Cuộc chiến ngôn ngữ |
||
Nguyễn Vũ | ||
Thứ Năm, 22/5/2014, 17:28 (GMT+7) | ||
|
|
Nhãn
Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014
Cuộc chiến ngôn ngữ
Có chính nghĩa, nhưng đơn độc thì chỉ... thiệt thân
Có chính nghĩa, nhưng đơn độc thì
chỉ... thiệt thân
Trần Nghĩa Sơn
(GDVN) - Thời
thế thay đổi thì tư duy mỗi con người cũng phải thay đổi. Ở tầm mức quốc gia
cũng vậy...
Sự kiện Trung
Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế
của Việt Nam, ngày 1/5/2014, đã làm dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ của người
dân cả nước, của người Việt khắp năm châu và dư luận quốc tế.
Ngày 7 tháng 5
năm 2014, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki tuyên bố: "Quyết
định của Trung Quốc trong việc đưa giàn khoan dầu cùng với nhiều tàu của chính
phủ lần đầu đến vùng biển tranh chấp với Việt Nam là hành động khiêu khích và
gây ra căng thẳng". Phía Hoa Kỳ gọi đây là "hành động đơn
phương" của Trung Quốc theo cách "làm giảm hòa bình và ổn định trong
khu vực".
Ngày 9 tháng
5, sáu thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã gọi hành động của Trung Quốc là "gây
hấn", "gây rắc rối" và "đe dọa tự do thương mại toàn
cầu".
Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014
Cần xem xét lại việc điều chuyển một giáo viên già có nhiều đóng góp cho nhà trường
Cần xem
xét lại việc điều chuyển một giáo viên già có nhiều đóng góp cho nhà trường
Vừa qua báo
Kinh doanh & Pháp luật nhận được đơn kêu cứu của ông Đõ Huy Tấn, nguyên là
giáo viên dạy Toán của trường THCS nguyễn Trãi ở phường Bến Tắm, thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương. Tố cáo những việc làm sai trái của ông Đỗ Văn Hoà - Hiệu
trưởng, nên ông đã bị điều chuyển về dạy tại trường THCS Lê Lợi. Bất bình
với cách giải quyết đó ông Tấn đã làm đơn kêu cứu đến Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT, ba lần gửi đơn đến chủ tịch tỉnh và rất nhiều lần gửi đơn đến các
phòng, ban của thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương để giải quyết sự việc.
Sai phạm của
Hiệu trưởng dẫn đến khiếu kiện kéo dài
Khi sát nhập
hai trường THCS Bến Tắm và trường THCS Bắc An thành trường THCS Nguyễn Trãi, do
ông Đỗ Văn Hòa làm Hiệu trưởng. Năm 2012, ông Đỗ Huy Tấn là giáo viên
dậy bộ môn Toán của trường, đã phát hiện nhiều sai phạm trong quản
lý giáo dục của Ban giám hiệu nhà trường như: Sai phạm về quy chế
bộ môn, vi phạm nguyên tắc thu chi tài chính… Ông Tấn đã làm đơn tố cáo
việc làm sai của ông Hòa đến các cơ quan.
Theo tìm
hiểu của PV, năm học 2013 - 2014, trường THCS Nguyễn Trãi được giao kế hoạch
là 18 lớp với 644 học sinh, mà hiện tại trường có 45 giáo viên biên chế nên
thừa 4 biên chế, 02 biên chế sẽ về hưu vào tháng 10/2013 và tháng 01/2014, còn
lại thừa 01 biên chế là giáo viên dạy môn toán và 01 giáo viên dạy môn ngoại
ngữ. Nhà trường đã nhiều lần họp bàn về công tác điều chuyển giáo viên sang
trường khác để đảm bảo quy chế. Chủ trương thì rất đúng theo văn bản chỉ đạo
của Phòng giáo dục thị xã Chí Linh đưa ra, nhưng Ban giám hiệu Nhà trường đứng
đầu là Hiệu trưởng Đỗ Văn Hoà lại đưa ra các tiêu chí để xét điều chuyển không
khách quan nhằm đẩy ông Tấn vào diện cần điều chuyển. Theo tiêu chí xét thuyên
chuyển của giáo viên dôi dư trường Nguyễn Trãi thì diện ưu tiên không thuyên
chuyển là: bản thân là thương, bệnh binh, con liệt sĩ, gia đình quân nhân, 55
tuổi với nam, 50 tuổi với nữ, đã công tác vùng sâu vùng xa theo quy định của
nhà nước từ 5 năm trở lên, giáo viên có bệnh hiểm nghèo theo quy định
của bộ y tế.
