Nhãn

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2022

LỤC BÁT ĐỒNG THỊ CHÚC, NHỊP TÂM HỒN

Đặng Văn Sinh

 Có thể nói, thơ đối với Đồng Thị Chúc chỉ là nghề tay trái, một thứ amateur, nhưng lúc hứng lên, cảm xúc dâng trào, thỉnh thoảng chị vớ được câu thơ để đời. Điều này không có gì khó hiểu. Tất cả là bởi niềm đam mê, và, còn hơn thế nữa, niềm đam ấy lại gặp được cái duyên. Và đấy cũng là cũng là số phận của người cầm bút gắn mệnh vận mình với trò chơi chữ nghĩa.

CHÀNG LÃNG TỬ VÀ KHÚC HẠ YÊN

ĐẶNG VĂN SINH

 

 

Chỉ sau khi đọc xong “Khúc hạ yên” tôi mới hiểu Nguyễn Thành Tuấn có số thiên di. Thật ra, tôi chưa bao giờ là đệ tử làng xê dịch, nhưng ông trời lại ưu ái ban cho nhãn quan thấu thị, nên ít nhiều cũng đọc được “vị” của đám lãng tử thi nhân. Tập thơ chia làm ba “khúc” kèm một phụ lục, mỗi khúc mang một cái tên: “Đường làng”, “Cầm nhánh dạ hương” “Đi”, còn “Phụ lục” bổ sung 6 bài được tác giả gọi là “Chữ sót”. Nhưng thật ra sự phân chia này hoàn toàn không rành mạch, rất có thể chỉ là ngẫu hứng. Bởi lẽ, chính sự không rành mạch ấy mới làm nên diện mạo tập thơ khi mà hầu hết các bài (trừ Khúc một) đều có cả ba yếu tố trên tương tác với nhau tạo nên một chủ đề xuyên suốt: Xê Dịch. Và sau chặng đường dài mỏi gối chồn chân, anh ta nghĩ đã đến lúc “hạ yên”.

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2022

ÔI ĐẤT NƯỚC, ANH ĐÃ YÊU ĐẾN BĂNG HOẠI CẢ ĐỜI…

 


(Đọc tuyển tập thơ Trần Mạnh Hảo)


           Đặng Văn Sinh 

 

Sau 60 năm cầm bút, Trần Mạnh Hảo làm tuyển tập, một tuyển tập khá đồ sộ với đủ các thể loại, trong đó nhiều nhất vẫn là thơ tự do và lục bát. Tôi phải mất nửa tháng mới đọc hết 673 bài, và thực sự cảm phục bởi gia tài đáng nể của ông. Có thể nói, trong số các nhà thơ Việt Nam đã từng cầm súng trong cuộc chiến ý thức hệ hai miền Nam Bắc (1954-1975) ít người có được nội lực thâm hậu như ông. Chưa nói đến thơ, bao gồm cả 3 tập trường ca, chỉ riêng tiểu thuyết “Ly thân” và tập phê bình “Thơ phản thơ” với những quan điểm khác người, Trần Mạnh Hảo đã một thời làm sôi động văn đàn Việt, trong đó có cả nhưng ý kiến bất đồng gay gắt.

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2022

TU HÚ, “TRẦN TỤC ĐẦM ĐÌA CHƯA THOÁT GỐC”


 


TU HÚ, “TRẦN TỤC ĐẦM ĐÌA CHƯA THOÁT GỐC”

 

Thật ra, Tu hú chỉ là một trong hai bài (nhị thủ) Đường luật thuộc dòng thơ giỡn của Maria Hoàn Nguyễn như một cách giễu nhại đám sư sãi giả danh tu hành, trốn việc quan đi ở chùa. Tuy nhiên, so với Đường tu, Tu hú có cấp độ giễu nhại đậm đặc hơn không chỉ ở hành vi ám chỉ mà còn là nghệ thuật sử dụng từ ngữ mang tính “khiêu khích”.

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2022

TỪ TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC ĐẾN MỸ HỌC PHỒN THỰC, MỘT CÁCH LÝ GIẢI VỀ THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG

(Đọc “Hồ Xuân Hương, hoài niệm phồn thực”(1) của PGS.TS Đỗ Lai Thúy)

Đặng Văn Sinh

 


Như chúng ta đã biết, Hồ Xuân Hương là một nhân vật đặc biệt, một nhà thơ nữ Việt Nam thời trung đại, số lượng tác phẩm để lại không nhiều, nhưng đến nay vẫn còn là một ẩn số, không chỉ với bạn đọc bình dân, mà ngay cả giới học thuật nghiên cứu về bà trong cả thế kỷ qua cũng còn tồn tại những quan điểm khác nhau.

Có thể nói, Hồ Xuân Hương giống như ngôi sao băng vụt sáng bay qua bầu trời văn chương, một đi không trở lại khiến trong tâm thức người Việt luôn hoài cảm một tài nữ với tầm vóc khổng lồ về trí tuệ và nhân cách văn hóa. Nói cách khác, Hồ Xuân Hương là hiện tượng kỳ lạ, muốn hiểu thơ bà cần tìm được chìa khóa giải mã nghệ thuật. Đương nhiên, trong nhiều thập niên qua đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu về nữ sĩ bằng những cách tiếp cận khác nhau, từ xã hội học đến phân tâm học của Freud hay nguyên lý hội hóa trang carnaval của Bakhtin, bước đầu cũng gây được sự chú ý. Tuy nhiên, đấy mới chỉ là kết quả nghiên cứu từng khía cạnh của một tổng thể nghệ thuật mà chưa chỉ ra được bản chất của tổng thể ấy. Vấn đề thanh hay tục trong thơ Hồ Xuân Hương vẫn còn là câu hỏi bỏ ngỏ suốt hai thế kỷ.