Nhãn

Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011

Văn nghệ sĩ một khi đã bắt gặp lý tưởng Đảng

Văn nghệ sĩ một khi đã bắt gặp lý tưởng Đảng

Đặng Văn Sinh

Khi đã bắt gặp lý tưởng cách mạng, thấm nhuần đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng,  chất lượng sáng tác của các văn nghệ sĩ đối với sự nghiệp cách mạng và quần chúng công nông binh mỗi ngày một cao. Đây chính là lời dạy dỗ thuộc vào loại “khuôn vàng thước ngọc” đáng ghi hàng ngàn lần vào sử sách của các nhà lãnh đạo kiệt xuất như Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng . Chính vì “ngộ” được ý nghĩa  những lời dạy sâu sắc đó mà hàng loạt các văn nghệ tên tuổi  đã quyết tâm vứt bỏ phương pháp sáng tác cũ mang nặng tư tưởng “tiểu tư sản hưởng lạc, thậm chí đồi trụy” của bọn “đế quốc sài lang”, tiếp cận phương pháp sáng tác mới, đó là phương pháp “Hiện thực XHCN” với tính đảng, tính dân tộc, tính giai cấp đặc trưng và hàng chục chức năng quan trọng (mà tác giả vốn đã từng vinh hạnh được giảng dạy những tác phẩm lý luận tràng giang đại hải quý báu đó cho các bạn trẻ học sinh THPT, nhưng đến giờ cũng chịu không thể nhớ được một chữ). Đi hàng đầu trong cuộc “lột xác” và “nhận đường” rất nhanh chóng và dễ dàng này là các ông  Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi …
Nhân dịp Đại hội Đảng CSVN lần thứ XI thành công tốt đẹp, bầu chọn được một Bộ Chính trị toàn những người tài giỏi, trình độ học vấn cao và tầm văn hóa không lùn do ông  TBT có  học vị tiến sĩ ngành Xây dựng Đảng đứng đầu, chúng tôi trân trọng gửi đến bạn đọc một số bài vè được xem là thấm nhuần tính Đảng sâu sắc, góp phần quan trọng vào công cuộc kiến tạo nên chế độ mới "dân chủ gấp triệu lần tư sản" của một số nhà văn nghệ nổi tiếng một thời, để mọi người cùng đọc và suy ngẫm...

Làng Còng

                      Xuân Diệu                                          
                       
           
Sớm nay xa cách làng Còng,
Bước đi một bước, trong lòng mến yêu.
Làng Còng vất vả deo neo,
Tô đong, thóc rẽ bao nhiêu căm thù.
Nông dân lao động bốn mùa,
Trồng bông, bón mía, lại vừa tỉa ngô.
Mùa thường ngập lụt chẳng no,
Chiêm thời thỉnh thoảng mất khô một kỳ.
Tháng ba hái củi nặng nề,
Tháng mười kéo mật đêm khuya thức ròng.
Quay xa biết mấy trăm vòng,
Còm lưng bà mẹ trên khung cửi dài.
Nắng hồng chưa kịp sớm mai,
Lưới, nơm, người đã ngâm ngoài ruộng chiêm.
Làm mà nhà rách vách lem,
Vì chưng địa chủ nằm êm mấy toà!
Làng Còng phát động trải qua,
Cây rung đất chuyển như là mùa xuân.
Mặt người lao động nông dân
Sáng tươi gạt hết mấy lần mây đen.
Lửa hờn nhen nhúm đêm đêm,
Thác căm hờn đã đè trên kẻ thù,
Tôi về hai tháng không lâu,
Cùng nhau bát mẻ, chung nhau chiếu sờn.
Hạt cơm ăn của bà con
Là tình, là nghĩa, là ơn thấm nhuần.
Tay anh tôi nắm, tôi cầm,
Khổ xưa gạn kể, đau ngầm phanh phơi.
Khóc chung nước mắt nghẹn lời,
Cười chung sung sướng với người nông dân.
Thuộc đường, thuộc ngõ quen chân,
Ớt cay, mắm mặn, là dân lang rồi,
Mẹ nhìn con bước xa xôi,
Con nhìn mẹ khuất trên đồi lá xanh.
Sớm nay xa cách lều tranh,
Tưởng như khúc ruột còn quanh làng Còng.

11-1953          
                       
                                               
         

            Gánh
Xuân Diệu
           
Không phải chuyện đời xưa, mà chuyện đời nay,
Có một người chất vạn gánh trên vai,
Vạn gánh đầy tràn, gánh to, gánh nhỏ,
Gánh như núi, gánh dồn như thác đổ
Trên đôi vai. Người ấy gánh, và đi!

