Nhãn

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013



Đọc "Gió đi dưới trời"của Thế Dũng

Đỗ Trường


Đ
úng như đã hẹn, trưa thứ bảy vừa rồi nhà thơ Thế Dũng tạt qua chỗ tôi. Anh đeo cái túi lệch cả người. Thấy vậy, tôi vỗ vỗ vào túi. Anh cười, có quà em thích. Rồi anh cởi túi đưa cho tôi, nặng như cục gạch. Vợ tôi giữ anh ở lại dùng cơm trưa. Anh bảo, phải đi ngay, sắp đến giờ làm việc với khách hàng rồi, có tập tùy bút, đối thoại vừa ra lò, tặng cho bọn em đọc chơi. Tôi lôi cục gạch của anh ra, lướt đọc Gió Đi Dưới Trời. Thế Dũng bước lên xe, tôi kéo cửa hỏi, gió nào chẳng đi dưới trời, sao lại có cái tên mập mờ, đánh đố thế này?
Đấy mới là chữ, đọc em sẽ hiểu nghĩa của nó, rồi anh vội phóng xe đi.
Gió Đi Dưới Trời* của Thế Dũng gồm ba phần, tùy bút, đối thoại và hồi âm, được in trong gần bảy trăm trang sách. Không biết Thế Dũng đã có chân trong hội nhà văn Việt Nam ở trong nước hay chưa? Và nếu như Thế Dũng chưa có trên dưới 20 cuốn sách đã in. Thế quái nào tôi cũng xui lão, xẻ cuốn này, đảo đi đảo lại bài đóng thành 3 tập, đặt đơn vào hội như mấy đồng chí viện trưởng, thứ bộ trưởng trong nước đã từng làm. Có thêm một chút thập thò sau trang sách, tôi bảo đảm chắc như mỳ ăn liền. Nhưng đọc hết cuốn sách, tôi lại giật mình, thế này thì không ổn. Nếu như đứng trên quan điểm của bà vợ, chính trị viên trong nhà của tôi, cuốn sách này dứt khoát phải loại ra một nửa, khi phát hành trong nước. Vì Thế Dũng dám cả gan bóp dái ngựa hơi bị nhiều, ngoài ra, viết đối thoại, phỏng vấn với những cái tên còn đại kị, như Cù Huy Hà Vũ, Vũ Thư Hiên, Hồ Trường An, Viên Linh….

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

Thấy gì qua vụ bài báo 'Rửa vàng bằng cơ chế' bị bóc



Thấy gì qua vụ bài báo 'Rửa vàng bằng cơ chế' bị bóc?

Vualambao  - Sáng 24-4, Báo Thanh Niên đăng bài “đinh” về đề tài kinh tế: Rửa vàng bằng cơ chế?. Theo bài báo, cơ chế quản lý vàng tù mù, rối rắm, bất minh của Ngân hàng nhà nước đẻ ra tình trạng chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế cao bất thường trong mấy năm qua, tạo kẽ hở để ai đó trục lợi hàng trăm triệu USD, gây mất ổn định nền kinh tế - tài chính – tiền tệ quốc gia.
Với những dữ liệu cụ thể về từng chủng loại, số lượng, giá trị nhập vàng của Việt Nam trong 2 năm 2011 và 2012, lấy từ Hiệp hội Vàng thế giới và bối cảnh thị trường vàng Việt Nam, lập luận của bài báo là có căn cứ và khá thuyết phục.
Thiết tưởng, một bài báo kinh tế, chỉ ra những bất cập trong công tác quản lý, sẽ được giới chức hữu trách nghiêm túc nghiên cứu, để điều chỉnh chính sách sao cho đúng đắn, góp phần tháo gỡ khó khăn đang trầm trọng của nền kinh tế, nào ngờ…Ngay tối 24-4, Thời sự VTV1 đưa tin, chiều cùng ngày, Ngân hàng nhà nước đã họp báo, ra thông cáo bác bỏ quan điểm bài báo Rửa vàng bằng cơ chế?, lớn tiếng chối bỏ sự thật rành rành giành độc quyền cho thương hiệu vàng miếng SIC(!?). Trước đó vài giờ, trên thanhnienonlines, bài báo trên bỗng âm thầm không cánh mà bay! Rõ ràng, phản ứng của Ngân hàng nhà nước trong vụ này bén nhạy và quyết liệt hơn hẳn phản ứng của Bộ Ngoại giao Việt Nam sau mỗi lần Trung Quốc xâm phạm thô bạo chủ quyền. Theo kinh nghiệm của báo giới, việc “bóc” bài báo trên ngoài tầm tay của Thống đốc Bình. Muốn “bóc” được, phải có lệnh từ Trưởng ban Tuyên giáo Đinh Thế Huynh, hoặc Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, hay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013


