Nhãn

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

Nguyên khí



   6. ĐÔ GIÁM LƯƠNG ĐĂNG


                          Hoa càng khoe tốt, tốt càng rữa
                          Nước chứa cho đầy, đầy ắt vơi.

                            ( Tự thán 15 - Quốc âm thi tập - Nguyễn Trãi)


Giáo sư Hoàng Nguyên thật tinh đời. Đỗ Chí Cao và Ngô Tháp cũng không  chọn lầm người. Quyển Ngũ, phần chữ Nôm cổ giao cho Bùi La Việt phiên âm và bình chú là quá chí lý.
Khi ông  Cao và ông Thp đến gặp, lại có thư tay của Giáo sư Hoàng Nguyên, chủ trang Website “Thọt bỉ nhân” nhận lời ngay.
- Ai bảo thì tôi còn cân nhắc, chứ thầy Hoàng Nguyên bảo là tôi không thể chối từ - Bùi La Việt nói - Nhưng hai anh phải thư thư cho tôi một thời gian. Tôi đang có một đề tài của Viện phải làm gấp. Tuần này lại có một công ty địa ốc mời đi lễ động thổ.
Cao đưa mắt cho Thấp. Hiểu ý,Thấp vội lấy phong bì trong cặp ra.
Bùi La Việt gạt tay, giọng lạnh như băng:
- Các anh cất phong bì đi. Đây là việc tâm linh. Ngay từ ngày mồng một đầu tháng tôi đã biết hôm nay hai anh đến. Việc này không nên tính bằng tiền. Việt đã nhận lời là sẽ làm hết mình.

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

Ký ức làng Cùa




Ký ức làng Cùa
Tiểu thuyết của Đặng Văn Sinh

Chương tám (Tiếp theo)

Khúc Văn vung vẩy khẩu súng ngắn, hất hàm hỏi:
           - Anh kia, thằng Thạch đâu?
Nhưỡng thoáng thấy lính tráng đầy sân, hoảng lắm nhưng cố trấn tĩnh để giọng bớt run  :
            - Thưa quan lớn, thằng mất dậy ấy bỏ nhà đi từ bốn năm nay không thấy về.
            - Nhà anh nói láo! - Khúc Văn nạt nộ. - Mấy hôm trước, nó cùng đồng bọn cắt cổ ông Lý Lọng treo lên cây đa chợ Đình, chả nhẽ anh lại không biết?
- Dạ tôi cũng có nghe dân làng nói.
- Trói lại! - Khúc Văn ra lệnh cho mấy tên lính dõng. - Nếu không thành thật khai ra thì hãy liệu cái mạng mày.
          - Trăm lạy quan lớn! - Nhưỡng mếu máo. - tôi cũng đã đi lính Bảo an, bị ăn đạn Việt Minh nên chẳng việc gì phải bao che cho chúng.
- Nhưng cu Thạch là em ruột mày. - Khúc Văn quắc mắt gằn giọng.
- Em ruột mà làm Việt Minh tôi cũng báo quan bắt nếu nhìn thấy nó về làng.
- Được…!- Khúc Văn cười nhạt. - Mày nhớ đấy.
Khắp vườn chuối, bờ ao, chỗ nào cũng bị những chiếc thuốn dài, nhọn hoắt xuyên xuống thăm  dò. Gần bụi mây, giáp với nhà Trương Quả, một tên dõng phát hiện ra hầm vì cây thuốn sắt sụt xuống già nửa. Khúc Văn nắm cổ áo cả Nhưỡng lôi sềnh sệch đến bụi mây, bảo:
          - Mày gọi nó ra đi nếu không đừng trách.
          - Đã bảo nhà tôi không có hầm bí mật.
Bọn lính lên đạn rôm rốp. Tiếng cuốc, thuổng, xà beng phầm phập. Chừng năm bẩy phút, một khoảng trống bằng bắp chân lộ ra, sâu hun hút. Một gã kêu lên:
- Hầm đây rồi…

