Nhãn

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2016

Phùng Tá Chu qua con mắt các nhà sử học




 (Tham luận về danh nhân Phùng Tá Chu do UBND huyện Ba Vì, Hội Khoa học Lịch sử  và Ban liên lạc họ Phùng Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 10 tháng 12 năm 2016 tại Đền Cao, Ba Vì, Hà Nội)

                                                                              Đặng Văn Sinh 





Phùng Tá Chu (馮佐朱) là nhân vật tên tuổi trong lịch sử trung đại, vừa là nhà chính trị lỗi lạc dưới hai triều Lý – Trần, đồng thời cũng là một kiến trúc sư tầm cỡ, từng thiết kế và xây dựng nhiều công trình cung điện nổi tiếng, nhưng lịch sử lại ghi chép về ông quá sơ lược. Chẳng những thế, một số nhà sử học qua các triều đại phong kiến còn có những nhận xét thiếu công bằng, thậm chí chê bai khiến cho hậu thế nhận thức sai lệch về ông.
Các bộ sử từng ghi chép về Phùng Tá Chu mà chúng tôi tìm được theo thứ tự thời gian có thể kể đến như sau:

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2016

“Kẻ sĩ trước thời cuộc” và bản lĩnh người cầm bút




Đặng Văn Sinh


Hoàng Quốc Hải không chỉ nổi tiếng với hai bộ tiểu thuyết “Vương triều sụp đổ” và “Tám triều vua Lý” mà ông còn là cây bút tản văn có hạng đề cập đến nhiều lĩnh vực đời sống xã hội như lịch sử, văn hóa, chân dung văn học và bình giải văn chương.
Trên cơ sở hàng trăm bài viết của một đời cầm bút, năm 2014, Hoàng Quốc Hải cho xuất bản cuốn “Kẻ sĩ trước thời cuộc” do NXB Phụ nữ ấn hành, dày 596 trang, khổ 14,5 x 20,5 cm, bìa gập, do họa sĩ Văn Sáng trình bày với ý tưởng khá độc đáo.
Hoàng Quốc Hải là nhà văn có tầm văn hóa dày dặn, nên bất cứ bài nào của ông cũng được viết một cách cẩn trọng, đầy chất trí tuệ, nội hàm phong phú, thông tin chính xác, quan điểm cấp tiến, toát lên tinh thần học thuật nghiêm túc.
“Kẻ sĩ trước thời cuộc”, nói một cách hình ảnh, nó giống như giai phẩm văn chương được hình thành từ một phương pháp luận đặc thù, trong đó có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cách cảm và cách tư duy phản biện của một cây bút từng trải. Chẳng những thế, Hoàng Quốc Hải còn là nhà văn am hiểu thời cuộc sâu sắc. Ông nắm được nhiều vấn đề phức tạp của xã hội, nhận diện và lý giải nó bằng đầu óc phân tích khách quan rồi quy chiếu vào những trường hợp cụ thể mà ông cho rằng, đó chính là nguyên nhân gây ra những hệ lụy.