Đi tìm cái tôi đã mất
(Tuỳ bút chính trị)
Nguyễn Khải

1.
N
ăm 70 tuổi tôi bắt đầu chán viết, người rã ra, đọc sách cũng nằm, đọc được mười lăm phút chữ nghĩa đã loè nhoè, chả rõ mình đang đọc cái gì. Rồi ngủ. Ngủ như chim, một chớp mắt đã tỉnh, tiếp tục đọc nốt cái nửa trang đọc dở vẫn cứ lờ mờ vì chả còn nhớ họ viết cái gì trong cái nửa trang vừa đọc. Cũng năm ấy tôi được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 2. Mừng thì rất mừng nhưng tôi đã nhận ra ngay đây là tấm bia mộ sang trọng cắm lên một đời văn đã tới hồi phải kết thúc. Thế là lại buồn, ra vào ngẩn ngơ cả tháng. Rồi quyết định ra chơi ngoài Bắc, trở lại quê ngoại là nơi tôi đăng ký tòng quân năm 1946, cũng là nơi tôi tập tọng viết những bài báo kháng chiến đầu tiên in litô vào năm 1949. Nó mở đầu cho nhiều chục năm tiếp theo, vừa là anh bộ đội vừa là nhà báo nhà văn.
Cái thị xã quạnh quẽ, tơi tớp, tối tăm, toàn một màu xanh và đen những năm nào, giờ đã biến hoá thành một quận của Hà Nội hay Sài Gòn hôm nay. Lại nhớ tới những dãy phố ngắn ngủi, nhà thấp, hè hẹp, rợp bóng nhãn, mặt người hiền lành, dáng đi thong thả, thị xã như cái làng lớn, đi một đoạn đường phải chào hỏi không biết bao nhiêu là người vì toàn người quen cả. Năm chục năm sau, trở lại cái thị xã của tuổi mới trưởng thành, mà là trở về lần thứ ba (hai lần trước cách đây đã hơn hai chục năm), cái mảnh đất thân thuộc đã hoá ra xa lạ. Đạp xe cả ngày chả gặp người quen nào, hoặc có gặp nhưng đã là hai ông già ở tuổi bảy mươi làm sao nhớ lại gương mặt của nhau cái thời mới mười tám đôi mươi. Lần về thứ hai vẫn còn ba người quen cũ, một người là Thuận, đại tá về hưu, một người là Tùng, trung đội phó, một người là Mễ, tiểu đội trưởng là những cấp chỉ huy đầu tiên của tôi trong cuộc sống quân ngũ. Lần này về gặp anh Thuận, cũng là ông chủ báo đầu tiên của tôi, anh hơn tôi vài tuổi. Còn hai người kia đều mới mất ở tuổi ngoài bảy mươi cả. Đường phố không quen, mặt người không quen, còn lại một ông bạn thân tối ngày đi họp, đủ các thứ hội hè để ông đến họp, vẫn là cái khát khao của người đã già, đã nghỉ hưu có dịp gặp lại bạn cũ, trò chuyện là chính, nhắc lại chuyện ngày xưa là chính, rồi than thở, đủ thứ than thở, chuyện nhà chuyện nước.

Báu vật của đại gia

Truyện ngắn của Nguyễn Toàn Thắng


Chắc không phải là ngẫu nhiên, sau khi đại gia ngân hàng Trầm Bê thuộc "nhóm lợi ích" bất khả xâm phạm, mất đôi sừng tê giác tại tư dinh (là một quần thể lâu đài khổng lồ giữa vùng nông thôn nghèo), được mua từ Nam Phi theo một lộ trình vòng vèo, qua mặt rất nhiều cửa khẩu hải quan và cảnh sát quốc tế, thì tác giả Nguyễn Toàn Thắng viết truyện ngắn "Báu vật của đại gia" đăng trên tạp chí Nhà văn số tháng 3 năm 2013. Đây là một truyện ngắn hay được viết bằng "giọng điệu hài hước, giễu nhại rất đặc trưng...", đọc xong khiến người ta không khỏi liên hệ đến những nhân vật tai to mặt lớn ẩn hiện phía sau nhân vật tổng giám đốc Tháu. Nhưng trước khi thưởng thức tác phẩm, bạn đọc hãy tham khảo câu chuyện Mất sừng tê giác và Một cái sừng tê giác là của anh Ba...

ĐVS

Dinh thự của đại gia Tháu - Tổng giám đốc một công ty lớn - mất bảo vật. Một đôi sừng thú quý hiếm, có tên trong sách đỏ từ ngày đầu xuất bản. Loài thú này nghe đâu chỉ có trong truyền thuyết, hiếm hoi lắm đại gia Tháu mới sở hữu được. Thế mới là quý, chứ sừng tê ngà voi thì quá dễ mua, miễn là có tiền. Người xưa còn truyền lại rằng, ai cầm đôi sừng con thú ấy bước xuống nước thì làn nước tự rẽ làm đôi. Đấy là ngày xưa thôi, chứ bây giờ cần gì phải cầm để xuống nước, đã đến cỡ mua được sừng rồi thì đủ tiền mua luôn cả tàu ngầm lặn ngắm san hô cho nó đẹp, chứ cầm đôi sừng đi xuống nước thời này lại chẳng giống bệnh nhân tâm thần lắm hay sao? Chưa ai thử công dụng tránh nước, chứ công dụng chữa bệnh trên bảo dưới không nghe của đôi sừng này thì đã danh bất hư truyền từ lâu. Nghe nói, chỉ cần mài một chút bột sừng hòa với nước hai sôi ba lạnh là đã đủ trả bài một trăm hai mươi phút không kể thời gian chép đề. Chẳng may đổ nhầm bột sừng vào bát mỳ tôm, tức thì sợi mỳ đứng lên vuông 90 độ không thiếu độ nào.
Đại gia Tháu đau xót lắm. Mất của đã đành. Lại còn mất uy tín. Bởi đây là đồ ông được biếu và đã hứa biếu tiếp cho một ân nhân khác. Ngày trước, khi còn tay trắng, ân nhân ấy đã giúp đỡ ông Tháu được như ngày hôm nay. Còn việc ân nhân này có biếu ai nữa hay để dùng thì chưa biết. Mà gã trộm nào cũng ác, có con mắt tinh đời, lấy ngay đồ quý nhất. Đại gia Tháu khẩn cấp đi trình báo mất trộm. Làm tổng giám đốc một công ty lớn, ông phải làm việc theo nguyên tắc, theo quy định để người ta còn trông vào. Thiếu gì đại gia chỉ vì một câu nói, một hành vi bột phát mà rồi thân bại danh liệt, ôm hận thiên thu.