Cổng trường THCS Nguyễn Trãi, phường Bến Tắm, thị xã Chí Linh
Cổng trường THCS Nguyễn Trãi, phường Bến Tắm, thị xã Chí Linh
Tại các buổi
họp, ông Tấn đã trình bày các lý do khó khăn về bản thân, nhưng ngày
31/10/2013, chủ tịch UBND thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, ký quyêt định số
545/QĐ - UBND điều chuyển ông Tấn về dậy tại trường THCS Lê Lợi. Ông Tấn
nhận quyết định điều động công tác tại Trường THCS Lê Lợi, cách nhà 10km. Trong
khi ông Tấn có hoàn cảnh rất khó khăn, thể trạng yếu, đang mang trên mình bệnh
thần kinh toạ, rất bất lợi khi đi lại, di chuyển nhiều. Về mặt chuyên môn, ông
Tấn là người duy nhất trong nhóm tốt nghiệp Đại học Sư phạm Toán hệ chính quy,
ông là đảng viên, có 28 năm đứng trên bục giảng, vinh dự được nhận kỷ niệm
chương vì sự nghiệp giáo dục, không vi phạm quy chế, hàng năm đều hoàn thành
nhiệm vụ, về thời gian, ông Tấn chỉ còn 6 tháng nữa là đủ 55 tuổi, thuộc độ
tuổi miễn điều chuyển công tác.
Sau khi tiếp
nhận đơn thư của ông Tấn, phòng Giáo dục thị xã Chí Linh đã tiến hành xác minh
các nội dung tố cáo của ông Tấn, đồng thời chỉ ra nhiều sai phạm của trường
như; chưa thực hiện công khai đầy đủ, kịp thời các nội dung quy chế đối với cơ
sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Nhà trường tổ chức thu nhiều
khoản tiền thoả thuận với cha mẹ học sinh, như tiền hỗ trợ bảo vệ, tiền quỹ
khuyến học, tiền trông xe đạp... không sát với thực tế, dẫn đến thu thừa nhiều
(tiền trông xe đạp dư trên 50%). Thậm chí, khoản tiền chi trả cho bảo vệ đã
được cấp từ ngân sách địa phương, nhưng nhà trường vẫn tổ chức thu. Việc nhà
trường tăng thu nhập đã phần nào tạo gánh nặng cho học sinh và phụ huynh lo
trang trải kinh tế, áp lực học tập. Cũng theo đơn tố cáo của ông Tấn,
đoàn thanh tra Phòng GD& ĐT thị xã Chí Linh, đã làm rõ sai phạm
của ông Hoà, chỉ đạo sử dụng quỹ của phụ huynh học sinh đóng góp chi khen
thưởng cho cán bộ, giáo viên là trái quy định. Nhà trường trả hơn 5 triệu đồng
trợ cấp thôi việc cho giáo viên Nguyễn Thị Thu Hiên, không đúng quy định, sai
phạm về bố trí cho 2 giáo viên phụ trách đồ dùng, dạy ít tiết hơn so với quy
định... Ông Hoà còn bị tố, khi tổ trưởng chuyên môn đã xếp loại ông Tấn là khá,
nhưng ông Hoà đã tự tay gạch "khá" mà ghi vào đó là "trung
bình"...
Trách nhiệm
của các cấp quản lý
Sau khi tiếp
nhận đơn thư của ông Tấn, nhiều cơ quan báo chí đã cử PV về tìm hiểu
sự việc trên. Trao đổi với PV, trước việc làm sai trái của ông Đỗ Văn
Hòa - Hiệu trưởng, trường THCS Nguyễn Trãi, bà Nguyễn Thị Phượng –
Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, cho biết; khi
biết sự việc trên Phòng GD&ĐT thị xã Chí Linh đã cử đoàn thanh
tra để làm rõ những vấn đề mà ông Tấn đã tố cáo ông Hòa. Đoàn đã
có biên bản kết luận những việc làm sai của ông Hòa và đã có hình
thức khiển trách… Bà Phượng còn cho biết thêm: Sức khỏe và những
cống hiến cho trường của ông Tấn mà điều chuyển ông Tấn đi xa là
không nhân văn và khách quan. Trước khi điều chuyển ông Tấn; bà Phương
đã tham mưu cho Chủ tịch thị xã Chí Linh cần xem xét lại trường của
ông Tấn…
Báo Kinh doanh
& Pháp luật xin chuyển những thông tin trên và đề nghị lãnh đạo UBND
thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Phòng nội vụ, phòng GD&ĐT xem
xét và giải quyết dứt điểm sao cho vừa hợp lý vừa hợp tình nhằm tránh
khiếu kiện kéo dài đảm bảo sự trong lành của môi trường giáo dục và quyền
lợi chính đáng của ông Tấn - Người đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp trồng
người ở nơi đây.
P.V
Nguồn: Kinh doanh &Pháp luật
Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014
Đổi mới toàn diện Giáo dục – Một việc chưa thể thực hiện
Đổi mới toàn diện Giáo dục – Một việc
chưa thể thực hiện
Nguyễn Đình Cống
Gần đây chúng
ta nói nhiều đến đổi mới toàn diện nền giáo dục. Thực ra gọi là sửa chữa sai
lầm thì đúng hơn. Tuy vậy, dù là sửa sai hoặc đổi mới thì cũng chưa thể làm
thành công được vì rằng những điều kiện thật sự cần thiết cho việc đó chưa có.
Chúng ta có thể có nghị quyết, có kinh phí, có đường lối, có chương trình nhưng
những cái ấy chỉ là phụ. Cái cốt lõi nhất, quan trọng nhất, cần thiết nhất hiện
thời chưa có được.
