Nhãn

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013


VÌ SAO HIẾN PHÁP TRUNG QUỐC LẠI HỦY BỎ ĐIỀU NÓI VỀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CS TRUNG QUỐC ?

Nguyên Hải lược dịch

Tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu số 8 năm 2011 có đăng bài của ông Cao Khải nguyên Chủ nhiệm Phòng nghiên cứu thuộc Ủy ban công tác pháp chế Quốc hội Trung Quốc viết về nội dung liên quan trong bản Hiến pháp 1982, giúp mọi người hiểu rõ lý lẽ tại sao Hiến pháp 1982 không giữ lại điều nói về sự lãnh đạo của Ðảng cộng sản Trung Quốc (CSTQ).
Ðầu tiên bài báo giúp bạn đọc nhận thức một vấn đề là phải làm rõ mối quan hệ giữa Ðảng với Nhà nước. Trước đây người Trung Quốc chưa nhận thức rõ vấn đề đó, vì thế cách đặt vấn đề trong Hiến pháp 1982 khác hẳn trong Hiến pháp cũ. Cho tới nay [năm 2012], nhiều người cũng vẫn còn chưa hiểu rõ tính chất quan trọng của sự khác biệt này. Ngược lại, một số người có tác phong chuyên chế độc đoán sau khi giành được quyền lực trong các phong trào chính trị, qua đó trở thành cán bộ lãnh đạo thì vẫn chưa chịu tiếp thu cách đặt vấn đề [về sự lãnh đạo của Ðảng CSTQ] trong Hiến pháp 1982, thậm chí còn sử dụng và truyền bá những từ ngữ sai lầm trong Hiến pháp cũ để cho các « âm hồn tư tưởng cực tả » thời xưa tiếp tục lan truyền.

Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng

Nguyễn Đắc Kiên – Nhà báo, báo Gia Đình & Xã Hội
26-02-2013
Chương trình Thời sự VTV1, 19h, ngày 25/2 đưa phát biểu tại Vĩnh Phúc của TBT ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng như sau: “… Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa … Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy!… Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! Chỉ ở đâu nữa nào? … Tham  gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể … thì nó là cái gì?! … Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này.”(*)

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

"Thơ 10 năm"...


"Thơ 10 năm", một mảng trầm tích vùng Kinh Bắc

Đặng Văn Sinh

          Với 30 tác giả, 236 bài, tập "Thơ 10 năm" (2001- 2012) thêm một lần ghi nhận sự đóng góp của các nhà thơ Kinh Bắc vào gia tài văn học Việt Nam. Vì được tuyển chọn khá kỹ lưỡng bởi những nhà biên tập có nghề, lấy chất lượng nghệ thuật làm tiêu chuẩn, nên Hội Văn học nghệ thuật Bắc Giang đã có được một thi phẩm đáng đọc do Nhà xuất bản Mỹ thuật ấn hành vào cuối năm 2012.
Tuy vậy, nếu làm một phép thống kê qua "Thơ 10 năm", cho dù thơ Bắc Giang xưa nay luôn đứng thứ hạng cao so với mặt bằng cả nước, thì người đọc vẫn không mấy yên tâm khi buộc lòng phải xếp các thi nhân Kinh Bắc vào lớp người... xưa nay hiếm. Trong khi ấy, lực lượng kế cận hình như vẫn còn ... đang ở cuối trời xa. Thật vậy, trong số 30 tác giả được tuyển lần này có 5 nhà thơ đã qua đời, nếu gộp tất cả, tính từ cao xuống thấp, ta sẽ được một con số không mấy lạc quan. Ấy là, U80, 1 vị; U70, 9 vị; U60, 16 vị; còn U50 được gọi là "trẻ" cũng chỉ có 4 vị nhưng cũng đã đến ngưỡng 55.

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Sửa Hiến pháp chứ không phải xây hầm trú ẩn


Sửa Hiến pháp chứ không phải xây hầm trú ẩn 
                   
Huy Đức

N
ếu tôi là trưởng ban sửa đổi Hiến pháp 1992 tôi sẽ đề nghị ngưng lại cho đến khi trong Đảng thực sự biết rõ mình muốn duy trì mô hình đảng chủ lập hiến như hiện nay hay muốn thiết lập ở Việt Nam một nền cộng hòa thật sự.
Các nhà nước quân chủ phải lập hiến khi nhà vua bị các tôn giáo, lãnh chúa... buộc phải chia sẻ quyền lực. Các nhà nước đảng chủ phải lập hiến vì muốn tạo ra cái vỏ bọc cộng hòa cho sự toàn trị của mình. Nếu Đảng cộng sản Việt Nam muốn tiếp tục chế độ chính trị như hiện nay thì cách khôn ngoan nhất là cứ giữ Hiếp pháp 1992 vì nó vẫn đang làm tốt vai trò "phông màn" cho Đảng.