Đất nước có bao giờ buồn thế này chăng?


Đất nước có bao giờ buồn thế này chăng?

Trần Mạnh Hảo
imagesLời mào đầu của tác giả: Tôi viết bài thơ này sau khi đọc bài thơ “ Đất nước những tháng năm thật buồn” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Xin cám ơn nhà văn Nguyễn Quang Lập đã đăng bài thơ này trên trang web Quê choa ngay sau khi tác giả gửi đến. ( tại đây)
Cũng xin cám ơn nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã gợi hứng cho tôi viết bài thơ “Đất nước có bao giờ buồn thế này chăng ?”. Nguyễn Khoa Điềm thế hiện trong bài thơ “ Đất nước những năm thángthật buồn” là một con người cô đơn tuyệt đối trong một xã hội mà đảng cộng sản muốn tập thể hóa cả tấm hồn con người. Sao trong chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa vui hơn tết này mà nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lại thấy đất nước mình buồn thảm dường ấy ? Những câu thơ tuyệt hay mà nhà thơ rút ra từ gan ruột đã làm tôi choàng váng :
Bây giờ lá cờ trên Cột cờ Đại Nội
Có còn bay trong đêm
Sớm mai còn giữ được màu đỏ ?
Bây giờ con cá hanh còn bơi trên sông vắng
Mong gặp một con cá hanh khác ?
Bao giờ giọt nước mắt chảy xuống má
Không phải gạt vội vì xấu hổ
Ngước mắt, tin yêu mọi người
Ai sẽ nắm vận mệnh chúng ta
Trong không gian đầy sợ hãi ?

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013


Bàn qua về hội chứng tuyệt đối trong “Chủ Nghĩa Duy Ác” của Marx [2]

k mChính Engels nói trong bài phát biểu trước mộ Marx trong đám tang của ông này, khẳng định Marx đã tiếp thu học thuyết đấu tranh sinh tồn nơi thực động vật làm học thuyết đấu tranh giai cấp trong xã hội loài người : “Giống như Darwin phát hiện ra quy luật của sự tiến hóa tự nhiên đấu tranh sinh tồn, do đó, Marx phát hiện ra quy luật của của sự tiến hóa trong lịch sử nhân loại”
Darwin và Marx trong việc tuyệt đối hóa cái ác trong sự tiến hóa của tự nhiên và sự tiến hóa của xã hội loài người đã có sai lầm đáng tiếc.
THIỆN & ÁC là phạm trù của thế giới tự nhiên và dĩ nhiên là của cả xã hội loài người.

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

Đổi tiền và thu hồi hàng tỷ đô la tẩu tán...


Đổi tiền và thu hồi hàng tỷ đô la tẩu tán của Nguyễn Thanh Phượng - Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh là giải pháp tối ưu giải cứu kinh tế Việt nam...

 Vualambao - Nền kinh tế Việt Nam ngày càng thảm hại, nợ xấu dù cho các phương tiện truyền thông lề Đảng với các số liệu thông kê đã được 'chế biến' theo đơn đặt hàng của Chính Phủ, cũng không thể che dấu được thực trạng: Nền kinh tế đang vào đà suy thóa trầm trọng hơn, hầu hết doanh nghiệp còn sống sót đến hôm nay thật sự cũng đang 'chạy ăn' từng bữa và cái chết đã được báo trước...

Các giải pháp về giải cứu bất động sản, về thành lập công ty mua bán nợ xấu, rót tiền cho NHNN để 'cứu' các ngân hàng thương mại... mà thời gian qua Chính Phủ rầm rộ đưa ra thực chất chỉ là những chính sách phục vụ cho các nhóm lợi ích của các bố già Đen - Đỏ ... Hơn nữa để có tiền thực hiện thì Chính Phủ sẽ lại in tiền và lạm phát sẽ vì thế mà gia tăng. Cái vòng tròn luẩn quẩn này sẽ khó mà giải mã được...
Chính Phủ Việt Nam càng ngày càng thể hiện sự yếu kém trong điều hành kinh tế mà hậu quả của nó đang kéo quá dài, ảnh hưởng trầm trọng đến cuộc sống người dân, đến các doanh nghiệp, đến cả đất nước mà có thể phải mất đến 5-1 năm nữa dể hồi phục.


