trổ cờ rì rào trước làn mưa bụi cuối xuân. Dưới sông sóng vỗ lao xao. Trên cao, bầy chuồn chuồn ngủ màu lá úa cắn đuôi nhau, chao đi chao lại như mắc cửi. Một con giang to đùng, mỏ dài như cặp kìm thợ rèn, từ bụi dừa nước, nghe tiếng mõ giậm oàm oạp vội cất mình bay lên. Nó vừa sải cặp cánh kềnh càng vừa lầu bàu chửi gã phá đám bằng thứ âm thanh kèn kẹt làm lũ chuồn chuồn hoảng hồn vội giạt ra, xô nhau, ẩn vào vườn chuối.
Vào đúng lúc ấy, Học Ngâm từ dưới rộc bước lên, thoáng nhìn thấy bóng áo nâu non, trống ngực hắn tự nhiên đập thình thịch. Người phụ nữ lom khom vơ cỏ xếp vào quang, đôi lúc ngừng  tay sửa những sợi tóc mai lòa xòa trên má lấm tấm mồ hôi. Đấy là chị Hồi, một phụ nữ nạ dòng nổi tiếng làng Hạ vì có "thành tích" chưa đầy chục năm đã lần lượt tiễn hai ông chồng về chốn "cửu tuyền", cho dù cả hai đều khỏe như vâm và chẳng hề có bệnh tật gì. Chị Hồi xấp xỉ ba mươi, người tầm thước, lưng eo, mông nở, có đôi gò má cao quá mức bình thường, và, đặc biệt lúc nào cũng ửng đỏ như là vừa nhấp vài ngụm rượu. Học Ngâm đảo mắt liếc quanh, cổ họng như bị ai bóp nghẹt, cứ nuốt nước bọt khan. Người thiếu phụ giả bộ cắm cúi cắt cỏ nhưng thỉnh thoảng lại liếc ngang thả cái nhìn đong đưa ... Về khoản ấy thì gã trống choai này khá tinh ý. Hắn khẽ khàng vứt đồ nghề vào rãnh ngô, lẳng lặng tiến lại gần chị cắt cỏ. Chị Hồi nhìn trước nhìn sau rồi cũng quẳng liềm, vạch cây ngô lần vào giữa ruộng...

Thứ Tư, 2 tháng 2, 2011

Phác thảo đêm giao thừa


Phác thảo đêm giao thừa

 Đào Thái Văn 
                    
                      Tặng Giấc Mộng Đêm Hè  
Giọng thanh êm
Đêm thao thức 
Nhịp thời gian chập chờn
Sầu nhân thế
Miên man kiếp phù du!
                 *
Đời thiếu nữ thoắt sang ngang
Chuyến đò chiều lỡ bước
Con thuyền vô định ngập ngừng tìm bến đậu
Hoàng hôn tím chia tay không nước mắt
Tim rạo rực phập phồng lỗi nhịp.
Gió hoang như lưỡi hái tử thần
Một cơn tai biến!
Giọt tỳ bà đóng băng thành pha lê ngũ sắc
Khúc Ả Đào chênh vênh bên khẩu trống chầu giữ nhịp…
                *
Đêm giao thừa ngổn ngang trăm mối
Tình già, hồn trẻ
Nỗi niềm bâng khuâng
Lãng đãng chốn thiên thai ngẩn ngơ khói sóng...
                *
Giọng thanh êm
Dịu dàng như khúc thánh ca mùa Giáng Sinh
Lặng lẽ, cô đơn
Em gửi vào ký ức
Thức dậy trái tim nghệ sĩ…

                                  Giao thừa Tân Mão
                                   (21g 28ph , 2/2/2011)
                                       
                                            ĐTV

                             

Chúc mừng năm mới Tân Mão

           CHÚC MỪNG NĂM MỚI TÂN MÃO

 

Thứ Ba, 1 tháng 2, 2011

Câu đối Hà Sỹ Phu

 Tết Nhâm Thìn, lạm bàn về một người viết câu đối thời @...

       Đặng Văn Sinh

Mỗi dịp xuân về, nhìn câu đối la liệt trên các số báo tết ta không thể không nhớ đến Hà Sỹ Phu, vốn là nhà khoa học, đang "ẩn cư" tại thành phố Cao Nguyên nhưng lại rất có sở trường với loại hình văn học độc đáo này tuy câu đối của ông được in báo không nhiều.
Thói quen viết câu đối là một nét đẹp văn hóa. Ngày xưa, viết câu đối hay là cả một sự khổ công tìm tòi của các nhà nho hay chữ. Nó chẳng những khái quát được diện mạo thời đại mà còn biểu hiện triết lý nhân sinh. Nhìn vào câu đối tết, người ta biết thời cuộc thịnh hay suy, văn hóa lụi tàn hay "đậm đà bản sắc". Nhưng nay thì khác rồi. Hằng năm, cứ đến tầm tháng mưới âm lịch là các "chuyên gia" lao vào cuộc chạy sô sản xuất theo dây chuyền công nghiệp để kịp thời "rải" lên sáu bảy trăm tờ báo tết hàng loạt cái gọi là câu đối nhằm cung cấp món ăn tinh thần cho đồng bào đón xuân thêm phần vui vẻ mà tạm thời quên đi cơn lạm phát phi mã (hai con số) đang nhòm ngó vào  bữa ăn đạm bạc của người nghèo. Đó thật sự là những câu đối ...nhạt hơn nước ốc bởi tất cả đều được "chế tạo" gần như cùng một khuôn đúc, từ ngữ mòn sáo, ý tứ thô thiển, tụng ca sống sượng bất chấp liêm sỉ của kẻ cầm bút. Đó là chưa kể đến khá nhiều câu đối sai niêm luật, kết cấu xộc xệch chứng tỏ người viết chỉ ở tầm "văn hóa lùn", thậm chí chưa "sạch nước cản", nhưng do các mối quan hệ xã hội nào đó, thông qua những cuộc trao đổi "có đi có lại", ngang nhiên xuất hiện trên mặt báo như là một sự thách đố thiên hạ.
          Với Hà Sỹ Phu thì khác. Câu đối của ông dù là mừng xuân mới, phúng viếng người quá cố, tặng bạn bè, in báo hay viết thư pháp treo trang trọng ở phòng khách đều chứng tỏ một ngọn bút tài hoa, lấp lánh trí tuệ. Bút lực của Hà Sỹ Phu khá dồi dào, biến hóa khôn lường, vận dụng tài tình các đặc trưng ngôn ngữ nên dù là câu đối chữ Hán, chữ Quốc ngữ hay kết hợp cả hai phong cách đều mang đến cho người đọc yếu tố bất ngờ, gợi sự liên tưởng .