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015

Sếp Nhật



SẾP NHẬT

Công ty tôi vừa có một tên người Nhật sang làm dự án trong khoảng 3 tháng, và tôi được giao nhiệm vụ lái xe cho hắn. Lâu nay toàn lái xe cho các sếp Việt Nam, giờ lần đầu tiên được lái cho sếp Nhật nên tôi thấy hứng thú lắm! Tôi tức tốc ra vỉa hè mua quyển sách “Tự học tiếng Nhật cấp tốc” về để nghiên cứu. “Mình lái xe cho sếp Nhật thì cũng phải biết vài ba câu giao tiếp tiếng Nhật chứ!”. Từ khi mua sách về, tôi nghiên cứu và tự học rất miệt mài, gần như không lúc nào tôi rời quyển sách (chỉ trừ lúc ăn cơm, lúc tắm, lúc ngủ, lúc xem tivi, lúc đi chơi và đi làm). Bởi thế, hôm gặp sếp Nhật tôi tự tin lắm, chủ động bắt tay rất thân thiện và chào hỏi cực kỳ trôi chảy bằng tiếng Nhật:
– Mi đua ku ra, ta xoa ku mi!
Có vẻ như tên Nhật đó không hiểu tôi nói gì thì phải, hắn lắc đầu ngơ ngác rồi hỏi lại:
– Xoa ku ta chi? Ngu chi cho xoa, xa ku ta ra, xoa ku mi đi!

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015

5. LỄ NGHI HỌC SĨ NGUYỄN THỊ LỘ



   5. LỄ NGHI HỌC SĨ NGUYỄN THỊ LỘ

                            Kịp bén hơi xuân tốt lại thêm
                           Đầy buồng lạ màu thâu đêm.

                          (Cây chuối - Quốc âm thi tập – Nguyễn Trãi)



Bây giờ nói về Lễ nghi Học sĩ Nguyễn Thị Lộ.
 Sau khi Tiệp dư Ngọc Dao sinh nở mẹ tròn con vuông rồi, bà và cô bé Chi Lan vội từ giã sư thầy Thích Chân Như cùng anh Thổ, người hầu cận trung thành, về tư thất ngay. Ngô Thị Chi Lan vốn là cháu của quan Thái bảo Ngô Từ, gọi Ngô Thị Ngọc Dao là cô. Từ ngày quan Nhập nội Hành khiển và quan Lễ nghi Học sĩ  xin với vua cho Tiệp dư an trí tại chùa Huy Văn, quan hệ giữa hai gia đình ngày càng khăng khít. Cô bé Chi Lan ham học, vô cùng kính phục quan Lễ nghi Học sĩ, bèn nói với ông nội xin được về ở với bà Lộ. Từ đó ông bà Nguyễn Trãi nhận Chi Lan là con nuôi, hằng ngày  yêu chiều dạy dỗ như con đẻ.
Đường từ chùa Huy Văn về tư thất quan Hành khiển, phía hồ Bích Câu  chỉ chừng nhai giập bã trầu, nhưng sao thấy xa vời vợi.
Qua cây cầu nhỏ thì ra đường cái quan. Trăng sáng vằng vặc. Chi Lan thích thú chạy vụt lên trước, rồi quay lại hỏi :
- Mẹ ơi. Có phải ông nội con đặt tên cho hoàng nhi là Lê Hạo phải không?
- Ừ. Con ơi, nói nhỏ thôi kẻo tai vách mạch dừng. Hạo, có nghĩa là rộng rãi bao la, là bậc thần nhân cao cả, người phàm không ai sánh kịp - Bà Lộ giải thích cho con gái - Nhưng đây chưa phải là tên chính thức đâu con ạ. Phải đợi Hoàng thượng đặt tên cho hoàng nhi...

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Ký ức làng Cùa



Ký ức làng Cùa

Tiểu thuyết của Đặng Văn Sinh


                            Chương tám
                                                                1
Tháng tám năm  Đinh Hợi, quân đội Liên hiệp Pháp từ secteur(1) Đông Triều kéo về phố huyện Nam Thành. Trước khi chiếm trụ sở chính quyền Việt Minh, chúng cho bắn hai mươi mốt phát mortier tám mươi mốt ly lên đỉnh núi Ông Tượng. Từ phía Hải Phòng, một chiếc tàu Bà già bay chậm như rùa, vừa kêu phành phạch vừa rải truyền đơn xuống các điểm dân cư hai bên đường quốc lộ. Việt Minh hình như đã biết có những cuộc hành quân như thế này nên từ mấy hôm trước họ rút lực lượng sang bên kia sông. Dân phố huyện mấy năm nay đã chứng kiến vài lần chính quyền thay thầy đổi chủ. Họ nhìn các đồng chí Việt Minh khoác ba lô lặng lẽ rút đi cũng như đội quân viễn chinh Pháp lỉnh kỉnh súng ống trở lại bằng con mắt hoàn toàn dửng dưng của người nhà quê. Những kẻ thức giả thì chép miệng dự đoán: Phen này rồi sẽ loạn to. Cán bộ Việt Minh dán truyền đơn hiệu triệu Toàn quốc kháng chiến khắp nơi. Chùa Vĩnh Hưng trở thành điểm liên lạc của Huyện bộ Việt Minh. Lê Văn Vận rút vào hoạt động bí mật, thỉnh thoảng lại vượt sông về làng Cùa nắm tình hình.