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

Chỗ đứng của Nhân dân trong Hiến pháp


Chỗ đứng của Nhân dân trong Hiến pháp 

Hoàng Xuân Phú


“...Không phải ngẫu nhiên mà Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được mở đầu bằng đoạn bất hủ về quyền con người, được trích từ bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ...”


Hội chợ Leipzig trở thành hội chợ hàng mẫu đầu tiên trên Thế giới vào năm 1895. Đối với Cộng hòa Dân chủ Đức(CHDC Đức, tức Đông Đức xã hội chủ nghĩa, 1949 – 1990), Hội chợ Leipzig là một trong những nơi giao tiếp quốc tế quan trọng nhất. Chính quyền Đông Đức coi hội chợ này là nơi trưng bày thành quả kinh tế và chính trị của CHDC Đức. Nhân dân Đông Đức tận dụng hội chợ này để tiếp xúc với kỹ thuật và văn hóa của các nước tư bản phát triển. Hàng năm, khoảng 600.000 người đổ về hai kỳ hội chợ, được tổ chức vào tháng ba và tháng chín. Trong hơn mười năm sống ở Leipzig, tôi đã từng hòa mình vào dòng người ấy, thăm khoảng 20 kỳ hội chợ, mỗi kỳ dành ra khoảng 3 ngày, và đã học được bao điều mới lạ, trong đó có nhiều kiến thức về công nghệ.
Tại hội chợ hàng mẫu, người ta không bán hàng, mà chỉ trưng bày hàng mẫu, để các doanh nhân xem xét, trao đổi và ký kết hợp đồng. Các nhà trưng bày thường phân phát tài liệu quảng cáo, được in rất đẹp. Người đi xem, nhất là cánh trẻ, thấy đâu đông cũng xếp hàng, mọi người lấy cái gì thì mình cũng vơ cái đó. Nhiều khi đến tối mới có thời gian để đọc, mới biết thành quả kiếm được trong ngày là gì. Và tất nhiên là phần lớn số tài liệu xa lạ đó được bàn giao cho thùng rác.
Vào kỳ Hội chợ Leipzig đầu năm 1987, một công ty của Mỹ phân phát bản sao của một bức tranh màu. Mọi người sà vào nhặt, tôi cũng ôm luôn một tập. Về đến nhà mới giở bức tranh ra ngắm, thấy vẽ nhiều người ăn mặc kiểu quý tộc. Chú thích của bức tranh viết là: “The Signing of the Constitution” by Howard Chandler Christy 1787 (Bức tranh “Lễ ký Hiến pháp” của họa sĩ Howard Chandler Christy 1787), dưới cùng in đậm 1787 ~ 1987 (xem Ảnh 1). Hóa ra, bức quảng cáo đó được in nhân dịp kỷ niệm 200 năm Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013

Lan man về sự kiện Nguyễn Bá Thanh


Lan man về sự kiện Nguyễn Bá Thanh

Huỳnh Ngọc Chênh

Nhiều người hỏi tôi tại sao có quen biết ông Nguyễn Bá Thanh và sự kiện ông ấy ra Hà Nội đang gây ra dư luận xôn xao lại không có một chữ bình luận nào. Thấy mọi người đã viết quá nhiều nên định không viết gì thêm, nhưng bạn bè thúc ép quá nên cũng cố gắng viết đôi lời lan man về nhân vật đồng hương đang nổi như cồn nầy.

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2013

Thơ Trần Mạnh Hảo


Chùm thơ Trần Mạnh Hảo khai bút sáng ba mươi tết Quý Tỵ

Thắp hương ngồi khấn

Bố mẹ giờ trên bàn thờ
Khói hương xin nối đôi bờ âm dương
Có ai tìm được con đường
Cho con nhận biết quê hương mình còn ?



