Gặp lại một
người bạn nhỏ,
cuốn biên niên
sử về một thế hệ thanh niên Thủ đô mùa đông năm 1946
(Tham luận đọc tại Hội thảo khoa học 100 năm ngày sinh nhà văn – học giả Nguyễn Đổng Chi
tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 7 tháng 5 năm 2015)
Đặng Văn Sinh
I. Mở đầu
Giáo sư Nguyễn Đổng Chi là
nhà một văn hoá lớn của Việt Nam.
Ông thành công trong nhiều lĩnh vực
nghiên cứu như văn học, sử học, khảo cổ học, dân tộc học với những tác phẩm nổi
tiếng như Mọi Kontum (nghiên cứu dân tộc học, viết chung với Nguyễn Kinh
Chi – 1937); Túp lều nát (phóng sự về tệ nạn cường hào ở nông thôn Nghệ
Tĩnh, 1937); Việt Nam cổ văn học sử (nghiên cứu văn học sử, 1942); Hát
giặm Nghệ Tĩnh (nghiên cứu dân ca, 1944); Lược khảo về thần thoại Việt
Nam (1956); Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (5 tập, 1957 – 1960, viết
chung); Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (5 tập, 1957 – 1982); Địa
chí văn hoá dân gian Nghệ Tĩnh (1980 – 1984), Góp phần tìm hiểu phong
trào nông dân trong lịch sử (3 tập, 1965 – 1978, chưa xuất bản). Tuy nhiên,
Nguyễn Đổng Chi còn là một nhà văn mà không phải ai cũng biết đến nếu chưa đọc
cuốn sách Gặp lại một người bạn nhỏ nổi tiếng của ông.
Cho đến nay, Gặp lại một
người bạn nhỏ đã được in đến 4 lần bởi 3 nhà xuất bản. Lần thứ nhất, nhà
xuất bản Hội Nhà văn, 1957. Lần thứ hai,
nhà xuất bản Hà Nội, 1986. Lần thứ ba, nhà xuất bản Văn học 1999. Và, lần thứ
tư, kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long – Hà Nội, do nhà xuất bản Hà Nội ấn hành
với văn bản đầy đủ nhất còn lưu giữ trong thư viện gia đình tác giả.