So sánh hiến pháp Việt - Trung - Triều

Nguyễn Giang


Trong cuộc tranh luận về Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp tại Việt Nam đã và đang có những kiến nghị sửa đổi phần nói về thể chế, quốc hiệu, quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản, quyền sở hữu đất và nhiều điều quan trọng khác.
Đây cũng là lúc cần tìm hiểu các quy định này trong Hiến pháp một số nước có đảng cộng sản lãnh đạo khác ở châu Á như Trung Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên để xem họ có thay đổi không và nếu có thì như thế nào.
Trung Quốc: Đảng và Quốc gia


Quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở TQ ẩn vào Lời Mở Đầu của Hiến pháp
Trong Hiến pháp 1982 của Trung Quốc, sửa đổi lần cuối năm 2004, quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản không được ghi ở điều 4.
Điều số 4 của họ nói về 'Quyền bình đẳng của các dân tộc và sắc tộc thiểu số ở nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa', và quy định về các khu tự trị.
Trong toàn bộ các chương mục của Hiến pháp CHNDTH 1982 không có điều nào về sự lãnh đạo độc tôn của Đảng Cộng sản mà chỉ gồm các quy định về bộ máy nhà nước.
Vị trí của Đảng Cộng sản chỉ được ghi ở Lời Mở Đầu rằng Đảng “lãnh đạo với mục tiêu dẫn dắt Trung Quốc trong công cuộc hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa”.
Như thế, đây là vai trò không phải duy nhất, vĩnh viễn và vô điều kiện mà gắn liền với một nhiệm vụ cụ thể.

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

Hiến Pháp Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ


Hiến Pháp Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ


Toàn văn Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ sau đây phản ánh câu chữ và cách sử dụng nguyên bản. Các dấu ngoặc vuông [ ] thể hiện những phần đã bị thay đổi hoặc bị thay thế bởi các sửa đổi.
Lời mở đầu
Chúng tôi, nhân dân Hợp chúng quốc Hoa Kỳ với mục đích xây dựng một liên bang hoàn hảo hơn nữa, thiết lập công lý, đảm bảo an ninh trong nước, tạo dựng phòng thủ chung, thúc đẩy sự thịnh vượng trong toàn khối, giữ vững nền tự do cho bản thân và con cháu chúng ta, quyết định xây dựng Hiến pháp này cho Hợp Chúng quốc Hoa Kỳ.
Điều I
điều I, Khoản 1
Ngành Lập Pháp
Toàn bộ quyền lực lập pháp được thừa nhận tại đây sẽ được trao cho Quốc hội Hoa Kỳ. Quốc hội gồm có Thượng viện và Hạ viện.
Điều I, Khoản 2
Hạ Viện
 (1) Hạ viện sẽ gồm có các thành viên cứ 2 năm một lần được dân chúng ở các bang bầu ra. đại cử tri ở mỗi bang phải có phẩm chất cần thiết như là phẩm chất của đại cử tri ở bang có cơ quan lập pháp đông đảo nhất.
 (2) Những người có thể được bầu làm hạ nghị sĩ phải từ 25 tuổi trở lên và phải là công dân của Hoa Kỳ ít nhất 7 năm và vào thời điểm được bầu phải là cư dân ở bang mà người đó được lựa chọn.
 (3) Hạ nghị sĩ và các loại thuế trực thu sẽ được phân bổ theo các bang [mà có thể tính gộp vào trong Liên bang tùy theo số lượng tương ứng được xác định bằng cách tính tổng số gồm những người tự do, kể cả những người làm việc theo thời hạn và 3/5 số những người còn lại, không tính những người da đỏ vốn không nộp thuế] . Công việc thống kê thực sự sẽ tiến hành trong vòng ba năm sau cuộc họp đầu tiên của Quốc hội Hoa Kỳ và 10 năm một lần tiến hành theo luật định. Mỗi hạ nghị sĩ sẽ đại diện cho không quá 30.000 người. Nhưng mỗi bang sẽ có ít nhất một hạ nghị sĩ. Và trước khi việc thống kê và điều tra dân số được tiến hành, thì bang New Hampshire sẽ được quyền bầu ba đại biểu, bang Massachusetts được bầu tám đại biểu, bang đảo Rhodes và Providence Plantations được bầu một đại biểu, bang Connecticut được bầu năm đại biểu, bang New York được bầu sáu đại biểu, bang New Jersey bốn đại biểu, bang Pennsynvania tám đại biểu, bang Delaware một đại biểu, bang Maryland sáu đại biểu, bang Virginia mười đại biểu, bang Bắc Carolina năm đại biểu, bang Nam Carolina năm đại biểu và bang Georgia ba đại biểu.
 (4) Khi khuyết ghế dân biểu ở bất cứ một bang nào thì chính quyền ở đó sẽ ban hành lệnh bầu cử để bổ sung vào những chỗ trống đó.
 (5) Hạ viện sẽ bầu ra Chủ tịch và các quan chức khác của Viện và họ là những người duy nhất có quyền kết tội các quan chức.