Một “thắng lợi
lớn” của Giáo dục VN là nghị quyết “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Tưởng
rằng với nghị quyết đó giáo dục sẽ phát triển tốt đẹp, không ngờ càng ngày nó
càng phạm nhiều sai lầm. Tại sao vậy? Tại vì trong lúc những mặt tiêu cực, mặt
hạn chế của giáo dục chẳng những vẫn còn nguyên mà còn phát triển thêm thì nghị
quyết đó chẳng qua chỉ là sự thỏa hiệp tạm thời của 2 lực lượng. Một bên là một
số nhà khoa học, thấy rõ sự quan trọng của giáo dục nhưng không có quyền hành,
họ chỉ có khả năng yêu cầu cấp trên ra nghị quyết.
Đọc tập Thơ Việt ở Đức
Đọc tập Thơ Việt ở Đức
(NXB Vipen-CHLB Đức)
Phương An Nguyễn Thụy Kha
Nhân về nước
đón tết Giáp Ngọ 2014, nhà thơ Thế Dũng hiện sống ở Đức đã tặng tôi tập “Thơ
Việt ở Đức” khá dày dạn gần 500 trang. Cầm tập thơ, tôi nóng lòng muốn đọc ngay
xem tâm sự của những tác giả xa xứ xem sao. Đọc một mạch, nhận thấy chảy mạnh
mẽ trong toàn tập thơ là những vần thơ ngăn ngắt nỗi ly hương.
Hơn 70 tác
giả, hơn 70 giọng thơ khác nhau, nhưng vẫn chung nhau một nỗi nức nở thương nhớ
quê hương. Có người chân chất dãi bày, có người điêu luyện bút pháp, song tựu
chung, len lỏi giữa những chữ nghĩa vẫn róc rách một ẩm ướt đầy vơi. Đó là một
đêm chia tay ở Hòn Gai: “Đêm chia tay mưa bay/ Nước mắt từ mái nhà rơi xuống” (“Chưa
trở về phố xưa nơi dốc đứng” của Đặng Ngọc Thanh). Đó là một “Ký ức xuân quê”
của Đặng Khắc Thìn: “Trái tim nhảy nhót rộn ràng/ Gõ vào ký ức lòng càng đê
mê”. Đó là một âm hưởng kiểu “Thượng thanh khí” của Hàn Mặc Tử: “Linh cảm trời Nam
hồn theo mây gió/ Cứ đêm đêm lại mải miết quay về” (“Mộng du” của Đặng Thị
Hương). Đó là “Tình phụ tử” của Đào Hùng Vương: “Mẹ im lặng ngước nhìn con
không nói/ Nước mắt rơi chảy ngược ở trong lòng”. Đó là niềm ân hận không
nguôi: “Con trót thành người xa xứ/ Quay về đò đã sang sông” (“Con trót thành
người xa xứ” của Đinh Vũ Long). Và nỗi day dứt chiến tranh cũng của tác giả
này: “Hôm nay chẳng thấy bạn đâu/ Chỉ một trận đánh ngàn sau không còn” (“Nhiều
khi ta tự hỏi”). Vẫn ký ức rồi lại ký ức của Hoàng Khoa Toán: “Không phải như
mơ mà như đang thức/ Ký ức xưa mãi mãi trong hồn” (“Ký ức xưa mãi mãi trong
hồn”). Rồi thổn thức một nỗi nhớ Hà Nội: “Hà Nội của tôi những đêm cuối tuần hò
hẹn/ Người yêu thương xa như con thuyền rời bến/ Chỉ khát khao mong ước trở về”
(“Hà Nội ơi ta mãi mến yêu người” của Hoàng Long). Hay cách vân vi về nỗi buồn
kiểu Thi Hoàng “có những buổi chiều chẳng biết cất vào đâu”: “Có những nỗi buồn
chẳng biết bỏ vào đâu/ Nên cứ chạy bên em suốt chiều dài năm tháng” (“Có những
nỗi buồn chẳng biết bỏ vào đâu” của Hoàng Yến Anh).
Đọc “Thơ Việt
ở Đức”, thấy thêm nhiều chia sẻ với những tâm hồn góc bể, chân trời. Vừa đồng
cảm với Lê Hoài Phương trong “Ước nguyện ngày đông”: “Co ro từng bước trong đời
tuyết/ Bỗng thấy lòng mình sao chơi vơi”, lại thoắt rung động cùng Lê Lương Cẩn
trong “Giao thừa”: “Phòng yên lặng nhưng ngoài trời nổi gió/ Phòng ấm hơi nhưng
lạnh lẽo ghê người”. Những câu thơ như thế này ở 70 tác giả, tác giả nào cũng
có. Nhưng giữa đội ngũ đông đảo ấy, vẫn nhận ra những tác giả có giọng thơ đáng
chú ý. Rất đáng trân trọng những thi ảnh của Huy Thắng:
Tôi về muộn quá rồi ư?
Trời xanh
trong vắt cứ như không trời
(“Lỗi hẹn mùa thu”)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)