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2015

Nguyên khí


     4. HOÀNG HẬU NGUYỄN THỊ ANH


Non cao non thấp mây thuộc
Cây cứng cây mềm gió hay

                                 (Mạn thuật 4 - Quốc âm Thi tập - Nguyễn Trãi)


Lại nói về Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh.
Từ ngày hạ sinh Đông cung Thái tử Bang Cơ, sắc đẹp của nàng ngày càng rực rỡ, như nụ hồng nhung hé nhụy, đóa quỳnh ngào ngạt hương đêm. Chớm tuổi mười tám, qua kỳ sinh nở, gái một con trông càng mòn con mắt. Lại nữa, với bản năng thiên phú, lại lắm ngón nghề diệu nghệ, mỗi lần được vua ân ái, nàng như chúa Xuân hút hồn nhà vua trẻ, khiến nhà vua như được dẫn dụ vào chốn Thiên thai, quên mất lối về. Sẽ chẳng còn điều gì lo lắng cho ngôi vị Hoàng Thái tử của con nàng và ngôi Vương hậu của nàng nếu không có việc Tiệp dư Ngọc Dao sẽ sinh hoàng tử, không có tiếng sì sầm bàn tán trong cung và những bài đồng dao láo lếu của bọn trẻ con quanh kinh thành. Nghe nói tất cả những bài vè gần đây đều do bà Lễ nghi Học sĩ làm ra rồi dạy cho bọn trẻ chăn trâu phát tán đi khắp nơi. Miệng lưỡi thế gian thật ác độc. Bọn thị nữ trong cung bắt đầu nhìn nàng bằng những con mắt hỗn xược. Hai quan thái giám Đinh Thắng, Đinh Phúc thường thì thầm với nhau mỗi khi các nhũ mẫu bế Hoàng Thái tử đến với nàng. Và đáng ngại nhất là cái ông Lân Quốc công Nhập nội tư mã Đinh Liệt và bà Nguyễn Thị Lộ, vợ quan Hành Khiển Nguyễn Trãi.
Số là, mẹ hai ông Đinh Lễ  và Đinh Liệt là chị ruột đức Thái tổ  Lê Lợi, hai ông gọi Lê Lợi là cậu ruột. Về họ ngoại, Lân Quốc công là anh vua Lê  Thái tông, có quan hệ huyết thống. Cho nên  ông Đinh Liệt thường nhìn Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh bằng con mắt nghi kỵ, dò xét. Còn bà Lộ khôn ngoan hơn, vẫn lễ độ mỗi khi Hoàng hậu đến thị sát lớp dạy các cung tần, nhưng những việc bà  ta tận tình giúp giập Tiệp dư Ngọc Dao và ngấm ngầm xui vua sắp xếp lại chốn hậu cung, sáng tác ca vè, làm sao qua nổi mắt nàng. Bà ta cùng với ông Nguyễn Trãi đang ẩn mình ở Côn Sơn, mới là thù địch đáng gờm.