Song thất lục bát tết nghèo

Sáng ba mươi inh làng lợn hét
Sáng ba mươi nhớ tết nghèo nàn
Nghĩ thương dao thớt cơ hàn
Mới hơi hám thịt đã tràn tiếng kêu


Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2013

Teo dần quyền con người trong Hiến pháp





Trong thời gian qua, nhiều người mong muốn sửa đổi Hiến pháp 1992, để bỏ hoặc thay đổi một số quy định, ví dụ như quy định về quyền lãnh đạo (được hiểu là đương nhiên) của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đối với Nhà nước và xã hội(Điều 4), và quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước quản lý (Điều 17–18). Tôi không chia sẻ kỳ vọng đó, bởi không tin rằng giới lãnh đạo hiện nay có thể sớm chấp nhận thay đổi những điều mà họ khẳng định là bất di, bất dịch. Ngược lại, tôi thuộc số những người lo rằng việc sửa đổi Hiến pháp có thể bị lợi dụng để hạn chế hơn nữa quyền con người. Và bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã cho thấy nỗi lo đó không phải là vô cớ. Thậm chí, không ngờ họ lại có thể đi xa như vậy…

Mậu Thân 1968: Nguyễn Ngọc Loan và Eddie Adams (*) (Vô Danh tổng hợp)

 [“Nói đến biến cố Tết Mậu Thân mà không nhắc tới cố Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan là một thiếu sót lớn nếu không nói là đắc tội với ông.
Vài ngày trước khi biến cố này xảy ra ở Sài Gòn vào đêm mồng 1 Tết, ông Loan đã ra lệnh cho Tổng nha Cảnh sát và các Ty, các Chi cảnh sát đào giao thông hào, sắp bao cát chuẩn bị, như thế nghĩa là ông nắm vững tin tình báo cộng quân sẽ tấn công vào dịp Tết.
Khi vụ Mậu Thân xảy ra ở Sài Gòn, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu về Mỹ Tho ăn Tết, nên Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ đã điều động cuộc chiến phản công tại thủ đô.
Một tên Việt cộng mặc đồ dân sự tên Nguyễn Văn Lém tự Bảy Lốp tại mặt trận Chợ Lớn đã giết rất nhiều thường dân và cả gia đình Trung tá thiết giáp Nguyễn Tuấn gồm cả mẹ già 80 tuổi. Chỉ có một bé trai  lên 10, tuy bị thương nặng nhưng được cứu sống. Nguyễn Văn Lém bị bắt gần một hố chôn tập thể 34 thường dân bị giết. Lém khai rằng y rất tự hào là tác giả hố chôn tập thể đám người này, vì đã hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó. Lúc bị bắt, Lém mặc quần xà lỏn, áo sơ mi cụt cánh, hai tay bị trói trặt về phía sau mông, nhưng trong người vẫn còn đeo khẩu súng lục. Tướng Nguyễn Ngọc Loan đã được báo cáo về những hành động giết người dã man của Nguyễn Văn Lém và chính ông đã hành quyết Nguyễn Văn Lém ngay tại phạm trường. (1)
Tất cả diễn tiến vụ tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn tên đặc công VC Nguyễn Văn Lém tức Bảy Lốp đều được ghi vào ống kính của Eddie Adams. Cũng có một người Việt Nam, ông Võ Sửu của đài NBC quay được cảnh đó, nhưng bất công thay, chỉ có bức hình của Adams là được các báo trên thế giới đăng tải.
Adams kể lại lúc Tướng Loan bắn Bảy Lốp như sau: “Lúc đầu, tôi tưởng Lém được dẫn đến để Tướng Loan thẩm vấn. Khi ông rút súng chĩa vào Lém, tôi cũng vẫn còn tưởng là ông chỉ dọa thôi. Hóa ra, ông bắn thật.”
Sau khi bắn Bảy Lốp, Tướng Loan nói với Eddie Adams:
“ Tên Việt Cộng này đã giết nhiều người Hoa Kỳ và người của tôi.”
Tướng Loan cũng nói với các ký giả:
- “Những tên này đã giết vô số dân chúng và tôi nghĩ rằng Ðức Phật sẽ tha thứ cho tôi.”
Bức hình oan nghiệt trong ngày mồng một Tết (SG, 01-02-1968):
Tướng Loan hành quyết đặc công vc Đại úy Nguyễn Văn Lém hay Lê Công Nà? (2)

Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

“GIỜ THỨ 25” HAY LÀ HỘI CHỨNG TÔN VINH THƠ DỞ CỦA HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM




 “GIỜ THỨ 25” HAY LÀ HỘI CHỨNG TÔN VINH THƠ DỞ CỦA HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM

Trần Mạnh Hảo

Trên trang blog của nhà văn Nguyễn Tường Thụy, ngày 17-01-2013, nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Đức trong bài : “ Thư ngỏ gửi Hội nhà văn về giải thơ năm 2012” nói về sự đạo văn trắng trợn của nhà thơ Phạm Đương, tác giả tập thơ được giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 2012 :” Giờ thứ 25”, có viết như sau :