Bao nhiêu mặt trận rồi? Bao nhiêu tiền tuyến?
Ba mươi năm! hết chuyến rồi lại chuyến!
Tưởng là đây, nơi nghỉ mệt, lấy hơi,
Tưởng một phút này quạt mát, ngồi chơi,
Nhưng mà không! mới lau mồ hôi trán
Đã lại bước, đặng dành trời ánh sáng!
Vừa sinh ra trong nước mắt, mồ hôi,
Nhổ tre pheo đánh cho địch tơi bời!
Lớn lên trong tù, chân còng xích sắt,
Mà tay trắng thành ngọn dao, đã chặt!
Mới vươn vai, mừng đạp đất đội trời,
Đã ầm ầm lửa khói lũ tanh hôi,
Đã lại trường chinh dọc dài theo biển,
Lấy dãy Trường Sơn làm đòn gánh,
Lấy hai mươi triệu làm một người,
Lấy bốn nghìn năm làm thế dựa,
Như một người gánh nặng đường trơn
Mười ngón chân xoè bám sâu xuống đất,
Bặm môi bước, gánh nặng nề cũng nhấc!
Trận này chưa phải trận cuối cùng:
Đau khổ năm năm, mặt trận dành thống nhất,
Thà nghiến thịt bầm xương
Hơn là đứt gan đứt ruột!
Con người mang muôn gánh ở trên vai
Nhìn mặt trời mọc đỏ, bước khoan thai,
Chân cứng đá mềm, - và đang còn mặt trận
Dài đến vô cùng
Tên gọi là: Xây dựng!

Trăm dâu đổ đầu tằm,
Trăm trách nhiệm đổ vào người trách nhiệm.
Bàn ghế ở đâu xộc xệch: người ấy phải lo.
Đường sá ở đâu bụi bặm: người ấy phải lo.
Trẻ con bụng còn dun lãi: người ấy phải lo.
Hàng xóm bực mình chửi đổng: người ấy phải lo.

Một lá rau, hạt muối: cũng cơ đồ;
Một tấm áo cũng to như biển cả;
Một người khóc, phải giải sầu, nâng đỡ;
Trên núi còn run: lỗi đó tại mình!

Gánh mưa vừa cạn. Gánh hạn đã sang;
Đê mới đắp. Bão rập rình muốn tới.
Chống mù chữ. Chống chữ mù trở lại,
Lo trồng cây. Vì lo thiếu cột nhà.

Chuyện tâm hồn, lo khúc hát, bài ca.
Lo tiếng nói, đặng nói ra khúc chiết.
Vũ trụ đó, mau phòng vào xa tít!
Khối óc luôn luôn khởi những công trình.

Ôi người yêu, yêu hơn cả ái tình,
Người rất mực xa xanh và đỏ thắm,
Người gần gũi và bao la vạn dặm,
Người một người và ức triệu con người,
Ba mươi năm, và sau, trước: muôn đời.
Người gánh gánh của chúng tôi: là Đảng.
Người gánh gánh với chúng ta: là Đảng.
Người gánh ta, ta gánh Người: là Đảng.
Người gánh đất, Người gánh trời: là Đảng.
Ôi ngời ngời Đảng Cộng sản Đông Dương,
Đảng Lao động Việt Nam, là một đó;
Kim tự tháp diệu kỳ trong vũ trụ,
Hồ Chí Minh là đỉnh sáng: ngôi sao,
Và thân mình dám ngạo cả trời cao
Là vai gắn của biết bao đồng chí.
Và nền tảng vững vàng hơn chiến luỹ
Là nhân dân, là dân tộc quật cường.

Không phải chuyện đời xưa, mà chuyện đời nay,
Chuyện đời nay mới cao dày đến thế;
Chuyện của Đảng, lớn lao và tập thể.
Gánh lúc đầu còn đòn gánh thủ công,
Gánh hôm nay đã rèn thép, đúc đồng,
Gánh ngày mai có thể là đòn bẩy
Sức nguyên tử trong tay quần chúng dậy,
Gánh to, gánh nhỏ, nhiệm vụ thật đầy,
Đảng cùng ta phá,
Đảng cùng ta xây!

                                        11-1959      

Ngói mới

Xuân Diệu    
           
                                               
                       
           
Khắp nơi, trên những đường tôi đi,
Tôi đã nghe xao xuyến, rầm rì:
     Ngói mới,
Trên những đường tôi dạo, tôi qua
Tôi đã nghe nhiều, những khúc ca:
     Ngói mới.