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015

VÌ SAO TÔI VIẾT TIỂU THUYẾT NGUYÊN KHÍ



VÌ SAO TÔI VIẾT TIỂU THUYẾT NGUYÊN KHÍ                 VÀ NHỮNG HUYỀN ẢO NGOÀI VĂN CHƯƠNG

                                                     Hoàng Minh Tường



                  Cuối năm 2011, trước khi nghỉ hưu, tôi làm nốt công việc thư ký vòng  Chung khảo cuộc thi tiểu thuyết năm 2008 -2012 của Hội Nhà văn Việt Nam. Mặc dù kéo dài thêm một năm, cuộc thi tiểu thuyết này vẫn chưa tìm thấy bóng dáng trạng nguyên đích thực. Hình như các nhà văn vừa viết vừa lo sợ. Và để an toàn, họ đã tự kiểm duyệt mình, vì thế những đứa con tinh thần của họ có vẻ èo uột, thiếu vắng hơi thở của đời sống. Trong bối cảnh đó, mảng tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử lên ngôi. Có lẽ bởi các nhà văn ngại đụng chạm đến những vấn đề đương đại? Có lẽ lẩn vào lịch sử, người viết dễ an toàn mà lại gửi gắm được nhiều ẩn ức? Cho nên dễ dàng nhận ra các cây bút tiểu thuyết lịch sử sừng sỏ đều có tác phẩm dự thi lọt sâu vào vòng chung khảo. Ngoài tiểu thuyết “Hội thề” của nhà văn Nguyễn Quang Thân viết về những ngày cuối cùng của bại quân nhà Minh ở Đông Quan, mà hầu hết giám khảo của vòng sơ khảo, rồi vòng chung khảo đều xếp giải cao, còn có cuốn tiểu thuyết “ Nguyễn Thị Lộ” của nhà văn  Hà Văn Thuỳ cũng rất được chú ý.

Thứ Hai, 2 tháng 3, 2015

Nguyên khí (Tiếp theo)



            3. GIÁO SƯ HOÀNG NGUYÊN

                           Bui có một niềm trung hiếu cũ
                           Chẳng nằm, thức dậy nẻo ba canh

                     ( Bảo kính cảnh giới -31- Quốc âm Thi tập - Nguyễn Trãi)

                                                                        

Hôm ở nhà ông trưởng họ Đoàn Nghĩa từ làng Động ra, Đỗ Chí Cao bỗng vỗ đánh đét vào trán, chỉ khác Ácsimét là Cao không reo Eurêka mà reo « ối trời ơi », đến nỗi Ngô Tháp giật mình, suýt lao xe vào gốc cây.
- Tao nghĩ ra rồi. Lái  xe thẳng đến nhà giáo sư  Hoàng Nguyên. Chỉ có mister này mới dịch nổi «Long Thành tạp ký ».
- Em biết rồi. Đại chuyên gia về văn học Trung Quốc đấy. Công nhận bản dịch Mạc Ngôn của  ông Hoàng rất hay. Nhưng đó là văn học Trung Quốc hiện đại. Chứ đây là Hán Nôm cổ. Một lĩnh vực hoàn toàn khác.
- Thế thì chú mày chẳng hiểu gì - Cao bĩu môi - Ông  Hoàng Nguyên từng có hơn mười năm công tác tại Bắc Kinh, chuyên nghiên cứu về Bách Việt. Đi khắp các xó xỉnh của cái nước Tàu mênh mông. Lại sang cả Hồng Kông, Ma Cao, Đài Bắc. Chữ Tàu kim cổ, làu làu. Tao đã được hầu chuyện ông nhiều lần. Trí nhớ siêu phàm. Kiến văn sâu rộng. Nguyên khí quốc gia đấy.
- Ông này quả là chuyên gia số một về Mạc Ngôn. Sách của ông ra, em xếp hàng mua đầu tiên. Mạc Ngôn rất có thể đang nằm trong tầm ngắm của Hội đồng Văn học Nobel…
- Chuyện này thì miễn bàn. Tao đã có một buổi đến thỉnh giáo  ông Hoàng về toàn bộ tác phẩm của Mạc Ngôn. Tao bảo, sau khi Mạc Ngôn viết « Ma chiến hữu », ẩn ý Việt Nam xâm lược Trung Quốc thì hầu hết trí thức Việt Nam tẩy chay không đọc. Ông nhà văn này cũng chỉ là công cụ tuyên truyền của Chủ nghĩa Mao mà thôi. Ông Hoàng bảo: Quyển này chắc Mạc Ngôn viết do đơn đặt hàng của Đặng Tiểu Bình. Tớ biết, họ sẵn sàng gắp lửa bỏ tay người. Nhưng nhìn đại quát, Mạc Ngôn vẫn là nhà văn đại diện cho tiếng nói của nhân dân Trung Quốc. Nếu viết huỵch toẹt những gì mình nghĩ thì nhà cầm quyền đời nào họ cho in. Có khi còn bị bỏ tù. Thế nên ông ta đi giữa ranh giới đỏ và trắng, nói zậy mà không phải zậy, tức là ông ta phải uốn éo lách nhà cầm quyền. Bọn kiểm duyệt ức ngang cổ mà không làm gì được. Dịch tác giả này mà chỉ chuyển ngữ thuần túy là không thành. Người dịch phải mộng du với tác giả, cùng đi với các nhân vật, đi suốt các vùng đất mà tác giả chọn làm bối cảnh. Ví dụ, viết « Cao lương đỏ », nếu không được sống ở vùng Cao Mật thì làm sao biết được loại rượu «Thập bát lý hồng » đặc sản của vùng này, không kém gì Mao Đài. « Thập bát lý hồng », tức là đi suốt mười tám dặm vẫn còn say, mặt vẫn đỏ. Thì ra người Cao Mật có bí quyết, là khi làm men, phải đái vào, mới ra hương vị đặc trưng. Mạc Ngôn có ba cuốn sách tựa đề đều có chữ đỏ, đó là «Cao lương đỏ », « Củ cải đỏ »« Cây vẹt đỏ », làm nên danh hiệu « Mạc Ngôn tam hồng ». Cuốn « Hồng thụ lâm », dịch đúng nghĩa đen là rừng vẹt đỏ, loại cây vẹt ở vùng Giang Nam, mùa thu lá đỏ ối rồi rụng thối rữa bốc mùi khủng khiếp. Phải dịch nghĩa bóng là « Rừng xanh lá đỏ » mới văn chương và đúng ý đồ tác giả muốn nói về sự tha hóa của quyền lực. Nhân vật bí thư khu ủy Tần giả dối tởm lợm đến lộn mửa. Thấy Lâm Lam, con gái của bí thư huyện ủy dưới quyền, xinh đẹp, ham hố, hắn giả vờ xin cưới cho thằng con thiểu năng, để rồi loạn luân với con dâu, đẻ ra thằng Đại Hổ, chủ trại ngọc trai tàn bạo và sa đọa.  Xã hội Trung Quốc hiện lên như một quái thai trong thế giới hiện đại.