Bàn qua về hội chứng tuyệt đối trong “Chủ Nghĩa Duy Ác” của Marx [1]


Trần Mạnh Hảo
(Viết nhân dịp kỷ niệm 195 năm ngày sinh của Karl Marx (5.5.1818 – 5.5.2013) và kỷ niệm 130 năm ngày mất của ông (14.3.1883- 14.3.2013)
“Cái Tuyệt đối, ấy là thực tính của mi!”
(lời phán của thần Apollon được ghi trong đền Delphes)
Tên:Karl Heinrich Marx Sinh:	5 tháng 5, 1818 (Trier, Đức) Mất:	14 tháng 3, 1883 (64 tuổi) (Luân Đôn)
Tên: Karl Heinrich Marx
Sinh: 5 tháng 5, 1818 (Trier, Đức)
Mất: 14 tháng 3, 1883 (64 tuổi) (Luân Đôn)
Ngày 14-3- 2013 vừa qua là ngày giỗ lần thứ 130 năm của Karl Marx –ngày giỗ năm chẵn, một ngày giỗ tổ quan trọng nhất của những người cộng sản Việt Nam. Lạ thật, tịnh không thấy báo Nhân Dân, Tạp chí cộng sản, báo Quân đội nhân dân hay Hà Nội mới, Sài Gòn giải phóng, Công an nhân dân, Công an TP.HCM… những tờ báo cuối cùng ở Việt Nam thề quyết bảo vệ chủ nghĩa cộng sản tới chết nhắc tới ngày giỗ tổ của đảng cộng sản Việt Nam. Chúng tôi đã vào công cụ tìm kiếm http://google.com đánh mã tìm kiếm: “kỷ niệm 130 năm ngày mất của Karl Marx và 195 ngày sinh của Marx” hiện ra 18 đề mục, chỉ có câu lạc bộ chơi tem Việt Nam (CLB Viet Stamp) nhắc đến hai ngày này bằng con tem có hình Marx mà thôi. Vì sao Đảng cộng sản Việt Nam lại lờ tịt ngày giỗ tổ, không thèm thắp cho cụ cố tổ “thiêng liêng” của mình một nén nhang? Có phải Đảng cộng sản Việt Nam đã chủ động bỏ ngày giỗ tổ, dấu hiệu cho thấy Marx đã bị chính những người cộng sản Việt Nam khai tử? Họ chỉ còn dùng tên ông và chủ nghĩa của ông để làm bình phong giữ đặc quyền đặc lợi mà thôi. Cũng có thể đảng cộng sản Việt Nam thấy đảng cộng sản Trung Quốc trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII ngày 17-12-2012 vừa qua đã im lặng từ bỏ Marx- Lenine- Mao Trạch Đông, không còn nhắc tên ba ông tổ này trong các văn kiện chính thức của đại hội, nên đảng cộng sản Việt Nam cũng a tòng noi theo chăng? Qủa thực, từ năm 1978, đảng cộng Trung Quốc đã chôn sống chủ nghĩa Marx bằng cách xây dựng kinh tế thị trường, tức kinh tế tư bản. Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã chôn chủ nghĩa cộng sản bằng cách xây dựng xã hội tư bản chủ nghĩa vào năm 1986. Bởi, chủ nghĩa Marx về bản chất là một học thuyết kinh tế. Họ bỏ giỗ ông tổ Marx là quá logic.

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Năm lần “phá” Chủ nghĩa xã hội để tồn tại


Năm lần “phá” Chủ nghĩa xã hội để tồn tại

Nhà thơ Ngô Minh


Không ai biết Chủ nghĩa xã hội (CNXH) là một hình thái xã hội như thế nào. Nó có trong trí tưởng của ai đó hay có ở hành tinh khác. Chỉ nghe thầy giáo chính trị giảng đi giảng lại trong lớp học từ bé lớp một cho đến sinh viên đại học, rằng: Nước ta đang xây dựng CNXH, giai đoạn đầu của Chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa xã hội là sung sướng gấp vạn lần, dân chủ, tự do gấp vạn lần chủ nghĩa tư bản. Nhưng thực tế ở nước ta (và nhiều nước CNXH “anh em” khác như Trung Quốc, Triều Tiên, Cuba, các nước Đông Âu, Liên Xô (cũ) 80 năm qua, càng xây dựng CNXH thì cuộc sống càng đi xuống, bị kềm nén không có tự do báo chí, không có tự do lập hội, thiếu dân chủ, v.v. Chỉ đi xe chục tiếng sang Thái Lan, thấy đời sống nước họ, tự do dân chủ nước họ mà thèm. Đó là chưa nói đến Hà Lan, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Đan Mạch… cuộc sống của họ là thiên đường thực sự. Ở xứ ta, chỉ có giai cấp lãnh đạo Đảng, Chính quyền là ngày càng giàu sang và quyền lực. Các nước Đông Âu và Liên Xô đã làm một cuộc “cách mạng mềm” lật đổ CNXH để xây dựng cuộc sống mới. Bốn trăm triệu người ở Liên Xô và Đông Âu được giải phóng, vô cùng hoan hỷ. Nước ta từ năm 1954 ở miền Bắc và từ sau năm 1975 trên cả nước, ai cũng nhận thấy càng xây dựng CNXH thì dân càng đói kém, cuộc sống càng bị o ép khổ cực. Đến bây giờ nước ta vẫn được xếp hạng một trong những nước nghèo nhất thế giới. Nhưng nhân dân ta đã có những cuộc vượt phá chiếc “vòng kim cô” “CNXH” để mưu sinh và tồn tại rất ngoạn mục.