“Tôi chính thức muốn nói cùng các vị: Giờ thứ hai mươi lăm” của nhà văn Roumanie Constantin Virgil Gheorghiu, có trước cách đây nhiều thập kỷ.Tên sách là một thương hiệu tổng quát không thể bị đánh cắp một cách “trọn gói” như vậy. Thời buổi này, người ta cấp bằng sở hữu tên gọi, ngay cả hai cửa hàng cũng không có quyền mang tên giống nhau, nói gì hai tác phẩm?!Việc Hội Nhà văn trao giải cho tên gọi tập thơ này đủ thấy trình độ của các vị rất ấu trĩ, không chịu đọc sách gì cả, giống như sự ấu trĩ mới đây các vị đã giành cho Hoàng Quang Thuận với tập thơ thiền bịp thần bịp thánh. Tôi đề nghị phế truất giải thưởng của tập thơ này. Lý do, chúng ta không thể đạo văn vô văn hóa trắng trợn như vậy được. Nhà văn, nhà thơ phải là người có văn hóa và liêm sỉ.”

Đêm giao thừa nghĩ về mẹ



Đêm giao thừa nghĩ về mẹ

Truyện ngắn của Đỗ Trường


B
ây giờ đã là tháng hai, bão và tuyết lại đổ, cái rét quái “nàng Bân“ trùm lên cả thành phố. Leipzig như con tầu chở những vựa muối trắng đang bơi về phía bên kia của vệt nắng. Nhìn về trung tâm thành phố, những ngôi nhà mờ mờ cao vút, sừng sững giống những cột chống bầu trời như đang bị chùng xuống. Dòng sông Elster trắng đục trườn lên, mềm như nét vẽ, chẻ đôi thành phố. Có ai đó đã đục những chiếc lỗ tròn trên mặt nước đóng băng, để những cá con, cá mẹ phi lên mắc cạn, đập mình phành phạch.
Trời đã về đêm. Phố vắng người qua lại. Tuyết vẫn rơi, mỏng như những cánh hoa vừa bị vụt nát bay lả tả, làm cho ngọn đèn đường lúc mờ lúc tỏ. Những cánh tuyết bay mịn mỏng đang rây bột ấy, dắt hồn ta về với những ngày tết, ngày xuân nơi quê nhà. Nơi mà ba mươi năm trước cũng dưới những hạt mưa nhè nhẹ bay bay, dẫu không làm ướt áo, nhưng đủ thấm đẫm con tim, khi ta vội vã ra đi, chưa kịp nói lời từ biệt.
Không khí ngày xuân, ngày tết đã dừng lại trong tâm khảm tôi từ ba mươi năm trước, khi mẹ nhoài nghiêng người dưới chân đê như muốn níu lại, lúc tôi bước lên xe. Xe đã phi ra tới đầu Ô (Chợ Dừa) dường như tôi vẫn thấy thấp thoáng chiếc khăn mỏ quạ trên đầu của mẹ. Hình ảnh ấy là những con triện, con dấu như đóng, như in vào hồn tôi. Và đêm giao thừa nào hình như mẹ cũng về. Trong cái chập chờn ấy, tôi muốn được ôm chầm và rúc vào nách mẹ như chú gà chú vịt con. Nhưng chỉ thấy mẹ đứng mỉm cười, rồi tan trong sương trong khói. Tôi giật mình tỉnh giấc, miệng vẫn còn thét gọi mẹ. Tôi lao lên phòng thờ, thấy mẹ vẫn còn ngồi đó. Ngồi bệt xuống nền nhà, tôi bơ vơ và căn phòng trống trải. Hình như có chiếc khăn mỏ quạ vừa bay vút qua cửa sổ. Đúng! Mẹ đã về. Bây giờ sang với con ở bên Đức, mẹ đâu có cần phải Visa thị thực như ngày nào mẹ nhỉ?

Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013

Ông Đỗ Mười ‘đẻ ra’ Lý Mỹ


Ông Đỗ Mười ‘đẻ ra’ Lý Mỹ
         
Minh Diện


 “...Gần ba chục năm trước, người bị quy là địa chủ, phú nông xấu xa thế nào, thì 1978, người bị gọi là tư sản, con buôn xấu xa như vậy. Người ta đã phủ nhận một tầng lớp tiên tiến của xã hội, nhục mạ tầng lớp đó, đào hố ngăn cách giữa các tầng lớp nhân dân, và kéo lùi sự phát triển của đất nước, đó là một sự thật lịch sử cần ghi nhận...”