THỬ LÝ GIẢI HIỆN TƯỢNG GS. VŨ KHIÊU BỊ DÂN MẠNG NÉM ĐÁ VÌ ÔM HÔN HOA HẬU KIỂU TRAI LỰC ĐIỀN VÀ TẶNG NÀNG ĐÔI CÂU ĐỐI ĐẠO VĂN



THỬ LÝ GIẢI HIỆN TƯỢNG GS. VŨ KHIÊU BỊ DÂN MẠNG NÉM ĐÁ VÌ ÔM HÔN HOA HẬU KIỂU TRAI LỰC ĐIỀN VÀ TẶNG NÀNG ĐÔI CÂU ĐỐI ĐẠO VĂN
Trần Mạnh Hảo

GS. Vũ Khiêu, thần tượng trí thức và biểu tượng văn hóa của chế độ hiện hành, anh hùng lao động, vừa được thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tặng câu đối ca tụng ông lên mây, nhân việc ông thọ 100 tuổi như sau :
"Triết gia trong cách mạng - Nghệ sĩ giữa Anh hùng"
Ông cũng là người được giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu 1996 về các cuốn sách mỹ học, triết học, văn hóa học như :" Nghệ sĩ và anh hùng", "Góp phần nghiên cứu cách mạng tư tưởng và văn hoá (1987), Người trí thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử" nhằm ca ngợi Bác và Đảng.
Năm 2000, giáo sư được phong danh hiệu Anh hùng Lao động thời đổi mới.
Ngày 12 tháng 9 năm 2006, Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa thay mặt Hội đồng Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhất cho Giáo sư, Anh hùng Lao động Vũ Khiêu vì có nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp phát triển khoa học xã hội và nhân văn, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Đại hội Thi đua Thủ đô Hà Nội, khi được trao tặng danh hiệu "Công dân Ưu tú Thủ đô". (Theo từ điển mạng)
Ông từng được nhà nước tặng biệt thự, được chế độ ưu đãi công thần, chế độ coi ông là thần tượng văn hóa của chế độ…

Ký ức làng Cùa




Ký ức làng Cùa

Tiểu thuyết của Đặng Văn Sinh

Chương bảy (Tiếp theo)

Sang đến làng Bòng, Khúc Luận vẫn không hiểu vì sao Lê Văn Vận tha mình. Hơn nữa, anh ta còn cử người thân tín đang đêm dẫn cậu bí mật sang sông. Còn nhớ, lúc đến bãi chuối xóm chài Cự Tân, nhìn cảnh đồng ruộng xác xơ, ba người vật vờ như những bóng ma dưới bầu trời mông lung, cậu ta bỗng khóc nấc lên bởi nỗi sợ hãi bị thủ tiêu:
- Các ông định mang tôi ra sông dìm chết phải không ?
Người đội viên An ninh có đôi mắt lác trông như mắt thuỷ tinh bực mình gắt:
- Cậu mà hét lên nữa là tôi cho mấy cái bạt tai.
Người thư ký trẻ hơn, có cái mũi vẹo, giọng khê nồng như người nghiện thuốc lào, mỗi khi bực mình anh ta hay văng tục:
- Mẹ kiếp, có câm mồm không thì bảo.
Người lái đò bị dựng dậy bất chợt, ngái ngủ càu nhàu:
- Có việc gì để đến sáng, giờ này đếch sang sông đâu.
Đó là một lão già tầm thước, không nhìn rõ mặt nhưng ước đoán cũng phải ngũ tuần. Lão nằm co ro trên chiếc ổ rơm trong căn lều tùm hum như lều chăn vịt thỉnh thoảng lại khậm khoạc ho. Gió đông nam bất chợt rồ lên. Lá chuối  đập phành phạch làm lũ chim đêm bay nháo nhác. Một đàn đom đóm chập chờn lúc gần lúc xa, phát ra thứ ánh sáng lạnh lẽo, xanh lét làm căn lều cứ nhập nhoà như âm cung.
- Dậy ! Ông lão. - Người có cái mũi vẹo quát khẽ. - Có công văn khẩn.
- Thượng khẩn cũng để đến sáng mai. - Lão lái đò xem ra không phải loại dễ dàng cho người khác sai bảo, ngáp liền mấy cái rồi lại tiếp tục ngáy.

Trăm tuổi vẫn phải cẩn trọng ngôn hành



 Trăm tuổi vẫn phải cẩn trọng ngôn hành

      Đoàn Lê Giang
   ( Thứ bảy, 28 Tháng 2 2015 06:29)

GS Anh hùng lao động Đặng Vũ Khiêu là một tên tuổi lớn, nhưng hình như danh quá thực tài. Ngày xưa cụ từng không chịu bản dịch Bình Ngô đại cáo của Bủi Kỷ -Trần Trọng Kim, nên đã dịch lại và công bố trong Nguyễn Trãi toàn tập, xb năm 1980 (nhân dịp UNESCO kỷ niệm 600 năm Nguyễn Trãi). Bản dịch của cụ non và nhạt quá, kết cục là cho đến nay không một ai dùng, người ta vẫn dùng bản dịch của Bùi Kỷ-Trần Trọng Kim. Gần đây cụ còn soạn văn bia khắp nơi. Ở miền Nam văn bia cụ soạn đến mấy cái mà na ná nhau về nội dung (chung chung) và ngôn từ (sáo rỗng).

Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2015

PHÁT HIỆN GS VŨ KHIÊU TRỘM CÂU ĐỐI VỀ DÂNG NHÀ THỜ TỔ HỌ VŨ



PHÁT HIỆN GS VŨ KHIÊU TRỘM CÂU ĐỐI VỀ DÂNG NHÀ THỜ TỔ HỌ VŨ

Bạn Lê Đinh Thăng vừa phát hiện ra một đôi câu đối của ông Vũ Khiêu giống câu đối ở đình làng An Trì, Hải Phòng, ngôi đình thờ Ngô Quyền được xây dựng từ đầu thế kỷ 19.

"Câu đối của ông Khiêu dâng vào Miếu Thần tổ Vũ Hồn ở Mộ Trạch, Hải Dương:

"Vạn cổ càn khôn hưng tái tạo.
Cửu tiêu nhật nguyệt phúc trùng quang"

Câu đối ở đình làng An Trì ở tận Hải Phòng:

"Vạn niên cổ càn khôn hưng tái tạo.
Cửu vân nhật nguyệt ánh trùng quang"
 

KIỂU HÔN VÀ ĐÔI CÂU ĐỐI GỢI DỤC CỦA CỤ VŨ KHIÊU



Cú Sốc thứ 2: KIỂU HÔN VÀ ĐÔI CÂU ĐỐI GỢI DỤC CỦA CỤ VŨ KHIÊU



Bản tin trên VietNamnet: Hoa hậu Kỳ Duyên chúc Tết giáo sư Vũ Khiêu
 
VietNamNet
24/02/2015 14:46 GMT+7