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Thế Dũng, người đã kịp đến Berlin ngồi nấc


 Thế Dũng, người đã kịp đến Berlin ngồi nấc

Đỗ Trường

             Thế Dũng râu dài và Đỗ Trường

Tôi có ông bạn là nhà thơ, cựu sinh viên khoa ngôn ngữ trường đại học tổng hợp Mockau, hiện cư ngụ tại Nga. Hắn cũng là người chăm đọc. Với hắn, ở Đức chỉ có Thế Dũng biết làm thơ. Chẳng biết hắn đùa hay thật bảo, không hiểu tại sao, đọc thơ Thế Dũng, cứ như bị ma ám ấy, chúi đầu vào đọc, chưa đến trang cuối cùng, không thể dứt ra được.  Mặc dù rất thích và yêu thơ cũng như con người Thế Dũng, nhưng tôi không có suy nghĩ cực đoan như nó. Cự lại với nó như vậy,  nhưng cũng phải thừa nhận, thơ của Thế Dũng có một cái gì đó day dứt và ám ảnh, phảng phất tính thiền triết. Vì vậy, đọc thơ của Thế Dũng, tôi cũng cảm thấy cực nhọc có lẽ không kém, như lúc ông đang ngồi viết ra nó. Đọc, ngẫm nghĩ, chợt hiểu ra, sướng nhẹ cả người như vừa chùm chăn ôm nồi nước xông giải cảm vậy.
Nếu như được phép đánh giá về các nhà thơ ở trong nước, cũng như hải ngoại, tôi cho rằng Thế Dũng nằm trong số những nhà thơ, nhà văn đa tài. Nhưng sự rong chơi, “tử“ về thơ của ông có lẽ chỉ xếp sau nhà thơ “Cây Táo Ông Lành“ Hoàng Cát.
Hôm rồi ghé thăm vợ chồng nhà thơ Thế Dũng, trong thư phòng có đôi câu đối rất đẹp. Thấy tôi ngẩn tò te nhìn, anh giải thích: Ông nội anh, cụ Vũ Duy Hiệu làm nghề dạy học, nổi tiếng hay chữ. Học trò cụ, nhiều người học giỏi. Có học trò sau khi đỗ đạt, đã viết tặng cụ đôi câu đối này, tỏ lòng tôn kính:
Nhân Sư phong độ thanh như ngọc
  Học hải văn chương dũng tự trào
Cải cách ruộng đất cụ bị đưa ra đấu tố. Không chịu nhục, cụ thắt cổ tự tử. Thơ văn của cụ bị các ông đội và ông bà bần cố đốt sạch. Tôi bảo, chữ Dũng ở vế sau câu đối đã vận vào Thế Dũng ngay từ lúc chưa chào đời. Thế thì, cái nghiệp văn chương của cụ, anh phải gánh tiếp là lẽ đương nhiên rồi. Thế Dũng ca cẩm, một xã hội giao vào tay những kẻ đốt sách, làm sao khá lên được. Thế Dũng, quả thật là con người cẩn thận, gia phả dòng họ Vũ được anh chia kẻ, từng chi, ngành rất rõ ràng. Cụ nội anh, cụ Vũ Thu(1857-1927) là Hàn Lâm Học Sĩ, được vua ban áo mũ, làm việc trong Quốc Tử Giám. Anh bảo, nếu có điều kiện, sẽ về xứ Đông tìm lại di cảo và những gì còn liên quan đến cụ.

Tái cơ cấu kinh tế: bổ đề cơ bản


Tái cơ cấu kinh tế: bổ đề cơ bản

Tiến sĩ Toán học Nguyễn Ngọc Chu

Ngày 6-4 Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2013 đã kết thúc tại Nha Trang với một không khí bi quan của các chuyên gia kinh tế Việt Nam về kết quả của đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế mà Thủ tướng đã phê duyệt và đã thực thi trong năm 2012. Nhiều chuyên gia đã biểu thị sự nghi ngờ tính hiệu quả của đề án và đặt câu hỏi có nên tiếp tục thực thi hay không, một số khác lại nêu đề nghị nên làm dự án khác. Nhiều nguyên nhân đã được chỉ ra nhưng không ai nói thẳng đến nguyên nhân cốt lõi.
Chúng tôi muốn tiếp tục cách tiếp cận tiên đề đã đề cập trong hai bài viết "Cách tiếp cận tiên đề cho bài toán giải cứu bất động sản"  "Ai đã đẩy thị trường bất động sản đến tình cảnh cần giải cứu" để tìm lời giải cho bài toán tái cơ cấu nền kinh tế nước nhà.
Bản thân tôi không được đọc chi tiết đề án tái cơ cấu nền kinh tế, nhưng cũng như nhiều bạn đọc có cùng quan điểm, đọc hay không thì cũng biết trước được kết cục. Rằng với những giải pháp mà chính phủ đã tiến hành trong năm qua, nhìn vào cung cách hoạt động, nhìn vào bộ máy và con người, nghĩa là nhìn vào input - đầu vào thì đã biết ngay output - đầu ra! Cái hộp đen nào khó, chứ cái hộp đen này thì không khó để khẳng định trước kết quả.