Dù đi nhanh, dù đứng lại nhìn,
Trong lòng tôi sắc hãy còn in:
     Ngói mới.
Trong buổi chiều hồng, trong mai xanh,
Mắt tôi giở những trang tốt lành:
     Ngói mới.

Giữa khu phố cũ, hoặc ven hồ
Trên những vườn hoang, trên ngoại ô:
     Ngói mới.
Cất lên trên ruộng, chạy băng đồng,
Chen với lùm cây, soi xuống sông:
     Ngói mới.

Ôi ngàn vạn ngói, nói xôn xao
Như đất ta vui bỗng vọt trào
Ngói mới! Ôi ngàn muôn sức lực
Trải ra thành rộng, dựng thành cao!

Quên sao được lúa thì con gái
Xanh thẫm, dày, chen, gợn đến trời,
Bỗng nở như hoa vừng ngói đỏ
Lúa toan vượt ngói, ngói càng tươi.

Mái nhà máy mới, mái nhà thương,
Mái chợ xum xuê, lại mái trường;
Ngói mới trăm nơi cùng cửa sổ
Xây lên không khí những toà gương.

Tôi đi trên đất nước thân yêu,
Không biết bao nhiêu, chỉ biết nhiều:
     Ngói mới.
Muốn trùm hạnh phúc dưới trời xanh,
Có lẽ tôi cũng hoá thành:
     Ngói mới.

9-1959            
                       
                       
                                               
           
Ðời đời nhớ Ông

Tố Hữu

Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Stalin bên cạnh nhi đồng
Áo Ông trắng giữa mây hồng
Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười
Stalin ! Stalin !
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin !
Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, Ông đã... làm sao, mất rồi !
Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi !
Hỡi ơi, Ông mất ! Ðất trời có không ?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười
Yêu con yêu nước yêu nòi
Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu !
Ngày xưa khô héo quạnh hiu
Có người mới có ít nhiều vui tươi
Ngày xưa đói rách tơi bời
Có người mới có được nồi cơm no
Ngày xưa cùm kẹp dày vò
Có người mới có tự do tháng ngày
Ngày mai dân có ruộng cày
Ngày mai độc lập ơn này nhớ ai
Ơn này nhớ để hai vai
Một vai ơn Bác một vai ơn Người
Con còn bé dại con ơi
Mai sau con nhé trọn đời nhớ Ông !
Thương Ông mẹ nguyện trong lòng
Yêu làng, yêu nước, yêu chồng, yêu con
Ông dù đã khuất không còn
Chân Ông còn mãi dấu son trên đường
Trên đường quê sáng tinh sương
Hôm nay nghi ngút khói hương xóm làng
Ngàn tay trắng những băng tang
Nối liền khúc ruột nhớ thương đời đời
(Tố Hữu, 5-1953)

Bài ca tháng Mười

Tố Hữu

Thủa Anh chưa ra đời
Trái đất còn nức nở
Nhân loại chửa thành người
Ðêm ngày năm man rợ
... Từ khi Anh đứng dậy
Trái đất bắt đầu cười
Và loài người từ đấy
Ca bài ca tháng Mười
Hoan hô Stalin !
Ðời đời cây đại thọ
Rợp bóng mát hòa bình
Ðứng đầu sóng ngọn gió
Hoan hô Hồ Chí Minh !
Cây hải đăng mặt biển
Bão táp chẳng rung rinh
Lửa trường kỳ kháng chiến !
                Tố Hữu, 1950

“ Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin…bất diệt”
                                   Tố Hữu


“Chào 61 đỉnh cao muôn trượng
Ta đứng đây mắt nhìn bốn hướng,
Trông lại nghì xưa, trông tớ mai sau
Trông bắc trông năm trông cả địa cầu”.

Đảng ta đó trăm tay nghìn mắ,t
Đảng ta đây xương sắt da đồng,
Đảng ta muôn vạn công nông,
Đảng ta muôn vạn tấm lòng niềm tin.
Đảng ta Marx –Lenin vĩ đại,
Lại hồi sinh trả lại cho ta,
Trời cao đất rộng bao la,
Bát cơm tấm áo hương hoa hồn người”.

“Đời hết kẻ sống lười, ăn bám
Đời của ai dũng cảm hy sinh
Những người lao động quang vinh
Chúng ta làm chủ của mình từ nay
Nghìn năm giấc mộng đêm ngày
Ba mươi năm Đảng hôm nay có mình…”
                “Ba mươi năm đời ta có Đảng”    

                            Tố Hữu





    
                                          


           
                                               


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét