Nhãn

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2016

Chào ánh sáng, chào những ánh mắt mở ngủ mê

Chào ánh sáng, chào những ánh mắt mở ngủ mê

Tuấn Khanh
 
Sự kiện tin tặc Trung Cộng tấn công vào hệ thống IT của phi cảng Tân Sơn Nhất và Nội Bài, ngày 29/7, như có một luồng ánh sáng chớp lóe lên trong suy nghĩ của hàng triệu người dân Việt. Hy vọng thay, đó là khoảnh khắc sẽ thức tỉnh được nhiều con người về hiện trạng đất nước.
Có lẽ, bất kỳ ai vẫn lớn tiếng kêu to rằng đừng quan tâm chính trị, hãy chỉ lo làm ăn – làm giàu, và hãy cứ phỏ mặc cho Nhà nước giải quyết mọi chuyện, lúc này sẽ phải dành chút ít thời gian nghĩ về thân phận của mình và gia đình mình. Trên các chuyến bay của ngày 29/7, một nhà triệu phú hay một người nghèo khó đều có thể bỏ xác ngay trên đất nước mình trong niềm tin cố thơ ngây phi chính trị ấy. Có hơn 400.000 hành khách đã bị ảnh hưởng như vậy từ hành động cảnh cáo của nhóm tin tặc 1937cn, do Bắc Kinh tài trợ và nuôi dưỡng, mà bên cạnh đó, có những lời tố cáo cho biết các thành viên của nhóm này đã xâm nhập từ lâu vào hệ thống IT của Việt Nam. Dĩ nhiên, còn chưa tính tới việc có ai đó là kẻ phản bội và bán đứng các thông tin quan trọng cho giặc phương Bắc.

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2016

“Bác sĩ trưởng khoa” hay bi kịch một thời của người trí thức Việt Nam?


“Bác sĩ trưởng khoa” hay bi kịch một thời của người trí thức Việt Nam?



Đặng Văn Sinh






Nếu đọc kỹ ở cấp độ sâu hơn, chúng ta sẽ nhận ra một điều, “Bác sĩ trưởng khoa”* không đơn thuần chỉ là cuốn tiểu thuyết hư cấu được hình thành trên nền tảng những đặc điểm của Chủ nghĩa hiện thực cổ điển rất phổ biến ở thế kỷ XX, đem đến cho người đọc những trang viết đầy cảm xúc, mà phía sau nó, còn một hồ sơ chuyên môn, được ghi chép trung thực bởi một nhà văn, vốn là chuyên gia phẫu thuật, dưới dạng những đoạn hồi ức như một thủ pháp đông hiện, phơi bày những góc khuất của ngành y mà dư luận công chúng chưa từng biết đến. Đồng thời, cũng từ mặt trái của chuỗi bệnh viện công, người ta có quyền suy luận đến hiện trạng xã hội, một hiện trạng rất không bình thường, ẩn chứa nhiều rủi ro bất trắc, liên quan đến số phận cộng đồng nhưng lại bị giấu kín qua lớp vỏ bọc hào nhoáng.

TÔI ĐỀ NGHỊ NÊN NGỪNG GIẢI THƯỞNG VỀ VHNT CỦA NHÀ NƯỚC



TÔI ĐỀ NGHỊ NÊN NGỪNG GIẢI THƯỞNG VỀ VHNT CỦA NHÀ NƯỚC

Trần Nhương
Chủ nhật ngày 24 tháng 7 năm 2016 4:20 PM

Tôi phải nói ngay, tôi chưa bao giờ đăng kí dự Giải thưởng Nhà nước nên ý kiến của tôi không phải ganh ghét so bì gì.
Tôi vừa đi Kỳ Anh Hà Tĩnh 4 ngày về đang muốn viết gì đó, nhưng việc Giải thưởng làm tôi phải lên tiếng ngay.
Tôi đề nghị ngừng Giải thưởng chắc sẽ có đồng nghiệp nói ông không dự giải thì để chúng tôi, cắc cớ chi mà đề nghị ngừng. Thưa các bạn, ý kiến tôi chỉ là rất li ti, chắc gì Nhà nước nghe mà các bạn lo. Xin các bạn hãy cứ hy vọng, “đến hẹn lại lên” 5 năm nữa có thể có bạn.
Tôi đề nghị ngừng Giải thưởng Nhà nước vì mấy lẽ sau đây:
1- Kiểu Giải thưởng và phong tặng Danh hiệu nghệ sỹ của ta là học mót anh CCCP, nó cũ mèm. Nước họ thì đủ năng lực, còn ta chủ yếu là cảm tính, cảm tình.
2- Giải thưởng VHNT nhưng khi xét thì không dựa vào VHNT là mấy. Thì như năm 2016 các vị văn tài được độc giả tôn vinh thì Nhà nước lắc đầu….
3- Hội đồng tham mưu cho Nhà nước chủ yếu soi nhân thân, cố chấp mà thực chất có vị không am hiểu phẩm hạnh của VHNT
4- Nếu so bì các vị được giải năm nay và các năm trước thì đa phần các nhà văn Việt Nam đều được giải, vậy là Giải đã quần chúng hóa, bình dân hóa. Trong số 22 vị hội đủ phiếu chỉ chừng một nửa xứng đáng.
5- Sinh ra Giải thưởng, bỏ phiếu thì có chuyện “chạy” giải, xin phiếu. Nhà nước không nên có mảnh đất để sinh thêm tiêu cực .
6- Chi phí cho giải thưởng khá tốn kém mà tác dụng tôn vinh chẳng đáng là bao, có khi còn tôn vinh không trúng, trong khi nợ công tăng nhanh, dân đã nghèo lại cõng thêm đóng góp.
Tôi đề kiến nghị:
1- Các Giải VHNT và các ngành khác để cho các chuyên ngành trao giải, họ thuộc nhau, họ có chuyên môn về ngành mình hơn. Thí dụ Giải thưởng hàng năm của Hội Nhà văn VN cũng danh giá đáng tôn vinh.
2- Nếu Nhà nước cố kiết vẫn muốn trao giải cho tỏ rõ quan tâm đến trí thức thì nên đổi tên giải, Thí dụ “Giải thưởng đúng đường lối”, hay “”Giải thưởng VHNT nhiệm kỳ”….
Các vị tiền bối như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ...chả có giải gì mà văn chương của họ "Kim cương bất hoại". Đến như Bác Hồ, khi Quốc hội đề nghị trao Huân chương Sao vàng cho Cụ, Cụ từ chối. Đến khi Cụ về với Cacmac Lenin vẫn không có huân chương giải thưởng gì. Sao chúng ta không học tập cụ Hồ ? Những người sáng tạo VHNT được bạn đọc ghi nhận là phần thưởng to nhất rồi !
Trần Nhương
Nhà văn