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Nữ Trung tá Mỹ gốc Việt gặp lại Người cứu mạng sau 41 năm


Nữ Trung tá Mỹ gốc Việt gặp lại Người cứu mạng sau 41 năm

Posted on April 7, 2013 by HieuLe



Thiếu úy Trần Khắc Báo và nữ Trung Tá Kimberly Mitchell hội ngộ sau 41 năm bặt vô âm tín. (ảnh TP chụp lại từ gia đình).

Vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, một em bé 4 tháng tuổi nằm trên xác mẹ trên Đại Lộ Kinh Hoàng; em đang trườn người trên bụng mẹ tìm vú để bú nhưng mẹ đã chết từ bao giờ. Một người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng em bé bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân.
Bao năm trôi qua, em bé mồ côi mẹ nay trở thành Trung Tá trong Quân Lực Hoa Kỳ còn người Thiếu úy TQLC sang Hoa Kỳ theo diện HO nay đang định cư tại tiểu bang New Mexico. Hai người vừa gặp nhau sau 41 năm bặt vô âm tín. Ngày Thứ Ba 2 tháng 4, 2013 vừa qua, nhân dịp sang California dự lễ cưới, người Thiếu Úy TQLC này đã kể cho phóng viên Viễn Đông câu chuyện cảm động và ly kỳ ngay tại khách sạn nơi ông đang tạm cư ngụ. Người Thiếu Úy TQLC tên là Trần Khắc Báo.
Vào thời điểm 1972 ông còn độc thân và phục vụ tại Đại Đội Vận Tải Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, được biệt phái sang Phòng 4 của Sư Đoàn làm sĩ quan phụ trách chuyển vận. Vào sáng 1 tháng 5 năm 1972, Thiếu Úy Báo được lệnh cấp trên, cùng một số đồng đội mở cuộc hành quân để giúp di chuyển Tiểu Đoàn 7 TQLC ra khỏi vùng vừa bị thất thủ thuộc tỉnh Quảng Trị vì một số đông quân nhân bị thất lạc không tìm thấy vị chỉ huy của họ. Ngoài ra, ông cũng xin lệnh giúp di tản các Quân, Dân, Cán, Chính khác đang tìm đường chạy về phía nam sông Mỹ Chánh là nơi quân đội VNCH còn đang trấn giữ; ông được cấp trên chấp thuận.Khi đơn vị ông đến cầu Mỹ Chánh (Quảng Trị)

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Bên thắng cuộc


Huy Đức
Bên thắng cuộc
Phần I: Miền Nam
Chương 2b
Cải tạo
    
Tù và cải tạo
ho dù ở tù hay cải tạo thì đều là thân phận của những người mất tự do. Nhưng được chuyển từ Đề lao Gia Định hay Chí Hòa ra trại “cải tạo” vẫn là những gì mà những “người tù” thèm khát.
Duyên Anh viết: “Nếu tôi đã phục vụ (trong quân đội) như Thanh Tâm Tuyền, Phan Nhật Nam, Tô Thùy Yên…97, tôi sẽ đóng một khoản tiền ăn mười ngày cho đơn vị tôi trình diện học tập ở trường Gia Long, ở trường Lasan Taberd hay ở cô nhi viện Don Bosco, chẳng hạn. Rồi tôi chờ đợi xe Molotova, xe GMC, xe đò nữa, chở tôi đến trại nào đó ở Long Giao, ở Suối Máu, ở Long Thành. Tôi đi tù với hàng ngàn, hàng vạn bạn bè, tôi không việc gì mà sợ hãi. Ít ra, hai ba năm đầu, bộ đội họ quản lý tôi cũng dễ dãi hơn công an. Tôi đi lại thong thả khắp trại và đêm đêm cửa phòng tôi không bị khóa chặt. Nhưng tôi đã thiếu vinh hạnh làm sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa, tôi là nhà văn phản động và công an đã đến còng tay tôi, đưa tôi đi một mình”98.
Khi đã vào những nhà tù như số 4 Phan Đăng Lưu, số 3c Tôn Đức Thắng hay Chí Hòa thì mới thấy được đi cải tạo cũng là một ân huệ. Luật sư Nguyễn Ngọc Bích kể: “Sau một năm ở xà lim, tôi được đưa ra phòng giam tập thể, giam chung với sáu mươi chín người khác trong một phòng. Mỗi người được một phần sàn xi măng rộng 60cm dài hai mét và được phát một chiếc chiếu. Trong phòng, có các tướng lĩnh,các bộ trưởng và các viên chức cao cấp của Sài Gòn. Tôi nhận ra trong đó có những người cùng bị bắt đợt tháng 4-1976 với tôi”.

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013


Huy Đức
Bên thắng cuộc
Phần I: Miền Nam
Chương 2a
Cải tạo
    
au hai mươi năm chia cắt, lịch sử đã đặt nhiều gia đình miền Nam vào những tình huống vô cùng nghiệt ngã. Có những gia đình trong khi vui mừng đón đứa con “nhảy núi” trở về thì đứa con “nguỵ” đang phấp phỏng nằm chờ trên gác; có những cán bộ cao cấp từ Hà Nội vô mới biết đứa con mà khi tập kết mình để lại đã trở thành “lính nguỵ”. Dù 175 nghìn khẩu súng các loại đã được giao nộp ngay trong mấy ngày đầu tiên sau 30-4, nhưng hơn nửa triệu sỹ quan, binh lính Việt Nam Cộng Hòa tan rã thì vẫn đang nhà ai nấy ở. Tất cả đều căng ra chờ đợi.
Những ngày đầu
Lữ đoàn 203 được lệnh rút về Long Bình lúc 5 giờ chiều ngày 30-4, nhường công việc chiếm đóng Dinh và bảo vệ Sài Gòn cho Quân đoàn IV. Nhưng, theo ông Bùi Văn Tùng, gần một trăm chiếc tăng của ông đã không thể di chuyển, vì giờ đóngười dân Sài Gòn bắt đầu đổ ra đường. Sau những giờ phút căng thẳng nhất, như sợi dây căng hết cỡ đã đứt tung ra, mọi người Việt Nam, kể cả những người lính, cho dù ở phía nào, đều cảm thấy chiến tranh kết thúc!

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013


Một lá thư phơi rõ thực trạng quan chức thao túng giá xăng dầu và một vài giá hàng nhu yếu phẩm khác ở Việt Nam

Chị Lê Thị Phi Vân học Thạc sĩ về phát triển nông thôn tại Viện kỹ thuật Á Châu (AIT Bangkok) hiện đang công tác tại Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn thuộc Bộ NN & PTNT, theo TS. Tô Văn Trường là một phụ nữ trí tuệ, tâm huyết, thẳng thắn, có chính kiến, người đã có một số bài viết về cây trồng biến đổi gène ở Việt Nam.
Vừa qua chị đi công tác tại Indonesia, gặp gỡ nhiều đồng nghiệp một số nước Đông Nam Á và phát hiện ra một sự thực trớ trêu: giá xăng ở Việt Nam đắt hơn rất nhiều so với Indonesia và cũng đắt hơn một số nước Đông Nam Á. Sự thực này đánh bại tin đồn lâu nay vẫn được loan truyền là giá xăng của ta thấp hơn các nước xung quanh và con buôn vẫn tuồn xăng của ta ra nước ngoài để ăn chênh lệch. Chị Phi Vân đã tìm hiểu điều hoang tưởng đó và lại phát hiện thêm một sự thực tệ hại nữa, rằng khi các quan chức Việt Nam lấy giá tham chiếu nước ngoài để tăng giá xăng nhập khẩu trong nước thì chính là họ lấy giá của Campuchia và Lào, nhưng khốn thay, đấy lại là hai nước mà Tổng công ty xăng dầu của VN làm đại lý lớn nhất ở đó. Nghĩa là... chính đám độc quyền của Việt Nam “ra giá” cho thị trường xăng hai nước bạn rồi quay trở lại lấy nó làm “chuẩn” để móc hầu bao dân chúng Việt Nam. Than ôi, định hướng XHCN là như thế này chăng?
Thế nhưng không phải chỉ có giá xăng dầu mà thôi. Giá phân đạm mà các Công ty đang bán cho nông dân cũng trong tình trạng tương tự. Theo điều tra của chị Phi Vân, giá phân đạm hiện bán ở Việt Nam cao gần gấp ba lần cũng loại phân đó bán ở Indonesia!!! Nghe mà choáng người. Ngẫm nghĩ trở lại những bài viết của ông Hai Kim trước đây từng đăng nhiều kỳ trên BVN chúng tôi bỗng hiểu rõ hơn lý do vì sao ông ấy lại dành một thái độ yêu kính chân thành đối với bà Thủ tướng nước Thái Lan đến thế! Không phải bà ấy trẻ, đẹp, đàng hoàng, mà chủ yếu là bà ấy thực sự yêu nhân dân Thái Lan của bà ấy.
Thì ra... ép giá lúa rẻ mạt để xuất khẩu thu siêu lợi nhuận và bán phân bón cho nông dân với giá lên trời trong khi vẫn đang được nhà nước trợ giá đầu vào trong sản xuất phân bón để kiếm siêu lợi nhuận một lần thứ hai, đấy là cách “quay vòng” đầy “tình thương yêu giai cấp” mà các tập đoàn lúa gạo, phân bón nhà nước chúng ta (chẳng hạn Hiệp hội Lương thực Việt Nam – VFA, Hiệp hội phân bón Việt Nam – FAV, v.v.) lâu nay vẫn sốt sắng thi hành như một chiến lược đối với người “anh em chí cốt trong cùng hàng ngũ” đã kề vai sát cánh với mình từ hơn 60 năm nay rồi, có phải thế không?
Được phép tác giả, chúng tôi xin đăng trọn vẹn lá thư của Thạc sĩ Lê Thị Phi Vân gửi TS. Tô Văn Trường kèm theo một số phục lục ảnh chị mới cập nhật ở Indonesia, cũng như lá thư do người bạn của chị báo cho biết giá xăng ở Mỹ, để đồng bào trong nước và bạn đọc xa gần nắm được đích xác... “niềm hạnh phúc” mà dưới chính thể tốt đẹp gấp vạn lần bọn tư bổn này, dân chúng nước mình đang được “tọa hưởng”.
Bauxite Việt Nam